Các quốc gia Bắc Âu đều là những nước dân chủ xã hội với nền kinh tế hỗn hợp. Các nước này không theo chủ nghĩa xã hội với nghĩa cổ điển - họ bị điều khiển bởi nên kinh tế thị trường hơn là nền kinh kế tập trung, mặc dù nhà nước đóng một vai trò chiến lược trong nền kinh tế. Họ có hệ thống pháp luật bảo vệ tài sản tư nhân và tài sản liên ? và giúp thực thi các hợp đồng. Họ là những nền dân chủ với sự kiểm tra, cân bằng và quyền lực đối kháng.
Các nước Bắc Âu cho thấy rằng những cải cách quân bình lớn và nhà nước phúc lợi đáng kể là có thể thực thi trong các nước tư bản thịnh vượng đang tham gia nhiều vào thị trường toàn cầu. Nhưng thành công của họ làm suy yếu quan điểm cho rằng nền kinh tế tư bản lý tưởng nhất là thị trường không bị hạn chế. Các nước này cũng gợi ý rằng chủ nghĩa tư bản có thể đạt được các thành quả nhân đạo và bình đẳng, trong khi chủ nghĩa xã hội thuần túy, trong thực tế, đã dẫn đến thảm họa[2].
Các quốc gia Bắc Âu là những quốc gia bình đẳng nhất về phân phối thu nhập. Sử dụng thước đo hệ số Gini về bất bình đẳng thu nhập (trong đó 1 đại diện cho bất bình đẳng hoàn toàn và 0 đại diện cho sự bình đẳng hoàn toàn) dữ liệu của OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development - Tổ chức về hợp tác và phát triển kinh tế) cho thấy: Hoa Kỳ có 0,39 điểm và Vương quốc Anh có 0,35 điểm - ở trên mức trung bình của OECD là 0,31 điểm. Trong khi đó, năm quốc gia Bắc Âu, dao động từ 0,25 điểm (Iceland - bằng nhau nhất) đến 0,28 (Thụy Điển).
Chỉ số Gini về bất bình đẳng thu nhập theo OECD
Tuy nhiên, vị thế tương đối của các quốc gia Bắc Âu về sự phân phối của cải của họ không phải là quá bình đẳng. Dữ liệu của Credit Suisse cho thấy Thụy Điển có sự bất bình đẳng giàu có cao hơn Pháp, Đức, Nhật Bản và Anh, nhưng thấp hơn Mỹ. Na Uy bình đẳng hơn, với sự bất bình đẳng về tài sản vượt Nhật Bản nhưng thấp hơn Pháp, Đức, Anh và Mỹ[3].
Tuy nhiên, các quốc gia Bắc Âu đạt điểm rất cao về các chỉ số phúc lợi và phát triển cơ bản. Na Uy và Đan Mạch xếp thứ nhất và thứ năm trong Chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc[4]. Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển là một trong sáu quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới, theo chỉ số nhận thức tham nhũng do Tổ chức Minh bạch Quốc tế tiến hành. Vương quốc Anh đứng thứ mười, Iceland thứ 14 và 18 của Hoa Kỳ.
Bốn quốc gia lớn nhất Bắc Âu đã chiếm bốn vị trí hàng đầu trong các chỉ số tự do báo chí toàn cầu[5]. Iceland, Na Uy và Phần Lan chiếm ba vị trí hàng đầu trong chỉ số bình đẳng giới toàn cầu, với Thụy Điển ở vị trí thứ năm, Đan Mạch ở vị trí thứ 14 và Mỹ ở vị trí thứ 49[6].
Tỷ lệ tự tử ở Đan Mạch và Na Uy thấp hơn mức trung bình của thế giới[7]. Ở Đan Mạch, Iceland và Na Uy, tỷ lệ tự tử thấp hơn ở Mỹ, Pháp và Nhật Bản. Tỷ lệ tự tử ở Thụy Điển tương đương ở Mỹ, nhưng ở Phần Lan thì cao hơn. Na Uy được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2017, ngay sau đó là Đan Mạch và Iceland. Phần Lan đứng thứ sáu, Thụy Điển thứ mười. Trong khi đó Mỹ xếp thứ 15 trong bảng[8]. Còn trong bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc năm 2018, các nước Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch và Iceland là 4 nước dẫn đầu, Thụy Điển xếp thứ chín. Trong khi đó Mỹ và Anh xếp thứ 18 và 19, Nhật Bản thứ 54[9].
Về thu nhập bình quân của người dân (GDP), Na Uy cao hơn Mỹ 3%, trong khi Iceland, Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan lần lượt thấp hơn 11%, 14%, 14% và 25% so với Mỹ. Đây là một tiêu chí hỗn hợp, nhưng vẫn ấn tượng. GDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia Bắc Âu đều cao hơn Anh, Pháp và Nhật Bản.
Có không những điều kiện đặc biệt?
Rõ ràng, các quốc gia Bắc Âu đã đạt được điều kiện sống và phúc lợi rất cao, bên cạnh mức sản lượng kinh tế so sánh tốt với các quốc gia phát triển cao khác. Kết quả đó đạt được là nhờ mức độ đoàn kết xã hội và chính sách thuế tương đối cao, bên cạnh một hệ thống chính trị và kinh tế bảo tồn doanh nghiệp, tự chủ kinh tế và khát vọng.
Phải công nhận rằng các quốc gia Bắc Âu là những nước nhỏ và thuần nhất về văn hóa và dân tộc hơn hầu hết các nước phát triển khác. Những điều kiện đặc biệt này đã tạo điều kiện cho mức độ tin cậy và hợp tác cao trên toàn quốc - và do vậy có sự sẵn sàng trả thuế cao hơn mức trung bình.
Chính vì vậy, các chính sách và thể chế của các nước Bắc Âu không thể dễ dàng xuất khẩu sang các nước khác. Các nước phát triển lớn, như Mỹ, Anh, Pháp và Đức, đa dạng hơn về văn hóa và sắc tộc. Xuất khẩu mô hình Bắc Âu có thể tạo ra những thách thức lớn về đồng hóa, hội nhập, tăng cường niềm tin, xây dựng sự đồng thuận và hình thành thể chế. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải học hỏi từ nó và thử nghiệm.
Mặc dù có một hệ tư tưởng toàn cầu thịnh hành ủng hộ thị trường, tư nhân hóa và thắt lưng buộc bụng kinh tế vĩ mô, có sự đa dạng đáng kể giữa các nước tư bản[10]. Hơn nữa, một số quốc gia tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiều so với các quốc gia khác về các chỉ số về phúc lợi và bình đẳng kinh tế. Chúng ta có thể học hỏi từ các nền kinh tế hỗn hợp Bắc Âu với điều khoản phúc lợi mạnh mẽ của họ mà không làm giảm vai trò của doanh nghiệp. Các quốc gia này cho thấy một con đường phía trước khác với cả chủ nghĩa xã hội thống kê và thị trường không bị hạn chế.
Lê Lam (dịch)
Nguồn: (https://theconversation.com/what-the-world-can-learn-about-equality-from-the-nordic-model-99797)
Tác giả: Geoffrey M Hodgson, Professor, Hertfordshire Business School, University of Hertfordshire(Anh)
[1]Trong tiếng Việt, từ “Bắc Âu” được dùng để chỉ hai từ khác nhau trong tiếng Anh là “Nordic” (gồm các nước: Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển) và “Scandinavia” (chỉ gồm ba nước gần nhau về ngôn ngữ và văn hóa là: Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển).
[3]http://publications.credit-suisse.com/tasks/render/file/index.cfm?fileid=FB790DB0-C175-0E07-787A2B8639253D5A
[4]http://hdr.undp.org/sites/default/files/2016_human_development_report.pdf
[5]https://rsf.org/en/ranking_table
[6]https://www.weforum.org/reports/the-global-gender-gap-report-2017
[7]http://apps.who.int/gho/data/node.main.MHSUICIDEASDR?lang=en
[8]http://worldhappiness.report/ed/2017/
[10]https://www.press.uchicago.edu/ucp/books/book/chicago/C/bo18523749.html