Nhìn ra thế giới
Trung Quốc và Tương lai của Chế độ Dân chủ
Ảnh hưởng địa chiến lược [geostrategic influence] ngày càng tăng, quyền lực mềm ngày thêm mạnh, và trên hết, thành công liên tiếp về mặt kinh tế của Trung Quốc khiến người ta nghĩ rằng các quốc gia khác sẽ xem nó như một hình mẫu để bắt chước. Nhưng quyền lực và sự thịnh phát của Trung Hoa sẽ thực sự gia tăng sức hấp dẫn toàn cầu với mô hình [chính trị] độc tài của nó?
Thượng Hải - Một trong những thành phố thương mại lớn nhất châu Á Nguồn: Internet
Trung Hoa sẽ sớm trở thành một quyền lực địa chính trị và kinh tế hàng đầu của thế giới? Có phải nó vốn đã đạt được vị thế ấy, như một số người đã tin là vậy? Và nếu câu trả lời cho một trong hai câu hỏi trên là “đúng vậy”, thì những ngụ ý mang tính toàn cầu về tương lai của chế độ dân chủ là gì?
Những dấu hiệu tăng trưởng của Trung Quốc là rõ ràng. Trung Quốc ở vào thế sẵn sàng vượt qua Hoa Kỳ về mặt tổng sản lượng nội địa trong vòng hai thập kỷ, mặc dù dự báo thời điểm chính xác còn phụ thuộc vào cái mà người ta chấp nhận về tỉ lệ tăng trưởng của hai nền kinh tế và tỉ giá hối đoái được dùng để chuyển nhân dân tệ sang Mỹ kim. Trung Quốc đã là một nền kinh tế thương mại hàng đầu thế giới, và sự thúc đẩy để quốc tế hóa đồng nhân dân tệ khiến một phần đang tăng lên của nền thương mại đó được ổn định trong đồng tiền của quốc gia này, [đồng tiền] có tiềm năng thách thức vị trí của đồng dollar với tư cách loại tiền tệ có giá trị thương mại mạnh nhất toàn cầu.
Hơn nữa, Trung Quốc đang rót nguồn đầu tư nước ngoài sang các nền kinh tế khắp châu Phi và Nam Á, giành được các căn cứ quân sự và những tài sản có giá trị địa chiến lược từ những đối tác thương mại chịu khoản nợ lớn với Trung Quốc. Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative) của Trung Quốc đang rót nhiều hơn đầu tư ra nước ngoài và làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế của nó với các quốc gia khắp lục địa Á, Âu.
Và thế nên, tồn tại một quyền lực mềm của Trung Quốc: những chương trình học đường, những trao đổi văn hóa, những triển lãm bảo tàng, và những dự án UNESCO.
Những ảnh hưởng địa chiến lược đang gia tăng, quyền lực mềm đang lớn mạnh, và trên hết, thành công liên tiếp về mặt kinh tế đã khiến người ta có thể nghĩ các quốc gia khác sẽ coi Trung Quốc như một hình mẫu để học theo. Những quốc gia đó sẽ bị hấp dẫn bởi mô hình chính trị của nó, [một mô hình] mà tránh được những hỗn loạn của chế độ dân chủ phương Tây, trong thế ủng hộ kiểm soát hành chính tập trung. Những hấp dẫn ấy thậm chí còn quyến rũ hơn trong cái hoàn cảnh mà ở đó là sự khởi động bộ máy cầm quyền thiếu mạch lạc của chính quyền Trump, những nỗ lực hỗn loạn của những thành viên Đảng Bảo thủ Anh quốc để kiểm soát Brexit, và sự bất lực của Ý để hình thành chính phủ, là ba ví dụ [nếu để nói về] sự rối loạn của chế độ dân chủ.
Trái lại, những dự án Trung Quốc càng ổn định, thịnh vượng và quyền lực, sự hấp dẫn của mô hình độc tài của nó càng lôi cuốn. Những nhà quan sát ở những quốc gia đang phát triển và mới nổi sẽ có khuynh hướng nhận thấy rằng để đi đến những quyết định thì phải trả giá đắt và thật khó khăn để đứng vững được trong những hệ thống dân chủ. Cách tiếp cận của Trung Quốc, cái cách đã hoàn thành sứ mạng cho hai thế hệ trong thời điểm hiện tại, là đáng hơn để người ta dồn sức cố gắng, đặc biệt từ cái nhìn của những quốc gia nghèo nơi duy trì sự tăng trưởng là chuyện được ưu tiên.
Điều này gây ra việc không thể tránh khỏi, người ta nói, rằng nhiều quốc gia hơn sẽ bắt chước sự cai trị của Trung Hoa. Và nhận xét này gây nên một mối hoài nghi lớn về tương lai của chế độ dân chủ.
Nhưng dự báo tự tín này đã bỏ qua một điểm quan trọng. Chế độ Dân chủ có thể hỗn loạn, nhưng nó chứa đựng một cơ chế hiệu chỉnh - theo quá trình vốn đã được lập trình sẵn. Khi đường lối [chính trị] trở nên tồi tệ, những người đương chức chịu trách nhiệm cho lỗi lầm đó có thể, và thường bị, loại khỏi vị trí, để bị thay thế, ít nhất theo nguyên tắc, bởi những đối thủ có năng lực hơn.
Một chính quyền độc tài thì không có cơ chế tự điều chỉnh như thế. Những người lãnh đạo độc tài sẽ không dễ dàng từ bỏ quyền lực, và có thể chọn cách, theo sự khôn ngoan của họ, cứ tiếp tục dồn sức vào những chính sách thất bại. Không có một cách thức đã được sắp đặt nào buộc họ phải làm ngược lại. Sự nổi dậy của quần chúng, như phong trào Đoàn Kết ở Ba Lan, hoặc cuộc cách mạng của các nomenklatura, như ở Liên Xô, có thể gây sức ép. Nhưng điều này thường chỉ xảy ra khi thế bế tắc về đường lối và chính trị bành trướng phải bị phá vỡ - và nó thường xảy ra với cái giá đắt phải trả bằng bạo lực của quần chúng và sự mất mát sinh mạng.
Hơn nữa, ý tưởng cho rằng những lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp tục tránh né được những sai lầm chính sách nghiêm trọng một cách vô hạn định, và năng lực của họ như những nhà kiềm chế khủng hoảng sẽ không bao giờ bị thử thách là, quá đơn giản, ảo tưởng. Bất cứ một trong số những cú sốc: sự thất bại của một tập đoàn mắc một khoản nợ lớn, sự phơi trần những vấn đề bị ém nhẹm trong những công ty tài chính Trung Quốc, sự đột ngột tăng mạnh giá năng lượng trên toàn cầu, hoặc một sự kiện địa chính trị nghiêm trọng - có thể khiến sự tăng trưởng tụt dốc nhanh chóng. Việc mở cửa của những thị trường tài chính của Trung Quốc làm tăng thêm nguy cơ bất ổn của nguồn vốn và làm tăng thêm cơ hội cho sự tháo chạy dòng vốn. Và Trung Quốc, gần với Bắc Hàn, không nằm trong một khu vực địa chính trị tốt đẹp.
Nhìn chung, chuyện tồi thế nào xảy ra vẫn phải chấp nhận thôi, và nếu những lãnh đạo Trung Quốc không giải quyết tốt được hậu quả khi chuyện xảy ra, thì quần chúng sẽ quay lưng với họ. Chính quyền này phản ứng như thế nào trong tình huống đó sẽ hé lộ câu chuyện. Và nó có thể là câu chuyện gì - bạn có thể nói “Quảng trường Thiên An Môn”? - [một câu chuyện] mà không chính quyền nào muốn lặp lại ở trong nước.
Trung Quốc, rõ ràng, đang nổi lên như một quyền lực mang tầm vóc thế giới, thậm chí nhanh hơn tốc độ đáng ra là, trong cái chừng mực mà Hoa Kỳ đang bị coi như một đối tác không đáng tin cậy, chỉ thích thú thúc đẩy lợi ích của riêng nó - sẽ gây tổn hại, nếu cần thiết, cho các quốc gia khác. Nhưng niềm tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tốc độ tăng trưởng 4%-6% cho một giai đoạn kéo dài, sẽ vi phạm luật lệ đầu tiên của hành vi dự báo: đừng suy hiện tại thành tương lai. Ở thời điểm nào đó, Trung Quốc sẽ vấp phải sự cố bất ngờ trong quá trình phát triển, và không có gì đảm bảo rằng những lãnh đạo của nó sẽ thừa nhận thất bại và điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp.
Vào lúc đó, mô hình kiểm soát chính trị mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ dường như thiếu hấp dẫn hơn với các quốc gia khác, đặc biệt nếu chính quyền của nó thiết chặt kiểm soát xã hội dân sự một cách cứng rắn. Chế độ Dân chủ, bởi vậy, sau cùng vẫn có tương lai.
Đoàn Huyền dịch
Dịch từ bài viết China and the Future of Democracy, của tác giả Barray Eichengreen đăng trên website: w.w.w.prospectmagazine.co.uk, ngày 10 tháng 4 năm 2018.
tin tức liên quan
Videos
Các di sản văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế
Quê hương Nghệ Tĩnh trong lòng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Người Amish ở Mỹ
Đền Hồng Sơn
Thống kê truy cập
114511629
2292
2336
22003
218502
121356
114511629