Diễn đàn

Năm câu hỏi về du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh ở Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ chính sách khuyến khích của chính quyền và nỗ lục của các nhà đầu tư, kinh doanh. Khách du lịch tâm linh chủ yếu là nội địa và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách du lịch. Theo một thống kê cho biết,  khách nội địa du lịch tâm linh năm 2012 là 41,5% thì nay đã chiếm hơn 50%. Đó là kết quả của một chiến dịch xây dựng các cơ sở thờ tự tôn giáo, chủ yếu là Phật giáo, rất mạnh mẽ, quy mô rất lớn.

Riêng khu du du lịch tâm linh Bái Đính - Tràng An (Hà Nam) có quy mô 1.700 ha, Tam Chúc (Hà Nam) là 4.000 ha và có thể lên tới 5.000 ha. Tiền, của đầu tư vào đây cũng rất nhiều, có những dự án hàng chục ngàn tỷ đồng. Nếu khu du lịch tâm linh Hương Sơn (Hà Nội) được chấp nhận đầu tư thì ông chủ Xuân Trường sẽ đầu tư 15.000 tỷ đồng. Điều đáng nói là việc đầu tư cho du lịch tâm linh không chỉ có ở một vài địa phương mà phổ biến hầu khắp cả nước. Địa phương nào cũng hô hào xây chùa dựng đền đến mức không thể kiểm đếm được nguồn lực xã hội dành cho việc hương khói. Đó là chưa kể thời gian dành cho việc cầu cúng với tên gọi du lịch tâm linh. Có rất nhiều người đã dành tất cả thời gian và tiền bạc cho việc đi chùa, đi đền, bỏ bê cả công việc gia đình.

Thế nhưng, hiện tại, lợi dụng chủ trương phát triển du lịch, trong đó có du lịch tâm linh, rất nhiều tổ chức, cá nhân, kể cả tổ chức tôn giáo đã thương mại hóa quá mức các sinh hoạt tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng, cổ súy cho mê tín, dị đoan. Chùa Phúc Khánh ở ngay trung tâm Hà Nội, và rất nhiều chùa khác trong cả nước tổ chức dâng sao giải hạn, kích động mê tín để thu lợi bất chính chỉ là một trong muôn vàn.

Thiết nghĩ, có năm vấn đề mà chính quyền, các cơ quan văn hóa, khoa học, các tổ chức tôn giáo, các doanh nghiệp, doanh nhân cần quan tâm giải đáp trong quá trình kinh doanh du lịch tâm linh là: 

1. Việc đầu xây dựng các công trình thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo mới hoặc tôn tạo với quy mô lớn là để phục vụ sinh hoạt tâm linh hay để kinh doanh du lịch thông thường? 

2. Đất nước ta có cần các kỷ lục ginet về các công trình sinh hoạt tâm linh hay không? Nếu đạt sẽ có ích gì không đối với tiến trình văn hóaViệt Nam, với đời sống văn hóacủa người dân Việt Nam? Có làm cho đất nước và mỗi người dân văn minh hơn không? Kinh doanh du lịch như hiện nay có làm cho đời sống văn hóacủa đất nước “tiên tiến, đậm đàn bản sắc dân tộc” hay không?

3. Chính quyền, các nhà quản lý, các nhà đầu tư dựng chùa, đền mới hiểu gì và nghĩ gì về các công trình thờ tự cổ truyền của cha ông để lại khi cố tình lập các kỉ lục ginet để kinh doanh? 

4. Các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng có vai trò như thế nào trong hoạt động du lịch tâm linh hiện nay, và trong tương lai?

5. Du lịch tâm linh chủ yếu là khách nội địa, vậy việc đầu tư và hiệu quả kinh doanh có tác động đến sự tăng trưởng tổng sản phẩm cả nước như thế nào? 

Không thể phủ nhận du lịch tâm linh và những tác động tích cực, những hiệu quả văn hóa, kinh tế nó mang lại cho xã hội và các nhà kinh doanh du lịch. Nhưng, cách tiếp cận và tư duy của chúng ta về loại hình du lịch này còn phiến diện và quá thực dụng, không quan tâm nhiều đến các giá trị tinh thần, văn hóavà lịch sử của các hoạt động tâm linh, các cơ sở thờ tự mà chú trọng khai thác sự mê tín của cộng đồng. Nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ là một nguy cơ cho cả dân tộc, người dân sẽ bị dẫn dụ vào vòng hương khói mê tín dị đoan, nguồn lực xã hội bị phân tán.

Có rất nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ, nhưng ít nhất có năm câu hỏi trên cần được giải đáp để hy vọng có một chiến lược phát triển du lịch nói chung, du lịch tâm linh nói riêng được xây dựng hoặc điều chỉnh trên cơ sở khoa học khách quan và nhân văn./.

 

 

 

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114512175

Hôm nay

2112

Hôm qua

2389

Tuần này

2112

Tháng này

219048

Tháng qua

121356

Tất cả

114512175