Diễn đàn

Tản mạn về “Nữ hoàng văn hóa tâm linh” … chống hàng giả (!?

                                                                           

Quả là Việt Nam chúng ta có những “chức danh” và “mỹ từ” độc nhất vô nhị trên thế giới (!)

https://nld.com.vn/kinh-te/nu-hoang-van-hoa-tam-linh-viet-nam-lam-pho-ban-phat-trien-thuong-hieu-va-chong-hang-gia-viet-nam-20190706101312566.htm

1. Nữ hoàng, cũng được gọi là “Nữ đế” hay “Nữ hoàng đế”, là một danh từ dùng để chỉ người phụ nữ làm Hoàng đế, cai trị một Đế quốc. Người phụ nữ cai trị một Vương quốc được gọi là Nữ vương.

2. Còn Văn hóa?

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.

Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

3. Tâm linh là gì?

Tâm linh là một thuật ngữ bao hàm về trí tuệ, ý thức, tinh thần, linh hồn của một sinh vật và cao hơn là con người. Ngoài ra tâm linh còn là những hiện tượng kỳ bí, nằm ngoài phạm vi hiểu biết thông thường của con người như ngoại cảm, thần giao cách cảm, lên đồng, ma nhập, mộng du, bóng đè, thôi miên, chữa bệnh bằng tâm linh,... mà khoa học chưa khám phá, giải thích và chứng minh được.

Tâm linh còn là một loại hiện tượng tinh thần đặc trưng ở con người, biểu hiện ở một số người như là giác quan thứ sáu, có cơ sở là vết tích của "logic trực giác xuất thần" của loài động vật cấp thấp để lại trong quá trình phát triển thai người.

Theo Từ điển tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên, tâm linh có hai nghĩa: tiên tri và tinh thần. Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, tâm linh là trí tuệ tự có bên trong lòng người.

4. Những mảnh ghép nói trên (1,2,3) vẫn chưa giải đáp hết thắc mắc cho người viết những dòng này, đành phải để đó đã (!) coi như một món nợ nhân gian trong thời kỳ “quá độ”. (Nếu “dĩ độc vi độc” l (Lấy độc trị độc) là cao tay ấn.Thì “dĩ ảo vi ảo” (Dùng ảo chống ảo) là siêu cao tay ấn chăng(?)

Nhưng cần phải chúc mừng “Nữ hoàng chống hàng giả” và chúc mừng những người đã sáng tạo ra “cái danh xưng có 1-0-2” này!

Bối rối thay./.

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114512090

Hôm nay

227

Hôm qua

2389

Tuần này

227

Tháng này

218963

Tháng qua

121356

Tất cả

114512090