Diễn đàn
Không được lợi/lạm dụng văn hóa tâm linh

Tâm linh là có thật. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên) thì tâm linh có hai nghĩa: tiên tri và tinh thần; còn theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, tâm linh là trí tuệ tự có bên trong lòng người. Tâm linh còn được hiểu và sử dụng theo nghĩa là tín ngưỡng, và đây là cách hiểu, cách sử dụng phổ biến nhất. Văn hóa tâm linh cũng là có thật trong dời sống nhân loại với rất nhiều biểu hiện khác nhau và nó góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của các cộng đồng.
Cần thừa nhận sự tồn tại của tâm linh và văn hóa tâm linh. Thế nhưng cũng cần nhận thức đúng, khách quan về tâm linh, văn hóa tâm linh để không sa vào tình trạng tầm thường hóa tâm linh, văn hóa tâm linh hoặc mê tín dị đoan và lợi dụng văn hóa tâm linh của cộng đồng để lừa gạt, kiếm lợi.
Nhà nước và cộng đồng tôn trọng tự do tín ngưỡng, đó cũng là sự thừa nhận văn hóa tâm linh. Thế nhưng, trong đời sống xã hội hiện nay, đang diễn ra tình trạng nhận thức thiếu khách quan, thậm chí là lệch lạc hoặc quá lạm dụng tâm linh, văn hóa tâm linh của cộng đồng. Chùa chiền, đền miếu mọc lên khắp nơi; Cúng đơm lễ lạt quanh năm. Có nhiều người ham đi chùa đi đền hơn ham làm. Tiền của dành cho nhang khói hơn cho cha mẹ, con cháu. Tin nhiều điều nhảm nhí hơn tin người thân. Không ít kẻ đã lợi dụng văn hóa tâm linh để làm những điều khó hiểu, phản cảm và xằng bậy mà việc tôn vinh “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam 2018” của Trung ương Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam và Công ty Cổ phần XNK Ô tô Ngọc Minh vừa rồi là một dẫn chứng không thể khôi hài hơn. Đó là bi kịch văn hóa của chúng ta. Một hiện tượng nhưng phản ánh sâu sắc cả một câu chuyện lớn của quốc gia dân tộc. Một dân tộc trưởng thành, một đất nước phát triển không thể chỉ dựa dẫm vào thần thánh, vào niềm tin tôn giáo mà phải nỗ lực tư duy khoa học để sáng tạo ra của cải vật chất và vun đắp đời sống tinh thần ngày càng phong phú và văn minh hơn.
Trong nhiều năm gần đây đã và đang rộ lên trào lưu du lịch tâm linh với rất nhiều chuyện hay có dở có. Du lịch tâm linh là có thật, nó cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng trong quá trình thực hành tín ngưỡng, đáp ứng nhu cầu của đông đảo dân chúng, có hiệu quả kinh tế và làm cho sinh hoạt văn hóa, xã hội phong phú hơn. Đó là loại hình du lịch đang rất “mốt” hiện nay ở Việt Nam. Rất nhiều người đang chạy theo kinh doanh du lịch tâm linh. Đất đai, tiền bạc dành để xây chùa, xây đền nhiều vô kể để đi tìm những kỷ lục cái này to nhất cái kia dài nhất. Nhưng đó là cái bên ngoài, bên trong, bản chất của nó là nhằm hút được nhiều tiền nhất của cộng đồng. Họ - rất đông trong số những người đầu tư và kinh doanh du lịch, đang khai thác vào sự yếu kém của cộng đồng là mê tín dị đoan. Để làm được điều đó, họ dùng nhiều cách để dụ dẫn, lừa đẩy cộng đồng mê tín. Không phản đối du lịch tâm linh nhưng các nhà quản lý cần tỉnh táo để hoạch định chính sách phát triển nó một cách hợp lý nhất. Tỉnh nào, huyện/thành/thị nào, xã nào cũng cố làm du lịch tâm linh là một nhận thức, một cách làm cần phản tỉnh. Văn hóa, trong đó có văn hóa tâm linh, là những giá trị hữu ích đối với Con người và xã hội. Những biểu hiện, những hoạt động không làm cho Con người và xã hội phát triển hơn mà mê muội đi thì phải chỉ đúng tên nó là phản văn hóa.
Tâm linh là có thật. Văn hóa tâm linh là có thật. Chúng ta, mỗi người và cả xã hội tôn trọng sự tồn tại khách quan đó. Nhưng tầm thường nó, lạm dụng và lợi dụng nó để trục lợi, để làm cho con người và xã hội mê muội là điều phải phê phán.
Không thể chấp nhận sự lợi dụng, lạm dụng văn hóa tâm linh cho những mục đích không trong sáng.
tin tức liên quan
Videos
Đại tá Phan Đức Khước - người cán bộ lão thành được ươm mầm cách mạng từ “Nghệ Tĩnh đỏ”
Có một “Bản Vinh” của người dân tộc thiểu số
Thanh Chương tổ chức thành công đại hội điểm Thể dục Thể thao cấp xã và ngày chạy Olympyc vì sức khỏe toàn dân
Xin hãy hiểu đúng khoa học lịch sử!
Le Vieux An - Tinh và “Phương pháp Le Breton”
Thống kê truy cập
114558454

252

2384

22013

225997

122920

114558454