Những góc nhìn Văn hoá

Giao thoa của các toạ độ là Thực thể Việt

Câu chuyện được “lật giở” từ trang bìa của cuốn sách: màu áo nâu nhà phật không thực đúng lắm với phong cách áo của cuốn sách khác chữ Hán đen trên nền của bìa đỏ rực rỡ, với bốn chữ hết sức phong lưu phong lưu danh sĩ. Vô tình hay hữu ý, sự chuyển động từ ý thức sang tiềm thức, hay sự độc lập trong tư cách học giả đích thực từ màu đỏ rực sang màu nâu chầm về mặt hình thức là báo hiệu một sự chầm đằm hơn so với nền đỏ Phong lưu danh sĩ nhưng lại sôi sục ráo riết nội tâm hơn Phong Lưu danh sĩ. Nói hình ảnh, nếu như Phong lưu danh sĩ ông là nhà Nho mặc áo màu đỏ sặc sỡ thì Thực thể Việt ông mặc áo của một chân tu trải qua khoảng khắc vật vã để đáo bỉ ngạn. Đó là điều đầu tiên của Thực thể Việt. Điều đầu tiên đáng nói nhất và cũng là cốt yếu, theo tôi về Thực Thể Việt.

Nhưng dừng lại ở đó chưa phải là Thực thể Việt, có lẽ đáng nói nhất ở áo của Thực thể Việt nằm ngay ở những con chữ và con mắt nhìn của hình vẽ. Thực thể Việt nhìn từ các toạ độ chữ. Trần Nho Thìn dự cảm, không xếp loại cho Thực thể Việt thuộc dòng sách nào. Trần Nho Thìn dự cảm đúng. Nhưng tác giả Phong lưu danh sĩ đâu có ý đồ xếp loại nó, để lơ lửng chơi đấy. Nói là vậy, song chơi đấy, phong lưu đấy nhưng cũng danh sĩ thực thụ đấy, xếp loại được vẫn nằm trong vòng kim cô tư duy, lơ lửng không xếp loại cuốn sách không nằm trong vòng kim cô nào, Thực thể Việt vào lúc này, sau vài nghìn nằm tư duy trong thuyết quái phương đông và kim cô tây phương cần một sự nhẫn tâm khoa học trên cơ sở nhận thức cho được một trong những vấn đề cốt tử của Đại thực thể Việt: cái chết đang bám lấy cái sống
Nhưng trên bìa cuốn sách còn một con mắt nhỏ và một thực thể mắt vĩ đại hơn. Nhưng con mắt nhỏ lại sáng hơn, nằm trọn trong thực thể vĩ đại nhưng chưa bạch hoá được bao nhiêu. Một con mắt sáng, một tư duy sáng chiếu rọi các chiều kích khác nhau của một thực thể vĩ đại là ý tưởng độc đáo. Tuy nhiên theo tôi, tất cả những điều vừa nói chưa gọi hồn được Thực thể V. Hồn cốt của Thực thể Việt nằm ở đỉnh điểm của sự giao thoa giữa các toạ độ văn hoá. Đỉnh điểm giao thoa của các toạ độ đó là Thực thể Việt, Thực thể danh sĩ Phong lưu. Đột khởi và khác thường, tầmcỡ của học giả nằm ở chính giao và đỉnh điểm này.
           Câu chuyện tiếp theo mời các bạn đi theo và dõi theo con dao mổ tư duy, luồn lách một cách phong lưu vào đỉnh điểm của giao điểm văn hoá trong mỗi tiểu thực thể Việt. Ở đây tôi hứng thú và bàn sâu trong mấy bức chân dung, tôi lựa chọn ba tiểu thực thể Việt đại diện tiểu biểu lừng lẫy cho chuẩn mực và đỉnh cao văn hoá để minh hoạ cho luận điểm của mình. Ở đây cần dừng lại luận giải dăm câu ba điều về luận điểm mà tôi đưa ra. Không có giao điểm đỉnh cao trong một thực thể tinh thần chưa phải là nhân cách văn hoá vĩ đại. Phức hợp của giao điểm đỉnh cao là phức hợp của đỉnh cao văn hoá. Thực thể Việt là phức hợp của nhiều giao điểm nhưng nằm ở đỉnh cao. Thực thể Việt không phải là số cộng của mỗi tiểu thực thể giản đơn, mà Thực thể Việt là đại thực thể trong đó có nhiều giao điểm, giao thoa đỉnh cao. Nhưng để nhận thức nó cần loại biệt hoá thành từng thực thể nhỏ và đồng thời mỗi thực thể nhỏ lại là phức hợp của những giao điểm văn hoá trong cá nhân, trong vấn đề, trong tình huống phản ánh những giá trị thực thể văn hoá cụ thể của Thực Thể Việt được hiện thực hoá, ngoại hiện hoá qua những nhân cách văn hoá kết tinh, những thực thể người kết tinh. Phức hợp của nhiều toạ độ trong một giao điểm. Những thực thể văn hoá người này, giao điểm của nó ở đỉnh cao nhất lại trùng khít với Thực thể Việt ở đỉnh điểm của thời đại. Đỉnh cao giao điểm của những bức chân dung vừa hiển lộ qua mỗi tiểu thực thể nhân cách văn hoá sinh động cụ thể, với tên gọi, tính cách, sản phẩm và hành trạng rõ nét. Lại vừa trùng khít với đỉnh cao giao điểm của toàn bộ đại thực thể Việt. Quy luật, tinh hoa vận hành kết tinh của Thực thể VIệt được ngầm chuyển qua những tiểu thực thể này. Mỗi nhân cách văn hóa vừa đứng lại trong hồn cốt, làm thành một bộ phận cấu trúc lên đại thực thể Việt, vừa hiện thực hoá, cụ thể hoá như một tiểu thực thể Việt riêng biệt, về cấu trúc thành tố trùng khớp với cấu trúc thành tố Đại thực thể Việt. Đặc trưng tư duy, quy luật vận động của đại thực thể Việt, hiện hữu qua từng thực thể Việt cụ thể. Và như vậy, mỗi tiểu thực thể Việt về mặt cấu trúc thành tố đều có thể vừa là đại diện đầy đủ cho Đại thực thể Việt, vừa là một đặc sắc riêng biệt hiển lộ nhiều giá trị tinh thần và kết tinh văn hoá cao của Đại thực thể. Vì thế, nhiều tiểu thực thể Việt là đa sắc trong đại thực thể Việt. Và đại thực thể Việt là phức hợp đa sắc diện. Trần Nhân Tông là một tiểu thực thể Việt. Giao hội đỉnh điểm của toàn bộ tiểu Thực Thể Trần Nhân Tông là miền giao thoa đỉnh điểm của một nhà vua đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp và đỉnh cao của một hành gia Phật giáo. Phật giáo hoá ngôi vị Hoàng để là đặc sắc, là đỉnh điểm kết tinh văn hoá Việt thời đại nhà Trần. Là đặc sắc và là Hồng Phúc của Đại Việt thời Trần Nhân Tông. Xa hơn nữa, Trần Nhân Tông nhìn xa hơn sự trường tồn cho Đại Thực thể Việt bằng định hướng tầm ngắm mở rộng lãnh thổ xuống Phương Nam và kiến tạo một hệ giá trị tinh thần Phật Giáo Thực thể Việt, hẳn không ngoài nhu cầu thực sự của một Đại Thực Thể Việt thời kỳ này. Biên độ dao động cao nhất trong những giá trị Trần Nhân Tông tạo ra là một chu kỳ vận động của Đại Thực thể Việt.
Những bức chân dung tiếp theo như Nguyễn Công Trứ, trong đó thiếu Nguyễn Trãi (Nguyễn Trãi đã được viết trong một chuyên luận khác) và Phan Bội Châu.. đều có thể được đọc từ giao điểm này. Nếu nhìn Đại thực thể Việt từ các tiểu thực thể Việt này (do Nguyễn Trãi không nên ở trong cuốc sách này), nhìn xuyên suốt từ Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu…Tất cả họ đều là những tiểu thực thể Việt phản ánh đầy đủ nhất cấu trúc và quy luật vận động của Đại Thực thể Việt. Vậy Đại Thực thể Việt vận động qua những tiểu thực thể Việt này là gì. Ba chân dung này hẳn sẽ không thể khái quát toàn bộ đặc điểm quy luật vận động, sáng tạo và bản sắc của đại thực thể Việt nhưng nếu thống nhất được với nhau trên một tiêu chí: Giá trị cao nhất của bất kỳ thực thể quốc gia dân tộc nào đều kết tinh ở và qua những con người cụ thể. Như trên chúng ta đã nhận thức, mỗi tiểu thực thể là một đồng dạng về mặt cấu trúc và về mặt quy luật vận động của Đại Thực thể Việt, thì có thể đi đến vài điểm tạm coi là quy luật vận động và đặc trưng của thực thể Việt: Những sáng tạo và kết tinh đỉnh cao của những tiểu/đại thực thể Việt trong vài nghìn năm qua có một quy luật bất biến: sáng tạo và kết tinh trong những không thời gian bất thường. Những giá trị sáng tạo và kết tinh (Phật giáo và Nho giáo) là những giá trị kết tinh nhằm vào một định hướng chấn hưng đất nước, không phải là những sáng tạo và kết tinh theo quy luận sự phát triển đời sống tinh thân văn hoá trong một đòi hỏi thực thụ về mặt tinh thần, tôn giáo cao. Nó sẽ tự giải thể khi sinh quyển khu trú của nó không còn. Về cơ bản không có nhân vật tầm cỡ trong thời bình để tự mình dựng lên những giá trị văn hoá độc lập. Điều bất thường này là hệ quả của điều bất thường trên. Toàn bộ nhân cách văn hoá lớn, giá trị văn hoá kết tinh và sáng tạo phần lớn ra đời trong thời gian bất thường này. Thiểu năng về sáng tạo, thiểu năng về tư duy đọc lập là thứ “bản sắc” cần có chiến lược khắc phục. Thực thể Việt đi vào chính diện của thiểu năng trong tư duy này. Khi nó đặt ra và nhìn tỏ sự thiểu năng này Đại thực thể Việt đã đặt tư duy mình đi ra ngoài và lên trên truyền thống. Chúng ta cần nhiều hơn nữa những tiểu thực thể Việt kiểu như này, sẽ mở đầu một kỷ nguyên chúng ta nghĩ, chúng ta nói, chúng ta làm, chúng ta hành động bằng chính cái đầu của mình. Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ là một phức hợp tư duy đi đầu và mở đường cho nhiều phức hợp tư duy thực thể Việt tiếp theo.


[1] Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114513193

Hôm nay

2294

Hôm qua

2436

Tuần này

21130

Tháng này

220066

Tháng qua

121356

Tất cả

114513193