Diễn đàn

Đổi tên gọi bác sỹ thành cử nhân: Gây bất ổn không cần thiết

Được biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có ý định đổi tên gọi Bác sĩ thành Cử nhân(?!)

Nếu không cân nhắc và thận trọng sẽ tạo ra những bất ổn không cần thiết trong xã hội. Bởi lẽ, tên gọi của bằng cấp để đánh giá trình độ suy cho cùng chỉ là một khái niệm.

/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/dien-dan/cu-nhan-hay-bac-sy

1. Khái niệm là một đối tượng, một hình thức cơ bản của tư duy (bao gồm một ý tưởng, một ý nghĩa của một tên gọi chung trong phạm trù lôgic, hoặc một sự suy diễn) phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của các đối tượng sự vật, quá trình, hiện tượng trong tâm lý học và mối liên hệ cơ bản nhất các đối tượng trong hiện thực khách quan.

2. Bác sĩ còn gọi là Thầy thuốc là người duy trì, phục hồi sức khỏe con người bằng cách nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị bệnh tật và thương tật dựa trên kiến thức về cơ thể con người. Thầy thuốc có thể là bác sĩ đa khoa hay bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ Tây y hay thầy thuốc Đông y (dùng thuốc Nam, thuốc Bắc). Thành ngữ Việt Nam có câu "Lương y như từ mẫu" ý nói thầy thuốc phải là người có y đức chăm sóc cho người bệnh giống như mẹ hiền. Ở nhiều nước, sinh viên ngành y trước khi tốt nghiệp trở thành thầy thuốc phải đọc lời thề Hippocrates. Ngày 27 tháng 2 là Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Thầy thuốc còn gọi là thầy lang, những thầy thuốc giỏi được tôn xưng là thần y, ngược lại những thầy thuốc “dỏm” bị gọi là... “lang băm”.

"Bác sĩ" là từ Hán Việt. Chữ Hán "博士" hợp thành từ "博", chỉ sự sâu rộng về kiến thức (như trong "uyên bác", "bác học"), và "士", chỉ người trí thức. Cả hai yếu tố này đều không có liên tưởng gì về ngành y, nên việc dùng từ "bác sĩ" để chỉ người làm nghề Y trong tiếng Việt không chính xác. Thực tế trong các ngôn ngữ sử dụng từ gốc Hán khác, "bác sĩ" là từ chỉ một học vị, mà người Việt gọi là "tiến sĩ". Cách dùng sai của người Việt có thể là do ảnh hưởng từ các ngôn ngữ châu Âu. Chẳng hạn trong tiếng Anh, "doctor" là danh hiệu vừa dùng để gọi người đạt học vị "Doctor of Philosophy" ("tiến sĩ triết học") hoặc "doctor" trong các lĩnh vực khác, vừa dùng để gọi người làm nghề Y tức "physician".

3. Cử nhân (tiếng Anh: Bachelor's degree) là một học vị dành cho những người đã tốt nghiệp chương trình đại học tùy theo quy định của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam, bằng cử nhân được cấp cho sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm, luật, kinh tế (cử nhân khoa học, cử nhân kinh tế, cử nhân luật...). Thời gian đào tạo của chương trình đào tạo cử nhân thường là 4 năm. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành kỹ thuật được cấp bằng kỹ sư; ngành kiến trúc "bằng cử nhân"; ngành dược cấp "bằng dược sĩ" hoặc "bằng cử nhân"...

4. Có lẽ, thuật ngữ “Bác sĩ” được du nhập vào Việt Nam kể từ khi thực dân Pháp đô hộ chúng ta. Và cũng do chuyển ngữ chưa chuẩn như đã trình bày trên đây, song nó đã trở thành thói quen và như một mặc định hơn một thế kỷ qua như đã trình bày trên đây. Cũng như cụm từ: “Communism”. Lẽ ra, phải dịch là “Đại đồng” mới đúng ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, suốt hơn một trăm năm qua được gọi là “Cộng sản”- và người ta vẫn mặc định là như vậy(?!)

Từ điển tiếng Pháp sau thất bại ở chiến dịch Điện Biên Phủ lại có thêm cụm từ: “Dienbienphue”, dùng để chỉ sự thất bại (hoặc chiến thắng)(!)

KẾT: Suy cho cùng, ngôn ngữ phát triển và thích ứng và phù hợp tích cực với bối cảnh của từng quốc gia. Các khái niệm cũng vậy. Khi những khái niệm đã được mặc định một cách tích cực trong đời sống xã hội thì không nên “xét lại”. Bởi, sẽ tạo ra những bất ổn không cần thiết. Hơn nữa ngành Giáo dục và ngành Y tế đang có rất nhiều việc phải làm cho “Quốc thái Dân an”- chứ không phải cứ đổi xoành xoạch theo ý chí chủ quan của bất kỳ một người nào./.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114512094

Hôm nay

231

Hôm qua

2389

Tuần này

231

Tháng này

218967

Tháng qua

121356

Tất cả

114512094