Diễn đàn

Quản trị quốc gia: Nên học Nhật Bản

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (ảnh: TTXVN)

Quốc gia như một gia đình thu nhỏ. Quản trị Quốc gia, do vậy cũng như quản lý, “trị vì” và chỉ huy một gia đình. Gia đình nào khá giả nhờ làm ăn chân chính, con cái học hành thành đạt, ấy là cha mẹ đã thành công viên mãn.

Sau khi giành độc lập từ năm 1945 đến năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ 1969 đến 1986 là cố Tổng Bí thư Lê Duẩn) và Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đã có một nền quản trị quốc gia rất thành công. Do vậy, đã phát huy được sức mạnh toàn dân để chống lại hai cuộc xâm lược của Pháp và Mỹ - thực hiện thực hiện thành công sự nghiệp thống nhất đất nước. Đặc biệt, những năm cuối thập niên 70 đến cuối thập niên 80 - mặc dầu “tứ bề thọ địch” - Việt Nam chúng ta vẫn đứng vững và đã đánh bại hai cuộc chiến tranh xâm lược phía Bắc và biên giới Tây Nam của kẻ thù. Đồng thời giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.

Có những thắng lợi vĩ đại đó là nhờ chúng ta có một “bộ tham mưu chiến lược” sáng suốt, tài tình vì nước vì dân. Đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là lòng yêu nước, yêu dân tộc vô bờ bến, thể hiện bằng sự đồng lòng chung sức của mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước. Tựu trung: đó là “quản trị quốc gia” trong thời chiến - chúng ta đã rất thành công và chúng ta có quyền tự hào về điều đó(!)

Tuy nhiên, kể từ ngày đổi mới - chuyển từ một nền kinh tế Kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Mặc dầu chúng ta đã có sự khởi sắc về mọi mặt nhưng cái giá phải trả rất đắt(!)

Đó là việc tài nguyên Quốc gia bị thất thoát nghiêm trọng do quản trị Quốc gia lỏng lẻo, bị những kẻ thoái hóa biến chất và nhóm lợi ích trục lợi ghê gớm.

Đó là việc giáo dục và y tế xuống cấp trầm trọng, tệ nạn xã hội tràn lan.

Nguy hiểm nhất là đạo đức bị xuống cấp nghiêm trọng. Những kẻ được nhà nước và nhân dân giao phó “tay hòm chìa khóa” lại những kẻ “đục khoét” kinh hoàng nhất kể từ ngày lập quốc đến nay. Qua các vụ đại án đã đang và tiếp tục xét xử đã chứng minh rất rõ ràng sự yếu kém của nền “quản trị quốc gia”(!)

Vì sao các nước công nghiệp G7 và những nước nhỏ ở Bắc Âu đã phát triển lên đến đỉnh cao mà chúng ta lại cứ lẹt đẹt(?)

Câu trả lời là “quản trị quốc gia”.

Tất cả những quốc gia nói trên, sở dĩ thành công là nhờ họ có một nền quản trị quốc gia hết sức chuyên nghiệp và minh bạch.

Song, quản trị quốc gia không phải từ “trên trời rơi xuống” mà phải bắt đầu từ những việc tưởng như là nhỏ nhất. Đó  là nền tảng giáo dục.

Nhật Bản là một nước bại trận sau 1945. Từ một đất nước điêu tàn sau chiến tranh, thế nhưng sau 30 năm họ đã trở thành một quốc gia hùng mạnh về kinh tế vào loại hàng đầu thế giới. Đó là nhờ họ xây dựng một nền tảng giáo dục tuyệt vời. Triết lý giáo dục của họ chỉ có hai chữ “đạo đức”.

Và từ hai chữ “đạo đức”này đã xuyên suốt trong mọi vấn đề, mọi lĩnh vực của người Nhật Bản và xã hội Nhật Bản như chúng ta đã từng biết.

Hàn Quốc sở dĩ được như ngày hôm nay cũng là nhờ “đi tắt, đón đầu” trong việc “mô phỏng” nền giáo dục Nhật Bản và quản trị quốc gia của Nhật Bản.

Ai cũng biết rằng: những năm 70 của thế kỷ trước, Hàn Quốc rất nghèo, phải đi làm thuê khắp nơi trên thế giới (thậm chí còn đưa quân sang Việt Nam đánh thuê cho Mỹ để thu ngoại tệ - tiến hành công nghiệp hóa - những đạo quân này - được người dân miền Nam Việt Nam gọi là lính Pắc – Chung - Hy, hoặc là lính Đại Hàn...)

Thế nhưng, đất nước này đã chứng minh cho cả thế giới thấy nghị lực và quyết tâm của họ - khi họ có một nền kinh tế hùng mạnh. Để có thể ra điều kiện “tay đôi” với người thầy mà họ đã từng “cắp sách sang học hỏi”(!)

Đầu thế kỷ trước, nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu đã từng chủ trương “Đông du” để học hỏi Nhật Bản nhằm Canh Tân để thoát khỏi ách nô lệ. Và bây giờ chuẩn bị sang thập niên thứ ba của thế kỷ 21- chúng ta đang có quan hệ ngoại giao và nhiều lĩnh vực rất tốt đẹp với Nhật Bản.

Tuy nhiên, hãy cụ thể và thiết thực bằng cách mô phỏng nền giáo dục của họ. Để tạo ra một thế hệ mới có cơ sở nền tảng “đạo đức” như họ - thoát khỏi tình trạng “hầm bà làng” như ở chúng ta lâu nay(!)

Hãy học hỏi cách thành lập nội các và giải tán nội các của họ. Hãy học hỏi mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ, từng ngành của họ (trừ Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng).

Hãy học hỏi cung cách tuyển dụng công chức và nhân sự của họ.

Hãy học hỏi thiết chế tổ chức chính quyền từ cấp tỉnh, thành phố xuống quận huyện, xã phường để làm tốt việc quản lý hành chính nhà nước nhưng được người dân ủng hộ.

Hãy học hỏi họ vì sao công khai và minh bạch lại là “động lực và là nguồn cảm hứng” cho chính quyền cũng như toàn thể đại chúng nhân dân(?!)

Mong lắm thay!

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114512038

Hôm nay

2364

Hôm qua

2337

Tuần này

22412

Tháng này

218911

Tháng qua

121356

Tất cả

114512038