Góc nhìn văn hóa

Rosatom: Chặng đường 75 năm xây dựng ngành công nghiệp hạt nhân Nga

Ông Alexey Likhachov, Tổng giám đốc Rosatom gửi lời chúc tới toàn thể nhân viên nhân kỷ niệm 75 năm thành lập ngành công nghiệp hạt nhân của Nga. Nhằm nhấn mạnh mục tiêu hướng tới của tập đoàn trong tương lai, Rosatom tuyên bố chọn biểu tượng dải Mobius là biểu tưởng thống nhất sử dụng chung cho tất cả các công ty con thuộc sở hữu của tập đoàn.

 

Ngày 20/8/2020, kỷ niệm 75 năm ngành công nghiệp hạt nhân Nga (Ảnh: Rosatom)

 

Ngày 20 tháng 8 năm 1945, Liên Xô thành lập ủy ban đặc biệt để giám sát nghiên cứu hạt nhân, dưới sự chủ trì của ông Lavrentii P. Beriia. Đây là nền tảng cho sự ra đời của Bộ Chế tạo cơ khí hạng vừa Liên Xô (tiền thân của Bộ Năng lượng nguyên tử và Công nghiệp Liên Xô) vào ngày 26 tháng 6 năm 1953.

Bộ trưởng Bộ Chế tạo cơ khí hạng vừa, ông Likhachov, người đã dẫn dắt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga trong gần 30 năm qua chia sẻ trong một video gửi tới toàn thể nhân viên của Rosatom: “Hôm nay tại thủ đô Mát-xcơ-va, chúng ta khánh thành tượng đài Efim Pavlovich Slavsky, nhân vật kiệt xuất trong ngành năng lượng nguyên tử”.

Ý tưởng sử dụng năng lượng hạt nhân cho các nhà máy điện, tàu và máy bay lần đầu được đưa ra vào năm 1947. Vào năm 1954, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Obninsk được đưa vào vận hành. Mười năm sau, lò phản ứng nước áp lực (VVER) đầu tiên hoạt động tại nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh.

Ông Likhachov cho biết: “So với tiêu chuẩn hiện nay, lò phản ứng đầu tiên của nhà máy điện Novovoronezh còn khá nhỏ (chỉ 210 MW) nhưng lại đóng vai trò quan trọng với nền công nghiệp hạt nhân thời đó. Cho tới hôm nay, công nghệ VVER đã cho ra đời sáu thiết kế của tổ máy phát điện, trong đó lò phản ứng VVER-1200 Thế hệ 3+ là công nghệ mới nhất”.

Lò phản ứng tái sinh nhanh (fast breeder reactor) đầu tiên trên thế giới BN-350 được đưa vào hoạt động năm 1973 tại Kazakhstan và sau một năm, tổ máy RBMK đầu tiên được đưa vào vận hành tại nhà máy điện hạt nhân Leningrad. Đến giữa những năm 1980, tổng công suất của các nhà máy điện hạt nhân Liên Xô đạt kỷ lục 37 gigawatt.

Kể từ năm 2007, Rosatom đã xây dựng 16 tổ máy điện hạt nhân mới ở Nga và nước ngoài. Những thành tựu gần đây phải kể đến việc vận hành thành công các lò phản ứng VVER1200 tại nhà máy Leningrad II và Novovoronezh II, lò phản ứng neutron nhanh BN-800 tại Beloyarsk và nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov. Theo dự kiến, tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân mới Arktika sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay. Rosatom đang đa dạng hóa hoạt động khai thác uranium bằng cách mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia khác trong các dự án uranium và hiện đang sản xuất ít nhất 8000 tấn uranium hàng năm.

Ông Likhachov nói thêm: “Chúng tôi đang tiếp tục duy trì hợp tác với các đối tác truyền thống như Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Hungary, Phần Lan đồng thời xúc tiến cơ hội với các đối tác tiềm năng như Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Belarus, Uzbekistan và Ai Cập. Rosatom hiện đã có mặt ở thị trường cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy ở Đông Âu, thị trường vốn đã mất đi một phần vào đầu những năm 2000. Giờ đây, chúng tôi lại đang đảm nhận cung cấp nhiên liệu cho 75 tổ máy phát điện ở Nga và 15 quốc gia khác. Trong thời Liên Xô cũ đã hợp tác công nghệ cao trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân với 19 quốc gia thì ngày nay chúng tôi đang nỗ lực làm việc với hơn 50 quốc gia”.

Nhìn lại các kết quả đã đạt được của ngành công nghiệp trong 75 năm qua, người đứng đầu Rosatom mạnh dạn hướng về tương lai với mục tiêu kiên định là trở thành quốc gia đi đầu về công nghệ toàn cầu, không chỉ trong lĩnh vực hạt nhân, mà còn trong việc tạo ra các vật liệu mới, năng lượng tái tạo và năng lượng hydro, và y học hạt nhân tới năm 2030. Một số mục tiêu khác có thể kể đến như hoàn thiện chu trình nhiên liệu khép kín và đẩy mạnh nghiên cứu về công nghệ plasma và phản ứng tổng hợp nhiệt hạch.

Ông cũng cho rằng: “Dù đã kỷ niệm 75 năm thành lập nhưng ngành công nghiệp hạt nhân vẫn còn rất non trẻ và luôn khao khát tiến về phía trước. Chìa khóa thành công nằm ở kinh nghiệm của các cựu nhân viên và lòng nhiệt huyết của những người trẻ, song hành cùng với sự chuyên nghiệp và tận tâm vốn có của mỗi kỹ sư hạt nhân”.

Trong lời chúc mừng tới Rosatom, ông Galymzhan Primatov, Giám đốc điều hành của Kazatomprom, nhà sản xuất uranium lớn nhất thế giới có viết: “Tôi hy vọng Rosatom và Kazatomprom sẽ tiếp tục hợp tác với sứ mệnh chung cùng phát triển sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và lợi ích của quốc gia”.

 

Hướng về tương lai

Nhân dịp này, Rosatom cũng thông báo khởi động chiến dịch “sáng tạo thương hiệu” như là một phần trong chiến lược “United Rosatom” đã được phê duyệt vào tháng Tư.

Rosatom cho biết: “Nhẳm mục đích gìn gữ thương hiệu và bản sắc độc đáo vốn có, các đơn vị thuộc ngành công nghiệp hạt nhân Nga sẽ có logo thống nhất chung dựa trên thương hiệu của Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Rosatom – dải Mobius”. Sử dụng một thương hiệu chung trong ngành công nghiệp hạt nhân nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu của Rosatom trên thị trường quốc tế, từ đó tạo được sự đồng thuận đối với các doanh nghiệp công nghệ hạt nhân Nga và các dự án giữa các đối tác và khách hàng.

Đây không chỉ là chiến dịch đổi mới thương hiệu trên quy mô lớn nhằm kỷ niệm 75 năm thành lập ngành công nghiệp hạt nhân Nga mà còn mang ý nghĩa đánh dấu giai đoạn phát triển tiếp theo. Trong thời gian tới, Rosatom sẽ tiếp tục đương đầu với những thách thức, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội mới cho những thế hệ tương lai.

Trong bản tin công ty, Rosatom cho biết doanh thu hàng năm từ các dự án ở nước ngoài trong năm 2019 dự kiến ​​sẽ đạt kỷ lục 7,3 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước. Tính đến cuối năm 2019, Rosatom đang xây dựng 25 tổ máy lò phản ứng ở 9 quốc gia cùng với các thỏa thuận xây dựng đã đạt được, nâng tổng số lên 36 tổ máy điện ở 12 quốc gia.

Dự kiến, giá trị các hợp đồng quốc tế của Rosatom trong 10 năm tới sẽ vượt 140 tỷ USD, tăng 5% so với ước tính trước đó. Tổng giá trị của các hợp đồng liên quan đến thời gian vận hành, bảo dưỡng của các nhà máy dự kiến ​​đạt 202 tỷ USD. Doanh thu từ các dự án ở nước ngoài vào năm 2020 dự kiến ​​sẽ vượt 8 tỷ USD với hơn một nửa trong số đó đến từ các dự án xây dựng.

Biên dịch: Trần Thiện Phương Anh, Ban KH&QLKH

(Nguồn: https://vinatom.gov,vn)

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511950

Hôm nay

2276

Hôm qua

2337

Tuần này

22324

Tháng này

218823

Tháng qua

121356

Tất cả

114511950