Xứ Nghệ ngày nay

Dạy và hát dân ca - Những khoảng trống cần lấp đầy

Rộn ràng khúc hát dân ca

Trong nhiều năm qua, có thể nói hát dân ca (DC) trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân xứ Nghệ. Phong trào học, hát và biểu diễn DC lan toả khắp nơi. Trong nhiều cơ quan, đơn vị, các chương trình liên hoan văn nghệ, tiếng hát cơ sở như: tiếng hát ngành Giáo dục, ngành Bưu Điện, Phát thanh - truyền hình, tiếng hát học sinh, Sinh viên,vv...  đều khuyến khích các thể loại DC. Hàng năm, trong các đợt LHTH làng Sen từ xã lên huyện, từ huyện đến tỉnh, trong mỗi chương trình, DC được xem như là tiêu chí bắt buộc.

Từ trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng đó, DC ngày càng được nhân rộng, thấm sâu vào trong đời sống tinh thần cho mọi người dân. Ngoài ra, tại Trường Văn hoá nghệ thuật Nghệ An, DC còn được đưa vào biên soạn và giảng dạy ở khoa Thanh nhạc, bắt buộc mỗi học sinh ra trường ít hay nhiều cũng biết thêm làn điệu DC quê nhà. Hàng tháng, trên sóng Phát thanh - truyền hình, DC được đưa vào giảng dạy trong chuyên mục “dạy hát dân ca” cũng đã phần nào tạo không khí, đưa DC đến với một lượng khán giả thực sự yêu thích, đam mê món “đặc sản” văn hoá quê nhà. Giai đoạn từ 1999-2005, được sự phối hợp giữa Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Văn hoá Thông tin (nay là Sở VH,TT& DL), phong trào dạy và hát DC được phổ biến rộng trong toàn tỉnh, đi sâu vào trường học, từ bậc tiểu học đến THCS kể cả các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề. Tiêu biểu các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên,vv… đạt tỷ lệ cao nhất đưa DC vào trường học. Từ đó, DC lan rộng. Khắp các trường dấy lên một phong trào thi đua học và hát DC giữa các lớp các trường với nhau. Một số trích đoạn DC đặt lời mới của các em, thực sự đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng khán giả trong cuộc thi chung kết “em yêu khúc hát DC” như: ‘Lê Hồng Phong- Nguyễn Thị Minh Khai”, “Mai Thúc Loan” của (THCS Lê Hồng Phong), Lý trưởng, mẹ Xeo của (Đặng Thai mai) và đặc biệt các vở diễn gắn liền với văn học như: “Chí Phèo,Thị Nở”, “gia đình chị Dậu”… Chương trình đưa DC vào trường học đã tạo thêm điều kiện thúc đẩy phong trào đi vào chiều sâu. Tạo cho các em một sân chơi bổ ích, hưng phấn trong học tập, sáng tạo và thêm yêu nghệ thuật ca kịch truyền thống. Từ đó DC được nhân rộng trong rất nhiều cuộc thi khác như: “học sinh, sinh viên với an toàn giao thông”, “học sinh với phòng chống tệ nạn xã hôi”,“học sinh với bảo vệ môi trường” vv…đều được các trường, các diễn viên nhí sử dụng DC cải biên để tuyên truyền phù hơp với từng chủ đề, nội dung.  

 Ngày càng vẵng bóng

          Đó là nhận xét của rất nhiều người về sự góp mặt của DC trong những năm gần đây ở các cuộc thi, các liên hoan VN và nhất là trong trường học, thậm chí không muốn nói nguy cơ bị lãng quên. Cái rộn ràng một thời đã qua đi, giờ đây nhường chố cho nhứng gì hiện đại hơn, mới mẻ hơn. Trong các cuộc thi LHTH làng Sen gần đây mà chúng tôi có may mắn được dự, những làn điệu DC ngày các ít, nhường chố dần cho tân nhạc. Chúng tôi tìm đến Trường Cao Đẳng VHNT, nơi đây nhiều năm liền đã đào tạo cho các đơn vị nghệ thuật trong tỉnh nhiều tài năng trẻ trong đó có những người bây giờ đã là NSƯT như: Tiễn Dũng. Hồng Lựu,vv… Tiếp chuyện với chúng tôi cô Mai Phượng trưởng khoa Âm nhạc cho biết: “Thí sinh đăng ký vào lớp học hát DC, cũng như nhạc cụ truyền thống ngày càng ít đi. Một khoá chỉ đóng khung trong một số lượng rất ít, khoảng 15 đến 20 em. Thời gian cho các em học chuyên ngành chỉ một tuần có 2 tiết, còn lại chủ yếu học các môn phụ nên sự lan toả năng khiếu vừa chậm lại vừa không được nhiều”. Trong các kì tuyển sinh, nhà trường không những thông báo trên các phương tiện đại chúng mà con cử người về các huyện thông qua các Trung tâm Văn hoá, để sơ tuyển, bổ sung năng khiếu vào các đơn vị NT chuyên nghiệp nhưng xem ra cũng không có dấu hiệu khả quan. Giới trẻ bây giờ không còn mặn mà gì với DC cả bằng cách chọn khoa Sư phạm âm nhạc để tìm cho mình một đầu ra dễ dàng hơn. Cái gốc của sự học cũng là cái gốc của sự nghiệp. Còn sinh viên tốt nghiệp lớp DC ra, số lượng được về các đoàn nghệ thuật chỉ chiếm ¼ với những ai có năng khiếu, đam mê thật sự, sống chết với nghề, còn lại nếu chỉ có một chút tài năng thôi cũng rất khó. Bởi để trở thành một diễn viên “sống” được trên sân khấu nghệ thuật, được công chúng công nhận, cũng  thẫm đẫm không ít mồ hôi và nước mắt .

      Tuyển một lớp học sinh kế cận cho sân khấu đã khó, tổ chức cho học sinh học tập lài càng khó hơn. Về phía đào tạo, tìm nguồn là vậy, ở Nhà hát DC cũng còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn. NSƯT Hồng Lưụ cho chúng tôi biết: “Hiện nay số lượng các em tốt nghiệp các trường VHNT “đầu quân” về trường cũng ngày một ít dần đi, các em có thể hát tân nhạc rất tốt nhưng để tìm ra một chất dọng phù hợp với DC là rất khó. Với lại ưu tiên cho nghề này để có một chế độ bồi dưỡng lương bổng hợp lý cũng chưa. Một diễn viên mới vào lương chỉ có 700 đến 800 ngàn đồng thì làm sao mà họ gắn bó với nghề được”. Vậy nên đến nay số lượng diến viên được nhà hát đào tạo vẫn chỉ là nhỏ dọt.

 Phong trào học và hát DC trên sóng Phát thanh - truyền hình đến nay cũng không duy trì được. Nội dung nhàm chán, hệ thống bài bản không liên tục, sự tiếp nhận của người xem , người nghe khi được khi mất, nên đã không mang lại hiệu quả cao. Cùng với đó cái không khí hào hứng, sôi động học và hát DC trong trường học phát triển rầm rộ trong một thời gian dài nay đã “vang bóng một thời”. Dự án sân khấu học đường nở rộ một thời gian đã qua đi. Những khúc hát, những vở diễn cũng chìm vào quên lãng theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”. Trước đây, Hưng Nguyên có thể xem là huyện tiêu biểu từng có các phong trào học và hát dân ca, hò vè, ví, dặm, theo các hoạt động đoàn đội ở khối xóm, trường học. Đặc biệt, chương trình thi tìm hiểu và hát DC của nghành Giáo dục huyên nhà như là một mô hình điền hình.  Huyện đã dành nhiều giải ở các buổi tổng kết, cuộc thi “em yêu khúc hát dân ca” do tỉnh tổ chức. Đến thời điểm này, khi chúng tôi tìm về, DC đã hoàn toàn vắng bóng. Như vậy, có thể thấy rằng một khoảng trống về DC đang lộ rõ dần, nhiều người thấy tiếc về cái thời hoàng kim trước đó nhưng cũng phải công nhận, xu thế của giới trẻ bây giờ thích khám phá những cái mới, cái hiện đại hơn. Công chúng bây giờ quá ư nhiều thứ để thưởng thức, hưởng thụ. Cái gì thuộc về truyền thống về quá khứ rất ít người đón nhận mà sân khấu truyền thống lại càng khó đón nhận  hơn.

     Thiết nghĩ, để bảo tồn và phát triển DC xứ Nghệ có thể bằng nhiều cách khác nhau, nhưng việc dạy và học phải đặt lên vị trí hàng đầu. Dạy và hát DC trên sóng phát thanh - truyền hình cũng rất cần thiết, bên cạnh tăng thời lượng phát sóng cũng cần cải tiến nội dung, vừa dạy các làn điệu vừa nâng thành tiểu phẩm để tránh nội dung nhàm chán. Nhà hát DC cũng phải chủ động phát hiện, tìm kiếm tài năng từ các buổi biểu diễn ở các trường học và các buổi lưu diễn ở các huyện, xã. Nhất thiết phải tạo cho các em một đời sống tinh thần phấn khởi, đam mê với nghệ thuật. Cần có một cơ chế chính sách đãi ngộ hỗ trợ để các em bớt đi những khó khăn an tâm học tập. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tiếng hát DC, thành lập các CLB hát DC ở phường, xã để tạo phong trào, từ đó tìm hạt nhân. Việc đưa DC vào trường học là một cách làm có hiệu quả nhất, nhằm giáo dục truyền thống, đó cũng là việc làm góp phần giữ gìn, kế thừa phát huy di sản văn hoá dân tộc như lời kết trong bài hát: “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của cố Nhạc sỹ Trần Hoàn: “rằng muốn yêu Tổ quốc mình, càng yêu tha thiết những khúc hát dân ca”.


 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511077

Hôm nay

276

Hôm qua

2359

Tuần này

21451

Tháng này

217950

Tháng qua

121356

Tất cả

114511077