Diễn đàn
Bàn thêm về khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm đã được nhiều nhà khoa học xã hội và nhân văn quan tâm nghiên cứu, nêu ra định nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm văn hóa còn chưa được phân tích, làm rõ về tri thức khoa học của nó. Khái niệm văn hóa biểu hiện mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa ba mặt chủ yếu là: bản chất sự vật, vật thể, vật chất sống của các nhóm tồn tại ở bên trong thế giới tự nhiên; tính chất hiện tượng, phi vật thể, phi vật chất sống của các cá nhân tồn tại ở bên ngoài thế giới xã hội; thực chất hiện thực, thực thể, ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội. Từ cách tư duy như vậy, tác giả bài viết bàn thêm về khái niệm văn hóa; nêu ra định nghĩa mới, sự khiếm khuyết của các nhà khoa học trong nhận thức khái niệm này và đề xuất một số giải pháp khắc phục.
1. Nhận thức khái niệm văn, hóa và định nghĩa văn hóa
Văn hóa là khái niệm biểu hiện thực chất tri thức “học thuật” [1] - tri thức khoa học do con người học tập, nghiên cứu mà có. Khái niệm văn hóa được hình thành bởi các từ “văn” và “hóa”. Từ văn trong khái niệm văn hóa là nói về “hình thức ngôn ngữ” [2] của “vật thể” - khái niệm biểu thị bản chất sự vật, vật chất sống của các nhóm tồn tại ở bên trong thế giới tự nhiên mà con người có thể nhận thấy, nhận ra, nhận biết được bằng các giác quan thường, như: “thị giác” (mắt), “xúc giác” (da), “vị giác” (miệng).Chẳng hạn, con người có thể nhận thấy, nhận ra, nhận biết được các sự vật, vật thể, vật chất sống, như: nhà, cửa, đình, chùa, miếu, ruộng, vườn; bức tượng, tranh ảnh, nhà hát, bệnh viện, trường học; vị mặn, chua, ngọt, đắng, cay.Từ hóa trong khái niệm văn hóa là nói về sự “thay đổi thành cái khác” [3] của từ văn; tức hóa là nói về “phi vật thể” - khái niệm biểu thị tính chất hiện tượng, phi vật chất sống của các cá nhân tồn tại ở bên ngoài thế giới xã hội mà con người có thể nhận thấy, nhận ra, nhận biết được bằng các giác quan thường, như “thính giác” (tai), “khứu giác” (mũi). Chẳng hạn, con người có thể nhận thấy, nhận ra, nhận biết được các hiện tượng, phi vật thể, phi vật chất sống, như: ca hát, âm nhạc, câu hò; múa, kịch, sân khấu, điện ảnh; môi trường sống trong sạch, ô nhiễm, độc hại.
Các từ văn và hóa trong khái niệm văn hóa là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối liên hệ này thì từ văn biểu thị bản chất sự vật, vật thể, vật chất sống của các nhóm tồn tại ở bên trong thế giới tự nhiên; từ hóa biểu thị tính chất hiện tượng, phi vật thể, phi vật chất sống của các cá nhân tồn tại ở bên ngoài thế giới xã hội; còn giữa vật thể và phi vật thể là tồn tại “thực thể” - khái niệm biểu thị thực chất hiện thực, ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội mà con người có thể nhận thấy, nhận ra, nhận biết, nhận thức được bằng các giác quan đặc biệt, như cảm giác hay giác quan thứ sáu, thức giác hay giác quan thứ bảy. Chẳng hạn, con người có thể nhận thấy, nhận ra, nhận biết, nhận thức được hiện thực, thực thể, ý thức sống, như: không gian, thời gian, sự sống, sự thật; người nông dân, công nhân, nghệ sĩ, bác sĩ, thầy giáo; đời sống tôn giáo, hạnh phúc, tâm linh.
Từ việc phân tích mối liên hệ giữa các từ văn và hóa được nêu ra ở trên cho thấy rằng, mô hình cấu trúc thực chất của văn hóa có thể được biểu thị như sau: Bản chất sự vật, vật thể, vật chất sống của các nhóm tồn tại ở bên trong thế giới tự nhiên - Thực chất hiện thực, thực thể, ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội - Tính chất hiện tượng, phi vật thể, phi vật chất sống của các cá nhân tồn tại ở bên ngoài thế giới xã hội. Theo đó, văn hóa có thể được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất hệ thống tri thức học thuật về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa sự vật, vật thể, vật chất sống của các nhóm tồn tại ở bên trong thế giới tự nhiên, hiện tượng, phi vật thể, phi vật chất sống của các cá nhân tồn tại ở bên ngoài thế giới xã hội và hiện thực, thực thể, ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội.
Từ mô hình cấu trúc, định nghĩa văn hóa nêu trên cho thấy rằng, khái niệm văn hóa biểu hiện ở ba mặt chủ yếu như sau: Văn hóa vật thể, phi vật thể và thực thể. Theo đó, mô hình cấu trúc theo quy luật, hiện thực khách quan của văn hóa có thể được biểu thị như sau: “Văn hóa vật thể” (bản chất sự vật, vật chất sống của các nhóm tồn tại ở bên trong thế giới tự nhiên) - “Văn hóa thực thể” (thực chất hiện thực, ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên trong, bên ngoài thế giới tự nhiên và xã hội) - “Văn hóa phi vật thể” (tính chất hiện tượng, phi vật chất sống của các cá nhân tồn tại ở bên ngoài thế giới xã hội).
Từ mô hình cấu trúc nêu trên có thể nhận thấy rằng, văn hóa phi vật thể gắn với “văn hóa học” - khái niệm biểu thị tính chất của văn hóa; văn hóa vật thể gắn với “học văn hóa” - khái niệm biểu thị bản chất của văn hóa; còn văn hóa thực thể gắn với “học văn hóa học” - khái niệm biểu thị thực chất của văn hóa. Mô hình cấu trúc thực chất mối liên hệ giữa chúng có thể được biểu thị như sau: Bản chất sự thật của học văn hóa - Thực chất thật của văn hóa - Tính chất thật sự của văn hóa học. Điều đó có nghĩa là, con người không nhận thức rõ bản chất sự thật của học văn hóa, tính chất thật sự của văn hóa học sẽ không nhận thức rõ thực chất thật của văn hóa; tương tự, con người không nhận thức rõ sự thật vật chất sống của các nhóm tồn tại ở bên trong thế giới tự nhiên, phi vật chất sống thật sự của các cá nhân tồn tại ở bên ngoài thế giới xã hội, thì cũng không thể nhận thức rõ ý thức sống thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội. Nói cách khác, văn hóa là khái niệm biểu hiện thực chất sống có ý thức của con người tồn tại ở giữa bên trong, bên ngoài thế giới tự nhiên và xã hội; còn phản văn hóa là khái niệm biểu hiện bản chất sống thiếu ý thức, tính chất sống vô ý thức của con người tồn tại ở bên trong, bên ngoài thế giới tự nhiên và xã hội. Văn hóa gắn với phát triển con người, xã hội, quốc gia; còn phản văn hóa gắn với phản phát triển con người, xã hội, quốc gia. Văn hóa duy trì sự sống của loài người; còn phản văn hóa dẫn đến cái chết của loài người.
2. Khiếm khuyết về nhận thức khái niệm văn hóa và đề xuất giải pháp khắc phục
Khiếm khuyết về nhận thức khái niệm văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới, nhận thức khái niệm văn hóa còn nhiều khiếm khuyết, bởi các công dân nói chung, nhà khoa học nói riêng chưa nhận thức rõ thực chất mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa các khái niệm văn và hóa, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, văn hóa và phản văn hóa, hay giữa cách sống có ý thức và cách sống vô ý thức của con người. Tức là khái niệm văn hóa đã chưa được các nhà khoa học nghiên cứu, lý giải làm sáng tỏ về tính chất phi vật thể, phi vật chất sống của các cá nhân tồn tại ở bên ngoài thế giới xã hội, bản chất vật thể, vật chất sống của các nhóm tồn tại ở bên trong thế giới tự nhiên, thực chất thực thể, ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội. Đây có thể được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện các tư tưởng tôn giáo từ thời cổ đại, như Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo hoặc các dạng tôn giáo dân gian. Các tư tưởng tôn giáo có thể được coi là cách nhận thức chưa thật khoa học của con người về thế giới tự nhiên và xã hội. Tư tưởng tôn giáo đã làm cho một số người thiếu tri thức khoa học có niềm tin một cách mù quáng vào Chúa, Phật và các đấng thần linh; nhiều người không nhận thức rõ thực chất hiện thực tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội. Chẳng hạn, vào thời kỳ cổ đại, con người đã không nhận thức được tại sao lại có nước, lửa, mưa, gió; từ đó dẫn đến niềm tin tuyệt đối vào các thần linh, như thần gió, thần lửa, thần mặt trời. Vào thời kỳ cận, hiện đại, xuất hiện các trào lưu tư tưởng theo khuynh hướng “chủ nghĩa”, như: chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa hữu thần, chủ nghĩa thần bí, “chủ nghĩa Hồi giáo Cực đoan” [4]. Hiện nay, nhiều người còn chưa nhận thức rõ tại sao một tuần lễ lại chỉ có 7 ngày mà không phải là 6 hay 8 ngày? Ý thức, tâm linh, linh hồn, sự sống, cái chết là gì? Tại sao các nhà khoa học theo chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất có trước ý thức, con các nhà khoa học theo chủ nghĩa duy tâm lại cho rằng ý thức có trước vật chất? Thậm chí nhiều người hiện nay cũng chưa hiểu được tại sao số 7 lại được coi là “linh thiêng” [5], hoặc “Vì sao số 0 được ký hiệu bằng hình tròn huyền bí?” [6].
Ở Việt Nam, nhận thức khái niệm văn hóa cũng còn nhiều khiếm khuyết. Điều này xuất phát bởi các công dân nói chung, nhà khoa học xã hội và nhân văn nói riêng chưa làm sáng tỏ về tính chất hiện tượng, phi vật thể hay phi vật chất sống, bản chất sự vật, vật thể hay vật chất sống, thực chất hiện thực, thực thể hay ý thức sống của khái niệm văn hóa. Mặc dù hiện nay, nhìn về tính chất, bản chất cho thấy, số lượng di sản văn hóa thế giới, văn hóa vật thể, phi vật thể được UNESCO công nhận ngày càng nhiều, nhưng nhìn về thực chất cho thấy, chất lượng văn hóa hiện thực, thực thể hay ý thức sống của con người Việt Nam lại có xu hướng suy giảm, dẫn đến “văn hóa xuống cấp trầm trọng” [7]; “Việt Nam tụt hậu ngày càng xa so với thế giới” [8]. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII cũng đã nêu ra khiếm khuyết này như sau: “Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu… Môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh” [9]. Việc chưa nhận thức rõ khái niệm văn hóa còn được coi là nguyên nhân dẫn đến nhiều công dân nói chung, nhà khoa học nói riêng không nhận thức rõ nhiều khái niệm có liên quan, như: môi trường văn hóa, văn hóa dân chủ, văn hóa tâm linh, văn hóa chính trị, “thể chế văn hóa” [10] là gì? Nhiều công dân, nhà khoa học đã không phân biệt rõ đâu là cái “đúng”, đâu là điều “sai” diễn ra trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Những khiếm khuyết về nhận thức khái niệm liên quan đến văn hóa như vậy đã trở thành rào cản tiêu cực đến sự phát triển bền vững con người, quốc gia nói riêng, xã hội loài người nói chung.
Một số giải pháp khắc phục
Khái niệm văn hóa gắn liền với nhận thức của con người về đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh. Nhận thức đúng đắn khái niệm văn hóa là cơ sở quan trọng để con người có thể nhận thức sáng tỏ hơn về sự thật của vật chất, sự sống, ý thức, tinh thần, tâm linh. Do vậy, để khắc phục các khiếm khuyết về đời sống văn hóa nói chung, nhận thức khái niệm văn hóa nói riêng được nêu ra ở trên, theo tác giả bài viết này, cần phải thực hiện một số giải pháp đổi mới nhận thức của con người, về khái niệm nói chung, khái niệm văn hóa, học văn hóa và văn hóa học nói riêng như sau:
Một là, đổi mới nhận thức của con người.
Nhận thức đúng đắn khái niệm nói chung, văn hóa nói riêng phụ thuộc trước hết vào con người “biết được, hiểu được” [11] thực chất hiện thực tồn tại ở giữa bản chất sự vật bên trong và tính chất hiện tượng bên ngoài thế giới tự nhiên và xã hội. Theo đó, nhận thức là khái niệm biểu hiện ở ba mặt cơ bản như sau: bản chất, tính chất và thực chất nhận thức. Mô hình cấu trúc nhận thức mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa chúng có thể được biểu thị như sau: Bản chất nhận thức sự vật tồn tại ở bên trong thế giới tự nhiên - Thực chất nhận thức hiện thực tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội - Tính chất nhận thức hiện tượng tồn tại ở bên ngoài thế giới xã hội. Tứcnhận thức có thể được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất con người hiểu biết hệ thống tri thức học thuật về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa hiện tượng tồn tại ở bên ngoài thế giới xã hội, sự vật tồn tại ở bên trong thế giới tự nhiên, hiện thực tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội. Do vậy, đổi mới nhận thức của con người tức là mỗi quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng cần giáo dục công dân của mình không chỉ hiểu biết bản chất sự vật bên trong thế giới tự nhiên, tính chất hiện tượng bên ngoài thế giới xã hội mà còn hiểu biết thực chất hiện thực tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội. Đổi mới như vậy là cơ sở để mỗi công dân Việt Nam và toàn cầu hiểu biết rõ mô hình cấu trúc “sự thật - thật - thật sự” [12] của nhận thức. Chẳng hạn, nhận thức văn học có thể được biểu thị theo mô hình cấu trúc như sau: “Học văn” (nhận thức bản chất sự thật của học ngôn ngữ) - “Học văn học” (nhận thức thực chất thật của học ngôn ngữ học hay ngôn ngữ) - “Văn học” (nhận thức tính chất thật sự của ngôn ngữ học). Điều đó có nghĩa, văn học là khái niệm biểu hiện tính chất thật sự của ngôn ngữ học; học văn là khái niệm biểu hiện bản chất sự thật của học ngôn ngữ; còn học văn học hay “văn” là khái niệm biểu hiện thực chất thật của ngôn ngữ.
Hai là, đổi mới nhận thức của con người về khái niệm.
Nhận thức đúng đắn khái niệm văn hóa phụ thuộc vào hiểu biết của con người về khái niệm. Khái niệm được các nhà khoa học nhìn nhận là “ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng” [13]. Sinh thời, Hồ Chí Minh nhận thức rằng: “Khái niệm không phải là hiện tượng lẻ tẻ, là quan hệ bên ngoài nữa, khái niệm là đã nắm được cái bản chất, cái toàn diện, và quan hệ bên trong của mọi việc” [14]. Tức là, khái niệm có thể được nhìn nhận ở các mặt bản chất sự vật hay nội hàm bên trong, tính chất hiện tượng hay ngoại diên bên ngoài và thực chất hiện thực hay toàn diện tồn tại ở giữa bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều năm nay, khái niệm đã chỉ được công dân nói chung, nhà khoa học nói riêng hiểu biết ở mặt tính chất ngoại diên và bản chất nội hàm, chứ không đi sâu vào thực chất hiện thực tồn tại ở giữa nội hàm và ngoại diên của nó. Đây có thể được coi là nguyên nhân dẫn đến con người không hiểu biết đúng đắn về khái niệm. Do vậy, đổi mới tư duy của con người về khái niệm tức là mỗi quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng cần giáo dục các công dân của mình hiểu biết khái niệm trên cơ sở mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa ba mặt chủ yếu là: “bản chất (bên trong), tính chất (bên ngoài) và thực chất (toàn diện) tồn tại ở giữa của khái niệm” [15]. Đổi mới nhận thức của con người về khái niệm như vậy là cơ sở để mỗi công dân Việt Nam và toàn cầu hiểu biết rõ không chỉ tính chất “thực sự” (thật sự), bản chất “sự thực” (sự thật) mà cả thực chất “thực” (thật) tồn tại ở giữa của khái niệm theo mô hình cấu trúc sự thật, thật, thật sự như sau: “bản chất sự thật -thực chất thật - tính chất thật sự” [16]. Chẳng hạn, tâm linh có thể được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất hệ thống tri thức học thuật về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa sự thật vật chất sống, phi vật chất sống thật sự và ý thức sống thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội. Mô hình cấu trúc của mối liên hệ này có thể được biểu thị như sau: “Tâm vật” (bản chất sự thật vật chất sống của các nhóm tồn tại ở bên trong thế giới tự nhiên) - “Tâm linh” (thực chất ý thức sống thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội) - “Tâm lý” (tính chất phi vật chất sống thật sự của các cá nhân tồn tại ở bên ngoài thế giới xã hội). Tức tâm linh là khái niệm biểu hiện ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội. Theo đó, tâm linh là gắn liền với văn hóa sống, hình thành nên “văn hóa tâm linh” - khái niệm biểu hiện thực chất ý thức sống chân thật hay ý thức sống có văn hóa của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội.
Ba là, đổi mới nhận thức của con người về khái niệm văn hóa, học văn hóa và văn hóa học.
Khái niệm văn hóa biểu hiện thực chất mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa các khái niệm học văn hóa và văn hóa học. Khái niệm học văn hóa biểu hiện con người nhận thức bản chất vật chất sống của các nhóm tồn tại ở bên trong thế giới tự nhiên; khái niệm văn hóa học biểu hiện con người nhận thức tính chất phi vật chất sống của các cá nhân tồn tại ở bên ngoài thế giới xã hội; còn khái niệm văn hóa hay học văn hóa học biểu hiện con người nhận thức thực chất ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, nhiều năm nay, con người chỉ chú trọng nhận thức bản chất học văn hóa, tính chất văn hóa học chứ không chú trọng nhận thức thực chất văn hóa; tức con người chỉ chú trọng nhận thức đời sống vật chất và “tinh thần” (phi vật chất sống) chứ không chú trọng nhận thức ý thức sống của mình. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhiều công dân, nhà khoa học không nhận thức rõ khái niệm văn hóa, học văn hóa và văn hóa học là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo mô hình cấu trúc thực chất như sau: Bản chất học văn hóa- Thực chất văn hóa - Tính chất văn hóa học. Do vậy, đổi mới nhận thức của con người về khái niệm văn hóa, học văn hóa và văn hóa học tức là mỗi quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng cần giáo dục các công dân của mình nhận thức rõ các khái niệm này trên cơ sở mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa ba mặt chủ yếu là: 1) Tính chất văn hóa học hay nhận thức phi vật chất sống của các cá nhân tồn tại ở bên ngoài thế giới xã hội; 2) Bản chất học văn hóa hay nhận thức vật chất sống của các nhóm tồn tại ở bên trong thế giới tự nhiên; 3) Thực chất văn hóa hay nhận thức vật chất, phi vật chất, ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội. Đổi mới nhận thức của con người về khái niệm văn hóa, học văn hóa và văn hóa học như vậy là cơ sở để giáo dục công dân Việt Nam và toàn cầu nhận thức rõ sự thật vật chất sống, phi vật chất sống thật sự, ý thức sống thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội, đồng thời công dân có “văn hóa sống” (sống chân thật, sống có văn hóa, sống có lương tâm) trong cộng đồng, quốc gia, xã hội loài người.
Tài liệu trích dẫn
[1], [2], [3], [11], [13].Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng 2005, tr. 454, 1100, 447, 712, 491.
[4] https://www.dkn.tv/the-gioi/chu-nghia-hoi-giao-cuc-doan-he-tu-tuong-nguy-hiem-nhat-cua-the-gioi-hien-dai.html
[5] https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-dieu-linh-thieng-cua-so-7-trong-ngay-thuong-binh-liet-si-712859.html
[6] https://kienthuc.net.vn/giai-ma/vi-sao-so-0-duoc-ky-hieu-bang-hinh-tron-huyen-bi-673093.html
[7] https://giaoduc.net.vn/van-hoa/dao-duc-van-hoa-xuong-cap-tram-trong-chua-co-giai-phap-triet-de-post192332.gd
[8] http://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/Da-den-luc-phai-doi-moi-trong-nghien-cuu-KHXHNV-10389.
[9] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Trang 125 trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
[10]http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/1736-van-hoa-chinh-tri.html
[12] Nguyễn Hữu Đổng. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thật và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới, hội nhập ở Việt Nam hiện nay”. Trang 278, trong sách nhiều tác giả: Kế thừa và phát huy tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập. Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh - 2018.
[14] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, t. 6, tr. 249.
[15] http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-phat-trien-o-viet-nam-123029.
[16]http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/2651-doi-moi-tu-duy-nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-o-viet-nam-hien-nay.html
tin tức liên quan
Videos
Người Amish ở Mỹ
Quê hương Nghệ Tĩnh trong lòng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Đền Hồng Sơn
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Các di sản văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế
Thống kê truy cập
114511033
232
2359
21407
217906
121356
114511033