Góc nhìn văn hóa
“Đừng nói mà xui” nhìn dưới góc độ ngôn ngữ học và tâm lý học
Ngành ngôn ngữ học có những khám phá liên ngành “đặc biệt” như ý niệm “lời tiên tri tự ứng nghiệm/tự hủy hoại” và “diễn ngôn biểu đạt”.
“Lời tiên tri tự ứng nghiệm/ tự hủy hoại” tiếng Anh là self-fulfilling prophecy/self-destructing hay self-defeating prophecy, và tiếng Pháp là “prophétie autoréalisatrice/autodestructrice”. “Diễn ngôn biểu đạt” là “ performative utterance”và “énoncé performatif ”.
Phát minh đó lấy gốc từ công trình của hai nhà xã hội học William Isaac Thomas(1863-1947) và Robert King Merton(1910-2003). “Nói là một hành vi” nên nội dung, cách nói và cách lập câu có ảnh hưởng hay qui định rất nhiều hành vi khác trong kinh tế, y khoa, chính trị, giáo dục, thể thao, tôn giáo…
Ở nhà trường, thầy cô nói với học trò “cô biết cháu sẽ làm bài này được”. Đó không phải là một lệnh hay chỉ là một lời khuyên để học được thì được. Hoặc nếu không như cô muốn thì sẽ có lỗi. Lời khuyến khích đó là một lời tiên tri tự ứng nghiệm. Học trò phúc đáp và hoàn thành lòng tin tưởng ghi trước trong lời của thầy cô cho mình. Cái sự chia sẻ tin tưởng nói ra ngày hôm nay có cơ sở trên một sự trung thành nơi một ý nghĩa chung đã gắn vào tương lai. Tức một lòng tin tập thể về một tương lai chung có quyết định về hành vi ngày nay của từng người. Đó là chức năng tập hợp của lý tưởng. Trong chính trị học, đó là tuyên truyền chứ không phải là thông tin, vì không thể nào thông tin về tương lai chưa đến.
Bậc cha mẹ cũng làm như thế khi dạy các con. Nếu con nghe một câu dạy bảo mà không thành công như ông bà mong muốn hay không như con em hy vọng cho chính mình thì đó trở thành một tiên tri tự hủy hoại. Con nít chán rồi bỏ học. Từ đó nôm na mới có câu phòng ngừa sự thất bại là “đừng nói mà xui”. Tức là giữa cái sự cố “nói” và cái sự cố “im lìm” (không nói) thì sự cố “tôi là bí mật”.
Khó khăn hơn với những sinh hoạt xã hội có số đông trong một thế giới mở. Ví dụ: tôi lao động tự lập để đạt tự do chọn bạn, chọn cuộc sống của tôi. Ý tưởng này bao trùm hai định giá khác nhau. Thế nào là lý tưởng tập thể về tự do của tôi; và đâu là điều kiện cụ thể để tôi thực hiện riêng cái quyền lấy tự do cho cuộc sống theo ý tôi. Tức là tôi đạt quyền chọn và lựa cuộc sống của tôi và tôi biết tự tôi giới hạn tôi. “Tự do là tự tôi và do tôi” có nghĩa là tôi “tự cho phép” sống theo luật trách nhiệm của tôi. Đây là một diển ngôn biểu đạt. Bình dân có câu “muốn là làm được”. Số đông cũng muốn và làm nên số đông tôn trọng từng tự do của từng người một.
Phức tạp nhất là với những cách sống đạo đức. Không ai thích bị trộm, biết có người gian cướp sống bên cạnh mình! Lời tiên tri tự ứng nghiệm là có nội dung và nguyện vọng “làm giàu”. Diễn ngôn biểu đạt là phải thành công dù trong một bối cảnh thực tế không đẹp. Do đó, mâu thuẫn là nơi đạo đức sống lương thiện. Để giải quyết căng thẳng đó, tôi phải nhẹ dạ, dung tha tội của tôi với những lời an ủi để qua chuyện: “muốn là làm được nhưng đừng nói [những gì đã làm] mà xui”. Vì thế mà có “không-nói-sự-thật” để diễn ngôn biểu đạt nói dối cho được việc. Giảm mức đạo đức thành phổ thông, phổ cập… Người tham nhũng không bao giờ nói với con mình là mình tham nhũng. Nếu nó biết là một lời tiên tri tự hủy hoại gia đình.
tin tức liên quan
Videos
Những kẻ cực đoan sợ sách và bút
Người Amish ở Mỹ
Quê hương Nghệ Tĩnh trong lòng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Đền Hồng Sơn
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Thống kê truy cập
114511080
279
2359
21454
217953
121356
114511080