Diễn đàn
Quốc hiệu và niên hiệu
Hiện nay, các văn bản Nhà nước và giao dịch dân sự đều dùng Quốc hiệu kèm tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Tuy nhiên trong các bài văn cúng tế đều dùng Niên hiệu. Chẳng hạn “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM năm thứ ...”. Bài viết này xin góp tiếng nói để sửa lỗi đó.
Nhà nước ta đã dùng Quốc hiệu thay Niên hiệu, từ ngày 2 tháng 9 năm 1945, trong các văn bản pháp quy và cả giao dịch dân sự, không dùng niên hiệu như các triều đại phong kiến.
Nhà văn hóa Chu Thiên (tức Hoàng Minh Giám) đã xuất bản cuốn sách 汉文教程 (Giáo trình học chữ Hán). Dịch nghĩa Bài 25 và Bài 26 như sau:
“Thời Bắc thuộc, nước ta thường dùng niên hiệu Trung Quốc. Từ năm thứ 2 đời Vua Đinh Tiên Hoàng mới đặt niên hiệu “Thái Bình nguyên niên”. Có vị Vua lại đổi niên hiệu hai lần hoặc năm sáu lần, thường lấy năm sau làm năm đầu (nguyên niên) của niên hiệu mới.
Nền Cộng hòa Dân chủ không dùng phép ghi niên hiệu và đổi niên hiệu mà lấy năm thành lập làm năm bắt đầu, bắt đầu từ ngày 2 tháng 9 dương lịch. Văn thư công tư đều dùng ngày, tháng, năm dương lịch, không dúng âm lịch.”
Một trang trong giáo trình học chữ Hán của tác giả Chu Thiên ( tức Hoàng Minh Giám)
Xin nói thêm, có nhiều triều vua có từ 2 đến 7 niên hiệu. Nhiều nhất là triều Vua Lý Nhân Tông, trong 56 năm trị vì (1072-1127), có 7 niên hiệu: Thái Ninh (4 năm), Anh Vũ Chiêu Thắng (9 năm), Quảng Hữu (7 năm), Hội Phù (9 năm), Long Phù (9 năm), Hội Tường (10 năm), Thiên Phù Duệ Vũ (7 năm), Thiên Phù Khánh Thọ (1 năm). Nhưng nhiều triều vua chỉ dùng 1 niên hiệu, như: Đinh Tiên Hoàng (Thái Bình); Lý Thái Tổ (Thuận Thiên); Lê Thái Tổ lấy niên hiệu trùng Lý Thái Tổ (Thuận Thiên);... Nhà Nguyễn trị vì gần 143 năm (1802-1945), có 13 triều vua, mỗi triều vua chỉ dùng 1 niên hiệu: Gia Long (18 năm), Minh Mạng (21 năm), Thiệu Trị (7 năm), Tự Đức (36 năm), ...Bảo Đại (20 năm).
Sắc lệnh số 50 ngày 9/10/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ( Ảnh TL)
Mặc dù Nhà nước ta đã bải bỏ niên hiệu, chỉ dùng quốc hiệu từ ngày 2 tháng 9 năm 1945, vậy mà hiện nay trong văn cúng tế, có cả lễ tế trang trọng tại di tích đã xếp hạng, có lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến dự, người đọc văn tế vẫn dùng niên hiệu: “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm thứ...”. Năm nay (2021) người thì dùng “năm thứ 77” (tính 1945 là năm thứ 1), người thì dùng “năm thứ 76” (tính 1946 là năm thứ 1), người thì dùng “năm thứ 46” (tính từ năm 1976).
Đúng ra mở đầu văn cúng (tế) hiện nay phải đọc:
“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”
Quốc hiệu kèm thêm tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” xuất hiện từ Văn bản pháp quy đầu tiên là Sắc lệnh số 50 ngày 9/10/1945 có chữ ký của Chủ tịch chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh, cho đến ngày nay không hề thay đổi. Thiết nghĩ, văn cúng tế trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Nhà nước Việt Nam. Đây là quốc hồn, quốc túy, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Đọc (viết) Quốc hiệu và tiêu ngữ ở văn bản, tựa như chào Quốc kì và hát Quốc ca trước sự kiện quan trọng, là thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Các cơ quan thông tin đại chúng cần tuyên truyền cho mọi người dân hiểu rõ. Các nhà xuất bản cần quan tâm sửa lỗi ghi niên hiệu trong các sách viết về cúng tế. Các cơ quan văn hóa cần hướng dẫn để thầy cúng không dùng niên hiệu trong cúng tế nữa.
tin tức liên quan
Videos
Người Amish ở Mỹ
Quê hương Nghệ Tĩnh trong lòng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Đền Hồng Sơn
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Các di sản văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế
Thống kê truy cập
114511033
232
2359
21407
217906
121356
114511033