Điều khiến người ta ngượng ngùng và nản chí nhất, là giới truyền thông thế giới đưa tin về Trung Quốc và hình tượng người Trung Quốc. Người Trung Quốc đã thể hiện không đẹp khi ra nước ngoài du lịch, bị người nước ngoài đưa tin cười chê không dứt : những hiện tượng như lớn tiếng ồn ào, vứt rác bừa bãi, khạc nhổ lung tung, khi mua hàng và lên xe không chịu xếp hàng, tranh cướp chỗ ngồi, ăn bữa ăn nhanh gíống như nạn dân “sắp chết đói” v.v.. đã trở thành đặc trưng của người Trung Quốc; lại còn hành vi cử chỉ của quan chức, nhà doanh nghiệp, học giả Trung Quốc nào đó khi tham dự hội nghị quốc tế lớn đã trở thành đối tượng để giới truyền thông quốc tế châm chọc, cạnh khoé. Những người này khi dự họp đã gọi nhiều điện thoại, hay đi tiểu tiện, ra vào hội trường luôn, đeo kính đen, đồng giới mà kề lưng dựa vai với nhau, quan chức ưa thích tiền hô hậu ủng, cấp dưới công khai phục dịch cấp trên, thậm chí rung đùi đã trở thành quyền sở hữu của người Trung Quốc v.v..Tóm lại, tố chất người Trung Quốc thấp kém, không có giáo dưỡng, ra nước ngoài vừa không nhập gia tuỳ tục lại vừa không chịu học tập cử chỉ cao nhã của người nước ngoài do đó làm cho người Trung Quốc bị mất mặt, bị người nước ngoài ghét bỏ. Đến nỗi người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Trung Quốc phải tuyên bố người Trung Quốc cần chú ý kiểm điểm, điều này sợ rằng là yêu cầu chưa từng có trên thế giới. Nếu tập trung những khuyết điểm nói trên của người Trung Quốc lại viết thành một cuốn “Người Trung Quốc xấu xí “ nữa thì không chỉ hay hơn nhiều mà còn sẽ khai trừ được người Trung Quốc ra khỏi hộ khẩu thế giới với đầy đủ lý do.
Càng bàn càng nhiều vấn đề, có lúc phẫn nộ, có lúc thản nhiên, có lúc cảm thán vì lo nước lo dân. Một mực vùi đầu ăn uống rất ít nói, ông Vương bỗng ngẩng đầu lên than dài: “Ôi! Trung Quốc thật đáng thương, đến bao giờ người Trung Quốc mới không bị người ta coi không ra gì nữa!” Lời nói đó như dội gáo nước lạnh vào mấy ông bạn đang cao đàm khoát luận, không còn hứng thú với việc ăn uống nữa. Mấy gia trưởng chúng tôi nhân cơ hội này đã kết thúc cuộc vui, dẫn già, trẻ “về nhà”. Tuy nhiên sau đó, tôi không sao dừng được suy ngẫm: liệu người Trung Quốc có thật đáng thương hay không, những người Trung Quốc nào là đáng thương nhất, đáng thương ở mặt nào, vì sao lại đáng thương, vì sao Trung Quốc luôn luôn là đối tượng bị dư luận quốc tế trách cứ.
Rõ ràng quan chức, công vụ viên nói chung, thương nhân, nhà doanh nghiệp của Trung Quốc, khẳng định là không đáng thương. Địa vị xã hội của phần tử trí thức cũng từ lão chín thối(1) nhẩy lên lão sáu, thậm chí lão năm nên cũng không đáng thương. Có người sẽ nói, công nhân, nông dân, người không nghề nghiệp ở Trung Quốc đáng thương. Chúng ta nhìn thấy đúng là, trong xã hội Trung Quốc hiện nay, thay thế địa vị lão chín thối của phần tử trí thức chính là nông dân. Còn giai cấp lãnh đạo của chúng ta, người anh cả công nhân cũng chỉ có thể ở vị trí thứ tám. Bất kể là địa vị xã hội hay là mức sống vật chất đều thuộc tầng lớp dưới, về cơ bản vẫn là “giai cấp vô sản”. Còn đời sống của những công nhân phải rời cương vị và những người không nghề nghiệp càng nên được đồng tình đáng vì họ cất tiếng kêu lớn. Thế nhưng, những công nhân và nông dân dựa vào mồ hôi và xương máu rẻ tiền của mình để rau cháo nuôi gia đình kiếm tiền cho các triệu phú nước mình và nhà tư bản nước ngoài vẫn là cơ sở và trụ cột cho sự trỗi dậy của Trung Quốc, có cống hiến cho đất nước. Bọn họ bần cùng nhưng ý chí không kém, vẫn giữ khí tiết “con không chê cha mẹ xấu, chó không chán chủ nghèo”, bọn họ không quên tổ tiên, từ những điểm này mà nói họ không đáng thương nhất, tất nhiên cũng không sợ người ghét.
Đúng vào lúc đang ngổn ngang trăm mối tơ vò ấy, tôi đọc được một tin, nói hiện nay một số dân chúng thành phố Trung Quốc yêu thích thực phẩm do người nuớc ngoài sản xuất. Trước tiên là sữa thành phẩm của Newzealand, sau đó là vang Bordeau Pháp, dầu ôliu Italia, đã dấy lên cơn sốt mới, lại còn hoa quả nhập khẩu từ nước ngoài. Và thế là báo chí Mỹ ngạc nhiên kêu lên “ người Trung Quốc dùng nhiều thực phẩm của nước ngoài sẽ dẫn tới tai hoạ cho thế giới.” Trong khi mối lo chính đáng vì phong trào giảm bớt lượng thải khí CO2 do Mỹ và châu Âu phát động, người Trung Quốc vẫn mê mải vào những lựa chọn mới, ưa thích nhiều loại thực phẩm nước ngoài như Hamberger, Kentucky, sôcôla, và bây giờ đã trực tiếp nhập khẩu thực phẩm nước ngoài. Như vậy sẽ giúp thêm việc nhả khí thải nhà kính, mong rằng người Trung Quốc hãy suy nghĩ xem điều đó sẽ phá hoại trái đất lớn đến đâu. Đương nhiên bài viết không nói, người Trung Quốc ăn một số thực phẩm nước ngoài như vậy liệu người Trung Quốc có sản sinh ra hậu quả như nước Mỹ “mười nam thì sáu người béo, mười nữ thì chín người béo”(chỉ với người trưởng thành)Tin này dường như làm cho tôi hiểu rõ, cây đại thụ Trung Quốc từng lung lay muốn đổ đã đang trỗi dậy cho dù nó còn tương đối suy yếu nhưng cũng cây lớn gọi gió to. Đúng là hiện nay Trung Quốc đã có một số ít người giàu lên trước, có chút tiền là có thể ra nước ngoài xem xét. Thế nhưng bà già Lưu vào Đại Quan Viên(2) hành vi, cử chỉ khó tránh khỏi bị người ta cười chê; kinh tế Trung Quốc đã có phát triển, “Trung Quốc chế tạo” đã đi vào các nước trên thế giới khiến một số nước bị thâm hụt mậu dịch, thậm chí hình thành sự ỷ lại vào “Trung Quốc chế tạo”. Cộng thêm người Trung Quốc dường như có đức hạnh sùng dương mê ngoại bẩm sinh, ưa thích ăn uống thực phẩm nước ngoài. Hơn một tỷ người Trung Quốc giống như đàn kiến đáng ghét, sẽ ăn sạch tài nguyên nước ngoài? Dường như người Trung Quốc bị coi là hoạ da vàng.
Người viết bài này không dám phủ nhận, một số vấn đề mà bọn chúng tôi bàn trong bữa ăn phần lớn là sự thực, hơn nữa có thể kiểm tra.Thế nhưng nhìn lại những bình luận về việc Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng của giới truyền thông nước ngoài, thấy nói tốt dường như không nhiều, nói xấu thì lúc nào cũng thấy, chỉ trích thì chỉ có tăng chứ không có giảm. Lắng nghe phê bình vốn có ích cho sự tiến bộ của chúng ta, thế nhưng trong một số sự việc, bất kể Trung Quốc làm như thế nào đều rát khó hợp khẩu vị người ta. Nói chung đều bị phê bình và dị nghị, trăm phương ngàn kế vạch tìm khuyết điểm, hà khắc hết chỗ nói, khiến bạn không biết làm thế nào cho phải. Một số việc vốn không liên quan với Trung Quốc cũng đem Trung Quốc ra làm con cừu thế tội . Trung Quốc trở thành con chuột chạy qua đường (3) và yêu ma quỷ quái, trở thành cái bia công kích cuả một số chính khách nước ngoài nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri. Điều này không chỉ người Trung Quốc đáng thương mà Trung Quốc cũng rất đáng thương
Dưới cái mũ lớn “luận điểm Trung Quốc đe doạ” còn có nhiều “luận điểm đe doạ” nhỏ nữa: đe doạ của tỷ suất hối đoái đồng Nhân Dân Tệ( NDT), đe doạ an toàn của thực phẩm và sản phẩm Trung Quốc, đe doạ trước việc xấu đi của môi trường Trung Quốc, đe doạ do tăng trưởng nhanh chóng nhu cầu năng lượng của Trung Quốc, đe doạ của rủi ro thị trường cổ phiếu Trung Quốc, đe doạ toàn cầu trước việc người Trung Quốc ăn thực phẩm thế giới v.v.. rất nhiều, rất nhiều. Thực phẩm Trung Quốc có độc không xuất khẩu thì thôi, hễ xuất khẩu là liên tiếp bị ..; “Trung Quốc chế tạo” do các nhà máy Trung Quốc sản xuất theo tiêu chuẩn nước ngoài, hàm lượng chì trong đồ chơi vượt tiêu chuẩn, diethylen glycol trong thuốc đánh răng vượt quá lượng(cho phép) và thức ăn cho vật nuôi quí có chất độc bị cấm bán, mấy chục vạn đôi xăm lốp không hợp cách bị trả về, cứ như thế v.v.. Mặc dù đã chứng minh nhiều mặt hàng là vấn đề của tiêu chuẩn thiết kế của nhà máy nước ngoài, nhưng bị khiển trách không phải là nhà máy nước ngoài mà là Trung Quốc, “Trung Quốc chế tạo” đã biến thành sự hoảng sợ trong con tim dân chúng nước Mỹ và Tây Âu. Tuy vậy vào dịp lễ Cám Ơn và lễ Noel, trong đống hàng hoá lung linh ngập mắt từ tặng phẩm ngày lễ đến đồ dùng hàng ngày, từ giấy vệ sinh cho đến chổi lau nhà, từ đồ chơi trẻ em đến các loại gia cụ, từ quần áo đến giầy dép, từ túi xách tay tới cây thông Noel, từ thuốc men đến dụng cụ rèn luyện sức khoẻ, từ đồ dùng văn phòng đến dụng cụ toán học, từ nồi, xoong, thìa, bát đến đồ điện gia đình, từ giầy trượt tuyết đến ván trượt của trẻ em, cho đến nhiều hàng hoá còn chưa thấy nhiều ở Trung Quốc, đều được đóng gói và bày tại chỗ không bắt mắt lắm hoặc có con chữ “made in China” trên nhãn hàng. Một dạo, sau khi xuất hiện nguy hiểm của “Trung Quốc chế tạo” không lâu, có người Mỹ viết: “Trung Quốc chế tạo” đã quay lại nhà tôi, cuộc sống đã trở nên nhẹ nhõm như không.
Thế nhưng sau khi đọc được tin của giới truyền thông về việc “cây thông Noel của hãng Wall-Mart đã nhuốm đầy máu và mồ hôi của những công nhân trẻ con Trung Quốc như thế nào” bạn sẽ nghĩ tới việc Trung Quốc dùng tài nguyên thiên nhiên và sự thấu chi của sức lao động rẻ mạt của mình cung cấp cho tiêu dùng nhiều nước. Tăng trưởng GDP của “công xưởng thế giới” Trung Quốc có được, đã đổi thành sự hưởng thụ, hoan lạc và lãng phí của người khác(từ hàng tiêu dùng và các loại rác của các gia đình người Mỹ và Tây Âu có thể thấy, lãng phí là kinh người)Môi trường đất nước xấu đi nhanh chóng và sự gia tăng lớn của lượng khí thải CO2 tại Trung Quốc được đổi lại bằng những lời khiển trách của các nước phát triển đối với Trung Quốc. Lượng thải khí CO2 của Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới, nhưng lượng khí thải CO2 bình quân theo đầu người của Trung Quốc chỉ đứng thứ 92. Bây giờ lại nói người Trung Quốc ăn thực phẩm nước ngoài sẽ tăng thêm lượng khí thải CO2 sẽ mang lại tai hoạ cho thế giới. Thế nhưng đã “không có ai nói tới nước mà lượng khí thải trong lịch sử nhiều, lượng khí thải bình quân đầu người cao, hệ số đàn tính khí thải lớn(Mỹ) là đe doạ chủ yếu của sự thay đổi khí hậu, mà chỉ nói Trung Quốc với lượng khí thải trong lịch sử ít, bình quân đầu người lượng khí thải thấp, hệ số đàn tính của khí thái nhỏ, tạo ra sự đe doạ chủ yếu” . Người ta tiêu dùng tài nguyên của Trung Quốc nhưng lại nói “không” với chế độ Trung Quốc. Liệu bạn có thể không nói rằng như vậy là sự vứt bỏ người Trung Quốc, là người Trung Quốc đáng thương ư?
Trong các mặt khác dường như Trung Quốc cũng trở thành cái đích của trăm mũi tên như vậy. Các vị khách mà Trung Quốc mời tới, không cho Trung Quốc thể diện mà đã hoa chân múa tay trên diễn đàn, vì việc này Trung Quốc đã thủ tiêu qua lại nào đó giữa hai nuớc do đó mà đắc tội đối thủ nghêng ngang kiêu ngạo và thế là lại được một trận chửi mắng; tượng Louis.Martin do nhà nghệ thuật Trung Quốc đang hoàn thành nên đã dẫn tới hàng loạt tiếng kháng nghị nói nhà nghệ thuật Trung Quốc không có nhân quyền không có tư cách làm việc này; đãi ngộ của công nhân và nông dân Trung Quốc cực thấp khiến các phía lên tiếng phê phán. Gần đây Trung Quốc công bố “Lụât hợp đồng lao động” cung cấp bảo vệ pháp luật cho người lao động, nhưng kết quả là bị thương nhân nước ngoài, thương nhân Đài Loan, Hồng Công lũ lượt chỉ trích, nói là làm tổn hại lợi ích của người đầu tư; lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức Thế vận hội, việc tốt như vậy mà cũng khiến người ta giương mắt há mồm, nào là không hợp tiêu chuẩn, cũng không hợp yêu cầu, chất lượng không khí kém, giao thông ùn tắc, nước uống không vệ sinh, tố chất thị dân kém…khiến người nước ngoài cảm thấy không dễ chịu. Để trở thành không dễ coi trước mặt người nước ngoài khi khai mạc Thế vận hội, thế là Bắc Kinh đành cải thiện giao thông, chỉnh đốn bộ mặt thành phố, qui định ôtô theo biển số hai ngày ra phố(một lần), nhằm giảm bớt lượng khí thải, cộng thêm do chỉnh trị đường phố đã khiến một bộ phận thị dân phải di chuyển(nghe nói thành phố Bắc Kinh bảo đảm sắp xếp phòng ở hợp lý), nhưng những việc này đều bị chỉ trích là xâm phạm nhân quyền, dấy lên phong trào tẩy chay Thế vận hội. Xem ra Trung Quốc tổ chức Thế vận hội là chuột chui vào ống gió, hai đầu đều bị hun”, “chiếu tướng cùng bồ tát, trái phải không là người”(?) Người ta tổ chức Thế vận hội kiếm tiền, nâng cao uy tín quốc gia, còn Trung Quốc tổ chức thế vận hội, chưa thấy gì đã lỗ, không mất lý, mất nghĩa không được. Bạn có thể nói, người Trung Quốc không đáng thương à?
Mọi người đều nói so với các nước phát triển trình độ khoa học kỹ thuật của Trung Quốc có khoảng cách tới mấy chục năm, nhưng người Trung Quốc trong những hoạt động riêng lẻ lại có “bản lĩnh”thực sự. Nếu không thế, vì sao giới truyền thông vừa mới đưa tin, ba nước Mỹ, Anh, Đức tuyên bố, mạng của chính phủ bị tin tặc (harker) Trung Quốc xâm nhập, nước Pháp lập tức tuyên bố với giới truyền thông, tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập mạng máy tính của chính phủ Pháp, tuy vậy không có chứng cớ hiển thị đó là phía quân đội Trung Quốc. Ai vào trước là chủ, đưa kết luận trước, điều tra sau, thậm chí không điều tra đã nói chắc, người nước ngoài đã nói đâu có giả, tin hay không tuỳ bạn; ngay sau đó Cục chống độc Liên bang Mỹ lại chứng thực nói, 99,9% thuốc kích thích của Mỹ đến từ Trung Quốc. Có 35 nhà máy Trung Quốc cung cấp nguyên vật liệu cho các phòng thí nghiệm bí mật sản xuất phi pháp tại Mỹ thuốc kích thích cấm dùng trong thi đấu thể thao; gần đây máy móc đặt trên con tầu vũ trụ “Hằng Nga số một” do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, chụp ảnh mặt trăng cũng bị nghi ngờ là ăn cắp của người Mỹ. Ý tứ là, anh, người Trung Quốc cho dù có phóng được con tầu vũ trụ nhưng vẫn chưa có khả năng chụp được những bức ảnh không giống nhau trên cùng một mặt trăng, đó là “bản ăn cắp”. Người Trung Quốc trở thành kẻ trộm móc túi người ta, thật vừa đáng cười vừa đáng thương.. Trong tiếng chửi rủa của luận điểm Trung Quốc đe doạ, một số nước châu Á cũng không chịu kém, họ coi Trung Quốc là ác quỷ. Lợn Việt nam mắc bệnh tai xanh nói bệnh này bắt nguồn từ Trung Quốc; trong nước Philippines xẩy ra vụ án hủ bại, một nghị sĩ nói: “Trung Quốc đã phát minh ra hủ bại, khiến chính phủ của bọn họ cũng rất hủ bại” Xin chú ý nói là Trung Quốc “phát minh” ra hủ bại, tất nhiên Trung Quốc có quyền “tự chủ sáng tạo” ra hủ bại, và như vậy chẳng phải là các nước khác tự nhiên trở thành kẻ ăn cắp, chẳng phải là đã xâm phạm quyền “sở hữu trí tuệ” của Trung Quốc rồi ư? Còn hơn thế nữa, khi người Nhật đến thành phố X. ở miền nam Trung Quốc “mua dâm tập thể”, học sinh Trung học Phổ thông Hàn quốc đến Trung Quốc du lịch “mua dâm”, mà bị khiển trách không phải là những khách chơi bời đó mà lại là Trung Quốc, nói ngành sắc tình Trung Quốc làm hại họ. Đại khái chỉ có Nhật Bản và Hàn quốc mới là quốc gia “sạch sẽ về tính”, còn Trung Quốc mới là người có quyền sáng tác đầu tiên ra ngành sắc tình.
Đã có lúc tôi thật sự thấy người Trung Quốc rất có chút hèn, thường tại trước mặt một số “không biết làm gì” thể hiện phong độ nước lớn, nhưng hiệu quả không lý tưởng. Ví dụ như quốc gia láng giềng ở đông bắc Trung Quốc, Trung Quốc đã cho họ không ít viện trợ, tiếp nhận không ít nạn dân, thế mà họ vẫn chửi anh là chủ nghĩa xét lại, nước Mỹ vẫn là nước người ta coi trọng. Ở đây trích dẫn một đoạn của Trịnh Cường, được người ta gọi là “giáo sư phẫn nộ” như sau: “một nông dân Nhật Bản đến núi Nga Mi chơi, trượt chân ngã gẫy xương, anh ta được dùng ngay máy bay trực thăng của không quân Trung Quốc chở đi cấp cứu, thế mà một lưu học sinh Trung Quốc tại một trường Đại học Nhật bản bị chết tại ký túc xá 7 ngày mới bị phát hiện. Một đôi vợ chồng tiến sĩ người Trung Quốc và con bị ngộ độc thực phẩm vì ăn phải nấm độc, vợ và con bị chết, người bố bị hỏng gan nặng nhưng phải đợi mất 12 giờ tại phòng khám của bệnh viện thuộc một trường đại học nổi tiếng Nhật mà vẫn không có một giáo sư Nhật nào tới xem xét! Thế mà vì sao anh lại hữu hảo thế, cho rằng mình rất độ lượng, trên thực tế là bị người ta cười chê, cười anh vô tri! Dân tộc các anh hèn!”
Ôi! Trung Quốc vừa có chút khí thế trỗi dậy, đã bị các cường quốc thế giới xúm nhau lại tấn công, dường như có chút oan ức, bạn có thể nói người Trung Quốc không đáng thương ư?. Liệu cây đại thụ này có thể chống đỡ nổi những cơn gió mạnh thổi loạn từ bốn phương tám hướng tới không? Lại nói, bất kể người nước ngoài có tâm thái gì đề xuất dị nghị, đưa ra cảnh cáo, thực thi chế tài kinh tế đối với những vấn đề tồn tại và chưa được của Trung Quốc đang phát triển đều là bảo vệ nhu cầu chính trị và kinh tế của lợi ích bản thân mình, chưa được mới là lạ. Tiến hành phê bình một số tính xấu của người Trung Quốc cũng là điều nên làm. Tuy vậy những phê bình của người nước ngoài đối với Trung Quốc ít nhiều đều có chút chừng mực, còn có chút lịch sự ngoại giao và lời lẽ ngoại giao. Bọn họ ngoài việc ngạc nhiên kêu lớn Trung Quốc đe doạ, đề xuất nghi ngờ chất vấn và phê bình, kêu gọi tẩy chay và chế tài ra các nhà chính trị có lý trí vẫn chủ trương đối thoại, hợp tác cũng có lúc lợi dụng lẫn nhau với Trung Quốc. Chí ít, người ta còn chưa công khai nói “dân tộc Trung Hoa là dân tộc hạ đẳng”, bất kể lòng dạ hắn nghĩ gì.
Với tư cách là người Trung Quốc tất nhiên nên suy nghĩ thăm dò tìm cách làm thế nào để Trung Quốc cường thịnh, khiến tố chất người Trung Quốc nâng cao, không bị người ta kỳ thị, từ đó làm cho dân tộc Trung Hoa mãi mãi đứng trong rừng cây dân tộc thế giới. Tuy vậy chẳng khó khăn gì để thấy, thực sự coi Trung Quốc và người Trung Quốc không ra gì lại chính là một số người Trung Quốc nào đó tự hạ thấp mình. Đối với sai lầm và khuyết điểm của người Trung Quốc, đối với những sự cố, tai nạn và vấn đề xuất hiện ở Trung Quốc, bọn người này thường giữ một tâm thái vui mừng trước tai hoạ, nói chung là oán ghét, châm biếm, chứi rủa và xỉ nhục. So với người nước ngoài những bình luận của những người này còn chua cay, hà khắc và hung dữ hơn, dường như không phải là muốn Trung Quốc tốt hơn mà là muốn đạt mục đích khác.
Trong những người Trung Quốc gia nhập đội ngũ khiển trách người Trung Quốc, nếu khách sáo một chút thì chỉ nói “tôi vốn không muốn hoa chân múa tay với người Trung Quốc”, người Trung Quốc có thiện ý lại có chút hài hước và châm biếm thì đề xuất một số “cái đáng để người Trung Quốc không tự hào”, còn người Trung Quốc oán hận người Trung Quốc thì đã nói ra những lời mà người nước ngoài muốn nói nhưng chưa nói. Chất vấn: “dân tộc Trung Hoa có phải là một dân tộc ưu tú không?” đồng thời nhằm thẳng vào những khuyết điểm, sai lầm, bất lợi, thất bại của Trung Quốc thể hiện trong mấy ngàn năm nay để đề ra một cái gọi là “ tiêu chuẩn của dân tộc ưu tú”, nhằm thuyết minh dân tộc Trung Hoa là một dân tộc hạ đẳng, hơn nữa chỉ là một dân tộc bị “mấy ngàn kẻ cướp Anh đánh cho tơi bời mới biết mình là một dân tộc hạ đẳng”. Bạn trên mạng cá biệt khí thế hung hăng nói: “tôi là “Hán gian!” anh thử làm gì tôi? “ Có người phẫn nộ nói: “nếu kiếp sau được đầu thai làm người, cũng không làm người Trung Quốc nữa.”
Tất nhiên một người muốn làm gì là quyền của anh ta, ai cũng không thể can thiệp. Đáng tiếc là có một điểm không thể không thừa nhận, cha mẹ Trung Quốc của bạn khi sinh ra bạn là đã có gien người Trung Quốc rồi. Bạn vừa không thể phản đối cha mẹ không nên cho bạn gien Trung Quốc, và cũng không thể bảo đảm rằng thế hệ thứ hai của bạn khi đầu thai đã hoàn toàn loại bỏ được loại gien đó. Cho dù dùng kỹ thuật chuyển gien cũng chưa chắc đã trở thành người nước ngoài từ đầu đến chân. Dùng lời nói của cách mạngvăn hoá thì là “ con đường ta đi có thể lựa chọn nhưng xuất thân thì không thể lựa chọn”, bởi vì bạn không có bản lĩnh để chỉ huy Diêm vương. Cần biết Diêm vương không phải là thượng đế của nước Mỹ, ông là vị thần do dân tộc Trung Hoa sáng tạo, ông chủ quản công việc đầu thai và chuyển thế. Liệu ông có thể thương lượng được với thượng đế của Mỹ và Anh hay không, giống như kẻ di dân nào đó không muốn làm người Trung Quốc “chuyển đầu thai” đến Mỹ hoặc Anh.Thế nhưng cho dù anh ta vui lòng thì sau khi đã có quốc tịch Mỹ, tiếng Anh nói lầu lầu, kết hôn với người Mỹ sinh con đẻ cái, nhưng vẫn là “hậu duệ Trung Quốc” là đứa trẻ hỗn huyết. Chỉ cần trên người anh vẫn chảy giòng máu Trung Quốc, anh sẽ khó có thể dung hoà vào xã hội chủ lưu của Mỹ, vẫn bị người ta vứt bỏ. Trừ phi thực hiện thế giới đại đồng chỉ có một quốc gia và chính phủ. Nếu không những người Trung Quốc này vẫn đáng thương nhất, người mình mà coi người mình không ra gì thì càng hèn.
Người viết bài này do xúc cảm mà viết ra, không hề nhằm riêng vào một người nào đó, và cũng không nghĩ là tuyên truyền vì mục đích gì. Cũng có thể có người nói tôi là kẻ “phẫn nộ” là phần tử dân tộc chủ nghĩa. Nhưng tôi chỉ muốn nói là một người Trung Quốc, tôi không hối hận và cũng không cảm thấy lùn hơn người nuớc ngoài một phân. Tôi phấn khởi vì Trung Quốc đang trỗi dậy, và lo lắng vì Trung Quốc còn tồn tại hàng đống lớn vấn đề, và thở dài vì những người Trung Quốc đáng thương đó.Phát biểu chút ít cảm tưởng và cũng chỉ thế mà thôi.
Dương Danh Dy ( sưu tầm và dịch )
Chú thích của người dịch
1 Lão chín thối: gần như là một đại danh từ để gọi với ý rất khinh thường phần tử trí thức trong cách mạng văn hoá.
2 Bà Lưu vào Đại Quan Viên: một nhân vật trong coi công việc ở quê nhà của họ Giả trong Hồng Lâu Mộng
3 Chuột chạy qua đường: kèm theo câu tiếp “ai ai cũng đánh” chỉ thái độ bị căm ghét đến cực độ.
*Nguồn: Huaxiakuaidi ngày 10/1/2008 (bài viết được gửi từ đại lục ra)