Diễn đàn
“Tiền chùa” và “Tư duy dự án”
Muốn có sự phát triển về văn hóa, tức là sự thay đổi chuyển hóa tích cực về chất lượng của đời sống văn hóa thì sự đầu tư về điều kiện vật chất là điều cần thiết.
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên phủ
vừa khánh thành đã bị hư hỏng vì bị rút ruột 100 tấn đồng
Trong những năm qua, trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch cả nước đã có tới hàng vạn dự án to nhỏ khác nhau với số tiền rất lớn, bao gồm cả nguồn ngân sách, nguồn dân đóng góp, nguồn của các doanh nghiệp và nguồn vay của nước ngoài. Riêng các lĩnh vực văn hóa chúng ta đã từng có nhiều chương trình mục tiêu đầu tư như chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa, phát triển văn hóa thông tin cơ sở, phát triển điện ảnh…Nhiều chương trình, dự án trị giá hàng trăm tỷ đồng được được lập, phê duyệt và thực hiện. Không thể phủ nhận những kết quả khả quan do các chương trình, dự án này mang lại. Tuy nhiên, cũng không ít dự án đã không được dư luận đồng tình, hoặc về quản lý, hoặc về tư duy khoa học. Tư duy và ý tưởng xây dựng một số không ít dự án bị chi phối bởi các lợi ích cục bộ hoặc do kém hiểu biết về kiến thức chuyên môn nên xác định chưa chính xác tính chất, quy mô, nội dung, giải pháp thục hiện cần thiết. Dự án nào cũng cố tình đưa ra các phương án có quy mô và dự toán lớn nhất có thể. Một số dự án trùng tu, tôn tạo di tích nhưng đã làm biến đổi tính chất, diện mạo di tích. Từ đó, muốn hay không, làm thay đổi nội dung, giá trị và ý nghĩa của di tích. “Lợi bất, cập hại” là điều đã từng có ở một số dự án. Một số dự án tôn tạo, mà thực chất là làm mới các công trình văn hóa đã xác định sai công năng nên công trình tưởng niệm lại có quy mô và hình hài của một công viên. Một số chương trình dự án khác về văn hóa thông tin cơ sở, điện ảnh… thì kết quả thiếu bền vững, hết tiền là hết tác dụng bởi cách làm “giải ngân”, nóng vội, chiếu lệ. Mục tiêu hướng đến của phần lớn các dự án là lượng ngân sách được đầu tư chứ không phải là giá trị mà dự án mang lại là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng lộn xộn trong việc lập, phê duyệt và quản lý, thực hiện các dự án vừa qua. Nhưng sâu xa là bởi một tầm nhìn thiển cận, một kiến thức nông cạn về văn hóa và khoa học đi cùng với một sự đua tranh quyết liệt của các lợi ích cục bộ.
Hiện nay vẫn còn tình trạng các địa phương, các đơn vị đua nhau lập dự án. Nhiều dự án có quy mô và dự toán lớn. Số dự án được phê duyệt cũng đang nhiều. Dự án được quan niệm như một chiếc bánh ngọt trên trời rơi xuống, ai cũng muốn được thưởng thức vì nó được làm từ “Tiền chùa” - bầu sữa “ ngân sách – tiền thuế của dân”. Bởi quan niệm vậy nên việc lập, phê duyệt và điều hành, quản lý các dự án đang là một vấn đề có nhiều chỗ bất hợp lý, thậm chí sai phạm được dư luận xã hội quan tâm.
Rà soát, đánh giá để điều chỉnh lại nhằm bảo đảm tính khoa học, kết quả và phát huy tốt hiệu quả các dự án trên phạm vi cả nước thiết nghĩ là điều cần thiết vì tiền thuế của dân không phải là “tiền chùa” để phục vụ cho “tư duy dự án”./.
tin tức liên quan
Videos
Các di sản văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế
Quê hương Nghệ Tĩnh trong lòng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Người Amish ở Mỹ
Đền Hồng Sơn
Thống kê truy cập
114511618
Hôm nay
2281
Hôm qua
2336
Tuần này
21992
Tháng này
218491
Tháng qua
121356
Tất cả
114511618