Cuộc sống quanh ta
Bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi
Lý Bạch (李白/701-762), thi tiên Đời Đường cũng thảng thốt, ngậm ngùi than thở trong bài thơ nổi tiếng Tương tiến tửu “Triêu như thanh ty, mộ thành tuyết” (Buổi sớm tóc còn xanh, chiều đầu đã bạc như tuyết).
Thử tính vui thì đời người trung bình khoảng 70 năm, mất 20 năm tuổi thơ, tuổi già. Còn lại 50 năm thì đã mất 1/3 vào giấc ngủ. Còn khoảng 33 năm sống thực x 365 ngày x 24h x 60 phút = khoảng hơn 17,3 triệu phút. Thế thôi, kẻ giàu người nghèo, kẻ khôn người dại, quí nhân với tiện dân, ai cũng như ai, chỉ có chừng bấy nhiêu thôi. Nếu ta ví mỗi phút như một đồng tiền, thì với 17,3 triệu đồng cả đời, ít lắm, mỗi ngày ta có 1.440 đồng thôi, đừng để phí hoài.
Vậy mà nghệ thuật âm nhạc lại là nghệ thuật của thời gian, ai muốn thưởng thức âm nhạc không có cách nào khác là phải dành một phần đời người để nghe. Bản nhạc dài bao nhiêu phút, để nghe nó ta sẽ mất đúng bấy nhiêu phút của cuộc đời. Ai cũng hiểu điều này, nhưng ít ai để ý.
Hát Ả đào. (Ảnh Charles-Edouard Hocquar 1883)
Hát Chèo
Hát Quan Họ, Hội Lim
Nếu bản nhạc hay, buổi hoà nhạc hay, thì cái phần đời ta dành để nghe nó là có ích, là thăng hoa, là phúc lạc, là hân hoan vui sướng. Nó làm cho cuộc đời mỗi chúng ta thêm ngát hương thơm, làm cho trí tưởng tượng của ta bao la rộng mở tới cõi vô tận, vô cùng…
Đặng Thái Sơn và dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện HN
Dàn Nhạc Giao hưởng Nhạc viện Hà nội tại Pháp 5-2007
Nhưng ngược lại, nếu bản nhạc dở, buổi hoà nhạc dở, thì cái phần đời chúng ta bỏ ra để nghe chúng chỉ là sự phí hoài cuộc sống, là cái chết một phần của cuộc đời vốn đã ngắn ngủi 17,3 triệu phút, nhanh như “Bóng câu thoáng bên mành…”.
Nếu bản nhạc dở lại được biểu diễn trong nhà hát cho hàng trăm, hay hàng ngàn người nghe, ví dụ nó có độ dài 20 phút. Thì nó đã lấy đi 20 phút cuộc đời của tất cả hàng trăm, hàng ngàn thính giả đó. Họ đã “chết” trong 20 phút. Và nói theo một cách hơi hài hước là: tác giả của những bản nhạc dở đó đã phạm tội “giết người”. Giết ở đây không phải theo cái nghĩa giết chết người bằng bạo lực, mà là giết một phần đời của hàng ngàn thính giả bằng sự tầm thường, bằng sự nhạt nhẽo, nhảm nhí…
“Chín mươi chín phần trăm (99%) nghệ thuật chẳng có sáng tạo chút nào, nó chỉ là sự sản xuất, chỉ là rác rưởi, là bệnh hoạn. Nếu 99% đó biến mất khỏi thế giới này thì điều đó sẽ là lành mạnh, thế giới sẽ sạch sẽ, giầu có hơn nhiều” (Osho 1931-1990).
Nếu những nhận định trên của Osho là đúng, vậy thì có tới 99% các “nhạc sĩ” đang hoang tưởng rằng mình đang lao động vì “nghệ thuật” đang cống hiến cho nhân loại mà không ý thức rằng: họ chính là những kẻ say sưa xả “rác phẩm”, những kẻ “giết người”!
Không ít kẻ ranh mãnh tham viết thật dài, thật đồ sộ, họ đã xả những đống “rác phẩm” thật to mà lại được vinh danh, được phong tặng, được lên báo, lên tivi....
Thế giới này luôn luôn là một thế giới của lẫn lộn, của nghịch lý.
Viên kim cương thường là nhỏ. Nghệ thuật “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”.
Vladimir Horowitz
Karajan
Hãy quý từng giây, từng khoảnh khắc của cuộc sống ngắn ngủi này! Hãy quý cuộc sống của chính mình và của tất cả mọi người. Đừng mang sự tồn tại, sự sống ra làm "thử nghiệm" chỉ để mà "thử nghiệm". Thử nghiệm thất bại ta có thể làm lại được, nhưng cuộc sống quý giá này chỉ có một lần duy nhất.
“Hãy là ánh sáng lên chính mình”(Lời Phật dạy).
Nguồn: vnmusic.com.vn
tin tức liên quan
Videos
Tư tưởng Lão Trang và ảnh hưởng của nó trong văn hóa, văn học nghệ thuật
Kí hiệu không gian rừng sim trong tác phẩm điện ảnh "Mắt biếc"
Một nước Nhật quá xa xôi!
Lenk
Đề cương Văn hóa Việt Nam và hành trình nhận thức, lý luận văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thống kê truy cập
114513623
296
2313
21560
220496
121356
114513623