Cuộc sống quanh ta

Chủ tịch thách dân khiếu kiện

Quốc lộ 7A qua đoạn xóm 2 xã Đỉnh Sơn ( Anh Sơn Nghệ An) do sông đổi dòng nên làm sạt lở nghiêm trọng, có nguy cơ bị sông liếm mất. Nhà nước đã đầu tư để kè chống sạt lở đoạn bờ sông mày nhằm bảo vệ QL7 và nhà ở của các hộ dân nơi đây. Công trình do UBND huyện Anh Sơn làm chủ đầu tư.

Để công trình được tiến hành thi công, bà con trong xóm đồng tình giải phóng mặt bằng theo quy định đền bù của Nhà nước. Trong số 24 hộ được đền bù có hai hộ là hộ Anh Vinh - chị Liệu và Hộ ông Công - bà Hoè được đền bù trước. Nếu như sự đền bù theo đúng quy định thì có lẽ côngh trình đã hoàn thành từ trước mùa lũ năm 2011, nhưng do sự nhập nhèm bớt xén, nên bà con không bàn giao mặt bằng và tổ chức khiếu kiện.

Theo quy định, mỗi mét vuông đất được đền bù 750.000 đồng, nhưng không hiểu vì sao hai hộ được đền bù trước là hộ anh Vinh và hộ ông Công chỉ được đền bù theo giá 410.000 đồng/m2 . Tổng số tiền được đền bù của hộ ông Công là 175 triệu nhưng chỉ được nhận 19 triệu, hộ anh Vinh do phải dời hẳn nhà đi nơi khác được đền bù 245 triệu đồng và đất tái định cư, nhưng cũng chỉ được nhận 40 triệu đồng. Cả hai hộ này khiếu kiện, kết quả là UBND huyện Anh Sơn phải trả đầy đủ số tiền theo quy định là 175 triệu và 245 triệu đồng.  Bà Trần Thị Biên ( mẹ Anh Vinh) là một quân nhân chống Mỹ phục viên nói: Nếu chính quyền từ huyện đến xã làm đúng thì có lẽ công trình đã xong lâu rồi, đằng này ăn chặn của dân quá đáng. Ngay hiện nay con bà Biên đã nhận đầy đủ tiền đền bù nhưng xã vẫn không chịu giao sổ dỏ tại mảnh đất mới tái định cư, gia đình không có số đỏ nên không được vay tiền ngân hàng để di chuyển và làm nhà mới. Từ hai hộ chúng tôi khiếu kiện được đền bù đúng lẽ ra huyện, xã phải nhanh chóng cấp bù cho 20 hộ kia để họ không phải mất công. Đằng này không đoái hoài đến họ, khi Sự việc vỡ lở ra, bà con 20 hộ còn lại biết được mình bị ăn chặn mất số tiền hàng chục, hàng trăm triệu nên họ  đâm đơn khiếu kiện và tất nhiên không chịu bàn giao mặt bằng cho công trình thi công.

Một người dân cho biết khi bà con không chịu bàn giao mặt bằng, huyện Anh Sơn có về làm việc để giải quyết thắc mắc. Khi nhân dân chất vấn giá đền bù không đúng theo quy định, bà Võ Thị Hồng Lam – Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn đã giải thích quanh co và không đúng về giá cả đền bù . Bị bà con phản đối, bà đã thách dân kiện. Đây là điều tối kỵ mà bà chủ tịch huyện lại không biết để tránh. Kết quả là hai hộ ông Công và anh Vinh đã kiện và đã được đền bù thoả đáng. Hiện vẫn còn hơn 20 hộ chưa tiến hành đền bù xong. Đã nhiều lần huyện uỷ quyền cho xã về làm việc, nhưng chưa thống nhất được nên bà con không chịu bàn giao mặt bằng để thi công và tiếp tục khiếu kiện lên cấp cao hơn.

Trước hết phải khẳng định nhân dân xóm 2 Đỉnh Sơn vốn có truyền thống cách mạng. Hầu hết bà con trong thôn đã một lần nhừơng đất, dỡ nhà từ Đô Lương lên đây xây dựng kinh tế từ năm 1963. Trong suốt cả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bà con nơi đây, nhà nào cũng có người thậm chí nhiều người tòng quân cứu nước, đã có hơn 10 người con hy sinh tại chiến trường. Hộ anh Vinh, mẹ đẻ anh Vinh, cậu, gì đều tham gia quân đội. Ông ngoại anh Vinh là thương binh chống Pháp, , ông Công, ông Lộc, ông Dương… là quân nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong quân ngũ, trở về địa phương hiện nay họ là những công dân tốt. Chúng tôi nói lên điều này để khẳng định rằng bà con rất tốt, cực chẳng đã phải đi khiếu kiện vì chính quyền làm sai, bớt xén của dân quá đáng.

Chúng ta đang thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, mọi việc làm của chính quyền đều phải công khai dân chủ cho dân biết. Thử hỏi Chính quyền huyện Anh Sơn đã công khai minh bạch gía đền bù chưa? Tiền chênh lệch 340.000 đồng/m2 đất kia sẽ rơi vào túi ai nếu trót lọt.  Dư luận và nhân dân xóm 2 yêu cầu chính quyền huyện Anh Sơn làm rõ và trả lời cho dân biết.

           

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114569600

Hôm nay

24

Hôm qua

2379

Tuần này

21983

Tháng này

228124

Tháng qua

129483

Tất cả

114569600