Đất Nghệ

Ví trèo non

Có nơi gọi ví trèo non là ví đi củi nhưng gọi là ví trèo non chính xác hơn vì trèo non là leo núi, có thể là đi củi mà chủ yếu là đi bứt củi lá như lá sim, lá mua, lá bổi, lá giành giành (trện), cũng có thể là đi bứt cỏ rú cho trâu bò ăn. Công việc nói chung là giống nhau và đều phải “trèo non” cả: Một ngày hay bận trèo non Lấy chi mà đẹp mà giòn hỡi anh Hay: Trèo lên trên đỉnh non cao Đường xa xôi ngàn dặm, ước khi nao cho được gần Ví trèo non cũng mở đầu bằng ơ là ai ơi, ngân dài và dựa trên quãng hai mí – ré – mí có sức vang xa để đối tượng cần trao đổi cách xa một con suối, một ngọn đồi có thể nghe rõ được. Hỡi O cắt cỏ đã về Cỏ non xanh tót đọt, hỏi có nặng nề chi lắm không đó! Hay: Lên đông thì dốc, xuống đông thì dài Nhọc lòng em em chịu, đừng có thở dài mà anh thương đó! Hát ví trèo non không lề lối như hát ví phường vải vì thời gian và hoàn cảnh chỉ đủ hát một câu: Khoan khoan đợi với ơ phường Trên vai tui gánh nặng, lại mắc đoạn đường khó đi. Hoặc có trao đổi cũng chỉ có thể trao đổi vài câu ví như khi nghe chàng trai hỏi: Rú người ta đi trưa về sớm Rú rừng em đi sớm về trưa Nghe người ta đồn đại, em say sưa đạo bùa Thì người con gái trả lời: Anh không nhớ khi lên dốc cơn Bạng Khi xuống dốc động Chùa Say vì duyên vì ngãi, chữ thuốc bùa không say Và trả lờn xong thì lo mà gánh chạy cho kịp phường chứ không thể nhiều lời trao đổi. Tiết tấu của lao động tạo nên tiết tấu của câu ví và những chỗ ngưng nghỉ, nhưng chỗ ngắt hơi lấy hơi lấy hơi cũng vì thế mà phù hợp với điều kiện vất vả này. Xem bản phổ ví trèo non và ví đi củi tuy đường nét giai điệu khác nhau nhưng tính chất gần như nhau./.

Comments

{{ dataForm.errors().get('userId') }}
{{ dataForm.errors().get('content') }}

{{i.userId}}

{{i.content}}

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

Hôm nay

38654

Hôm qua

114166

Tuần này

396427

Tháng này

1111164

Tháng qua

2268048

Tất cả

114307570