Khách mời văn hóa
Bảo tồn và phát triển dân ca xứ Nghệ: Chỉ một mình ngành văn hóa thì không làm nổi
Mỗi thời đại có một nền nghệ thuật phù hợp, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của thời đại đó. Dân ca xứ Nghệ(DCXN) là loại hình văn học nghệ thuật đã được hình thành và xây dựng qua bao thế hệ người xứ Nghệ. Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, khi nhịp sống đã trở nên khẩn trương, nhanh, mạnh theo tác phong công nghiệp thì liệu rằng dân ca xứ Nghệ sẽ ở đâu, tồn tại như thế nào trong môi trường ấy? Và bảo tồn, phát huy và phát triển nó như thế nào, theo cách nào để đạt được kết quả tốt? Đó là vấn đề mà lâu nay những người quan tâm, yêu quý DCXN đang còn trăn trở. Tạp chí Văn hoá đ ã có cuộc trao đổi với một số nhạc sỹ, nghệ sĩ đã và đang gắn bó sâu sắc với DCXN. Đó là nhạc sĩ Thanh Lưu, nguyên Trưởng đoàn dân ca Nghệ Tĩnh, nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Ất - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, NSUT Hồng Lựu, Phó Giám đốc TT Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ và nhạc sĩ Phan Thành. Trân trọng chuyển tới quý bạn đọc nội dung cuộc trao đổi này.
Phóng viên (P.V): Dân ca Nghệ Tĩnh là báu vật, là hồn vía của người xứ Nghệ. Trải qua trường thiên lịch sử, dân ca Nghệ Tĩnh ngày càng phong phú hơn, đằm thắm và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, trong sự vận động nhanh chóng của cuộc sống thời đại tin học hôm nay, cũng như dân ca của các vùng miền khác, dân ca Nghệ Tĩnh đã đang có những biểu hiện mai một đáng tiếc. Cần phải làm gì và làm như thế nào để bảo tồn và phát huy, phát triển kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh là vấn đề vô cùng lớn và vô cùng khó khăn của chúng ta ngày hôm nay, và cả ngày mai nữa. Là những nhạc sỹ, nghệ sĩ đã và đang gắn bó với hoạt động sưu tầm, nghiên cứu và biểu diễn DCXN, các ông, bà có đánh giá như thế nào về giá trị cũng như dặc điểm của DCXN so với dân ca các vùng miền khác?
Nhạc sĩ Thanh Lưu (Nhs.T.L): Theo tôi nghĩ, kho tàng dân ca cổ của xứ Nghệ có 3 thể hát chính: hò, ví, dặm. Ngoài ra còn có một số thể hát khác, có thể gọi là "lai" do quá trình giao lưu, giao thoa văn hoá giữa các vùng miền như lai với chèo, với tuồng mà có… Các thể hát này khi vào xứ Nghệ nó đã bị hay là được Nghệ hoá.
Hò là thể loại hát có tính chất khoẻ dùng cho những thao tác trong lao động, mô phỏng nhịp điệu lao động: một người hò, nhiều người ứng.
Ví là thể hát có tính chất trữ tình, không có tính nhịp mà dàn trải nhằm biểu đạt tâm tư, tâm trạng; thường phổ theo thể lục bát, song thất lục bát.
Dặm có tính tự sự, kể lể, khuyên răn, dạy bảo. Nhịp điệu của nó đều đều.
Rất nhiều năm qua chúng ta đã dày công để khai thác kho tàng dân ca xứ Nghệ trong đời sống dân gian và được văn bản hoá thành một số tập sách của các tác giả như Nguyễn Đổng Chi, Chung Anh, Nguyễn Tất Thứ, Ninh Viết Giao, Vi Phong, Lê Hàm... Phải nói là chúng ta đã sưu tầm được khá nhiều, khá đầy đủ các làn điệu dân ca trong dân gian.
P.V: Theo ông thì DCXN có bao nhiêu làn điệu?
Nhs. TL: Trong thập niên 60 - 70 và một phần thập niên tám mươi của thế kỉ trước, chúng tôi đã đi sưu tập khá nhiều làn điệu dân ca. Chúng tôi đã tập hợp lại, tổ chức hội thảo, cũng tranh luận nhiều và đi đến thống nhất có khoảng trên dưới ba mươi làn điệu. Trong đó có mươi làn điệu ví, mươi lăm làn điệu hò và dăm bảy điệu dặm. Tuy nhiên cũng có người cho là chỉ có 2 làn điệu: ví và dặm. Theo tôi, ý kiến của chúng tôi hợp lý và khách quan hơn. Chỉ có những người tập trung nghiên cứu về âm nhạc của nó mới có thể nhận dạng được, mới phân biệt được sự khác nhau trong từng làn điệu, chẳng hạn như ví chăn trâu khác ví phường vải, ví phường cấy, ví đò đưa sông La khác ví đò đưa sông Lam…
P.V: Vậy đâu là những sự khác biệt của DCXN so với dân ca các vùng, miền khác?
Nhạc sĩ Phan Thành (Ns.PT): Theo tôi, cái khác biệt là ở chỗ, DCXN bắt nguồn nhu cầu của lao động, được hình thành, được sáng tạo trong lao động. Bởi vậy, tất cả cấu trúc của nó là cấu trúc mở. 5 chữ cũng hát được. Tám chữ, rồi chín chữ cũng hát tốt. Còn quan họ cứ phải trên sáu dưới tám. Cũng xuất phát trong lao động nên tính ngẫu hứng sáng tạo trong DCXN rất nhiều. Nghệ sĩ sáng tác thường có cảm xúc dạt dào. Như làn điệu ví chẳng hạn, nó tình cảm lắm. Nghe rất đơn giản, nhưng được xuất phát trong sâu thẳm trái tim người sáng tác, người hát nên nó có sức lay động lạ kỳ đến người nghe. Bởi vậy dù là một bài vè chê bai, phê phán, một bài ví tình cảm của nhà nho nó đều có tác dụng sâu sắc.
Ns.TL: Nói về làn điệu thì DCXN hơi nghèo so với dân ca nhiều vùng miền khác. DCXN không được phát triển về âm điệu, điệu thức, điệu tính. Tôi nghĩ ấy là do nó chỉ sống trong đời sống nhân dân. Nó không được đưa vào các cuộc thi thố bằng văn chương, ứng tác. Tại sao quan họ phong phú, giàu làn điệu đến thế? Vì quan họ từ xa xưa đã có những cuộc thi sáng tác. Dần dần qua những cuộc thi ấy nó sẽ hoàn thiện hơn về mặt thẩm mỹ âm nhạc. Nhờ vậy mà quan họ ngày nay nó là khuôn thước không thể thay đổi được.
PV: Tôi nghe nói, Quan họ cổ mỗi làn điệu chỉ có một lời. Nó có nhiều làn điệu là vì vậy. Mỗi làn điệu được các liền anh liền chị trau chuốt để trở thành khuôn vàng thước ngọc. Và vì vậy có thể nói nó không linh hoạt, không động như dân ca Nghệ Tĩnh. Trở lại câu chuyện, có thể nói, về âm nhạc trong, hay là của, dân ca Nghệ Tĩnh không phong phú nếu không nói là có phần đơn điệu. Tuy nhiên, không ai có thể hoài nghi về giá trị to lớn của dân ca đối với đời sống của cộng đồng. Dân ca là âm nhạc, là văn chương, là kết quả sáng tạo, là thẩm mỹ, là tấm gương phản chiếu đời sống vật chất, tinh thần, là tư tưởng, tình cảm, nhân sinh quan, vũ trụ quan của cộng đồng và vì vậy mà nó phải có không gian tồn tại, có môi trường diễn xướng của nó. Dân ca Nghệ Tĩnh gắn chặt với môi trường lao động, với các hoạt động tinh thần khác của các tầng lớp dân cư. Bởi vậy mà không thể đi xe máy với tốc độ cao mà hát giao duyên như ví đò đưa, dệt máy công nghiệp mà hát phường vải… Chúng tôi nghĩ đây thực sự là một câu hỏi rất khó. Chúng ta không thể dừng chân sự tiến bộ của cuộc sống và các tiến bộ của khoa học cho sự tồn tại của những môi trường diễn xướng dân ca. Nhưng mặt khác cũng không thể để mất đi di sản quốc hồn quốc tuý này của cộng đồng. Vậy dân ca sẽ tồn tại như thế nào trong đời sống hôm nay và ngày mai?
Ns TL: Đây là một vấn đề khó trả lời một cách rành rọt vì suy cho cùng bao nhiêu năm qua tất cả những gì chúng ta làm cho dân ca cũng chỉ nhằm trả lời câu hỏi này. Tôi nghĩ dân ca cũng là một loại trầm tích văn hoá, có nghĩa là lớp này chồng lên lớp kia theo năm tháng. Mỗi một thời đại, với những đổi thay về phương thức sinh hoạt kinh tế, tổ chức và sinh hoạt xã hội mà dân ca - tiếng hát của mọi người mọi nhà cũng sẽ có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới. Ngày nay cũng vậy thôi. Tôi nghĩ là dân ca, tự bản thân nó, đúng hơn là chủ thể của nó, cũng đang đi tìm một hình thức thể hiện mới và những nội dung mới nữa.
PV: Tôi đồng tình cao với ý kiến của Ns Thanh Lưu vì thực ra đây là quy luật tồn tại của folklore. Tôi thấy trong chiến tranh chống Mỹ, dân ca, và các hình thức văn hoá dân gian khác tồn tại rất khoẻ, phát triển rất phong phú nữa.
Qua mấy chục năm gắn bó với DCXN, các ông, bà có thể cho biết chúng ta đã có được kết quả gì trong việc bảo tồn và phát triển nó?
NSƯT Hồng Lưu (Ns HL): Quá trình bảo tồn và phát huy là một quá trình liên tục. Ngay từ những năm 1957-1958, do nhu cầu của cuộc sống, trong phong trào nghệ thuật quần chúng đã bắt đầu có những hoạt cảnh kịch dân ca như: Không phải tôi, chiếc cày ông Tư... Tôi nghĩ, đây cũng là một cách để bảo tồn DCXN. Đến năm 1960 -1961, thì chúng ta bắt đầu dựng được những vở dân ca có tính chuyên nghiệp. Sau khi dàn dựng thể nghiệm một loạt các vở kịch dân ca, đến năm 1985, chúng ta có được thành công lớn với vở Mai Thúc Loan, đánh dấu một sự phát triển vượt bậc mà cho đến nay chưa có được vở diễn nào hay hơn.
Từ năm 1998, tỉnh ta đã có một chủ trương rất hay là đưa dân ca vào trường học. Nhà hát dân ca khi đó (nay là Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản xứ Nghệ) đã soạn các chương trình hát dân ca phù hợp theo độ tuổi với các em để đưa vào giảng dạy trong các nhà trường. Từ đó đến nay chúng tôi đã thường xuyên bám sát các nhà trường để cùng với các thầy cô giáo giúp đỡ các em tiếp cận và học hát dân ca. Từ thực tiễn, tôi thấy trường học như là một bảo tàng sống để bảo tồn DCXN. Tiếc rằng, qua các cuộc trực tiếp đi tuyển sinh, chúng tôi phát hiện rất nhiều em có năng khiếu hát dân ca, thích dân ca, nhưng không theo nghiệp hát này. Đây là điều mà chúng tôi rất lo lắng, trăn trở.
Trở lại với kịch hát dân ca chuyên nghiệp, thì năm 2009, chúng ta đã có được hai vở diễn: Góc khuất đời người, Một cây làm chẳng nên non được công chúng đánh giá cao và đạt được thành tích sắc trong Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.
Năm 2009, UBND tỉnh quyết định nâng cấp Nhà hát dân ca thành Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ để tiến dần tới việc trình UNESCO công nhận DCXN là di sản văn hoá thế giới. Chúng tôi cho rằng, đây là một chủ trương đúng đắn. Dân ca là máu thịt của nhân dân, chúng ta phải bảo tồn, và hơn nữa phải phát huy nó trong cuộc sống hôm nay để nó tiếp tục phục vụ, cống hiến tốt nhất cho cuộc sống của chúng ta.
P.V: Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời đại giao lưu văn hoá phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vậy chúng ta cần phải định vị DCXN như thế nào trong môi trường ấy để bảo tồn và phát triển nó?
Nhs. TL: Như trên tôi đã trao đổi, dân ca dù muốn hay không là một sản phẩm văn hoá của cộng đồng. Sự tồn tại của nó gắn liền với các cộng đồng, thăng trầm cùng cộng đồng. Tuy nhiên, nó có thể bị mai một thậm chí biến mất khỏi cuộc sống của cộng đồng nếu không biết bảo tồn, cải tiến, làm cho nó phù hợp với những điều kiện tồn tại mới của cộng đồng. Bảo tồn và phát huy dân ca là vấn đề không mới, nhưng là việc mà phải có sự quan tâm của nhiều người, và những ai hoạt động nghệ thuật ở Nghệ An đều thấy thấy trăn trở.
Nói đến bảo tồn dân ca, theo tôi, có mấy dạng: Bảo tồn phục cổ, tức là bảo lưu toàn bộ giá trị nguyên dạng (cả làn điệu, cả môi trường, cả không gian... như cảnh hát phường vải chẳng hạn).
Bảo tồn hình thái văn hoá. Tại sao hát phường vải diễn ra được suốt cả đêm? Bởi nó không chỉ có giá trị ở lĩnh vực âm nhạc mà còn hấp dẫn ở tài đối đáp, ở việc giao lưu tình cảm, trao đổi tâm tình.
Bảo tồn và phát huy DCXN là trách nhiệm hết sức lớn lao, là nhiệm vụ hết sức khó khăn, thách thức đối với ngành văn hoá. Nhiều năm qua, ngành văn hoá cũng đã nỗ lực rồi. Tuy nhiên, vấn đề này, trong giai đoạn hiện nay cần được đặt lên một tầm mới vì các giá trị văn hoá dân ca rất dễ bị mai một.
Hiện chúng ta đang ở dạng bảo tồn văn bản, các làn điệu. Còn đúng nghĩa bảo tồn không gian văn hoá, hình thái diễn xướng thì chúng ta chưa làm được hoặc có làm nhưng chưa hiệu quả. Khi đắp đập đào mương thì hát thế nào, khi ru con... thì ru ra sao. Bảo tồn dân ca không chỉ cứ đưa lên sân khấu, ti vi. Bảo tồn phải đúng nghĩa. Phát huy thì cần phải làm được 3 vấn đề: Bảo tồn cái nguyên dạng. Rồi đưa cái mới vào, lấy chất liệu hò ví dặm cải biên để có những hình thức mới phù hợp với thị hiếu, với cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh sân khấu hoá tức kịch hoá DCXN. Ngày xưa, cha ông hát ở dạng folklol nay muốn cho nó tồn tại thì phải sân khấu hoá. Ở tỉnh ta, sân khâu hoá đã được manh nha từ 1960 trong phong trào quần chúng. Nghệ thuật chuyên nghiệp đã tiếp thu và nâng cao, dần hoàn thiện nó thành một nghệ thuật tổng hợp từ kịch bản, đạo diễn, âm nhạc, mỹ thuật, ánh sáng...
P.V: Dân ca ngày xưa là của nhân dân chứ không phải của người nghệ sĩ. Vậy, dân ca có tồn tại trong đời sống nhân dân hôm nay hay không?
NSUT HL: Quả đúng vậy, dân ca là của nhân dân. Muốn bảo tồn nó thì phải trả nó về đúng vị trí là của dân. Nhưng làm được cũng khó. Dân ca phải có môi trường diễn xướng của nó. Ngày xưa có bến nước sân đình, nay thì khác, làng xóm đã bê tông hoá hết rồi. Bây giờ, theo tôi nghĩ, chúng ta phải làm sao tạo được những không gian nhất định để người dân có thể tổ chức những cuộc thi, những cuộc sinh hoạt văn hoá cộng đồng về dân ca. Dân ca không chỉ sống trên sân khấu như lâu nay mà chúng ta phải trả nó về cho người dân thì n ó mới t ồn tai d ài l âu và phát triển được, và có như vậy tì mới hy vọng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
P.V: Dân ca phải sống trong nhân dân. Nhưng lao động ngày xưa là thủ công, lao động ngày nay là công nghiệp với nhịp độ nhanh, mạnh như đã nói trên. Liệu rằng dân ca có bảo tồn được trong môi trường này không?
NS. PT: Dòng chảy của văn hoá là sự vận động khách quan. Nó phát triển qua nhiều thế hệ. Tôi nghĩ dân ca nó vẫn sẽ tồn tại trong mỗi con người, tuy nhiên không thể như ngày xưa được. Mỗi thế hệ đều có trách nhiệm tiếp nhận nó để bảo tồn và phát triển nó. Sân khấu hoá dân ca trong mấy chục năm qua là một thành công tuyệt vời của tỉnh ta. Từ đó mà chúng ta có được trên 50 làn điệu dân ca. Có những làn điệu người ta đã quên mất tên tác giả bởi nó đã trở thành câu hát của người dân. DCXN không còn trì trệ, đơn điệu. Nó vẫn là sản phẩm của nhân dân.
Về phía Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ cần phải nỗ lực để xây dựng được những vở kịch dân ca hay, xuất sắc, sáng tạo thêm những làn điệu mới. Chúng ta đang có một tài sản vô giá là DCNT. Và thêm nữa, không phải người dân tỉnh nào cũng đều hát dân ca như tỉnh Nghệ An ta.
P.V: Là giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, thưa ông Nguyễn Ngọc Ất, ông nghĩ thế nào về chiến lược phát triển của Trung tâm?
NS.NNÂ: Có thể nói ch úng ta đ ã c ó m ột qu á tr ình s ưu t ầm nghi ên c ứu d ân ca c ông phu v à b ài b ản. Đ ã c ó nhi ều công trình sưu tầm và nghiên cứu công phu của các nhà nghiên cứu các nhạc sĩ như Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao, Vi Phong, Lê Hàm…Có thể nói nếu không có những công trình sưu tầm, nghiên cứu như thế này thì kho tàng dân ca của chúng ta đã mất dần gần hết theo năm tháng. Không chỉ có vậy, từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, sau những nghiên cứu và thể nghiệm bước đầu của Phan Lương Hảo, Nguyễn Trung Phong, Sở Văn hoá Thông tin Nghệ Tĩnh hồi đó đã tổ chức liên tiếp ba cuộc hội thảo Từ dân ca đến kịch hát. Rất nhièu các ngà nghiên cứu, các nghệ nhân, nhạc sỹ, các nhà sân khấu trong cả nước đã nhiệt tình hưởng ứng và tham gia. Những kết luận của các cuộc hội thảo đã làm sáng tỏ hơn con đường sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh.
Các công trình nghiên cứu là rất cần thiết nhưng môi trường sống của dân ca trước hết vẫn là ở trong cuộc sống của cộng đồng. Mặc cho không còn có được môi trường diễn xướng như ngày xưa, mặc cho phải lên sân khấu nhưng những làn điệu hò – ví - dặm vẫn phải gắn bó với người dân. Vì vậy, muốn bảo tồn và phát triển dân ca xứ Nghệ thì phải quảng bá, phổ biến, giới thiệu trong mọi tầng lớp nhân dân, làm sao để mọi người dân xứ Nghệ đều thích và đều biết hát DCXN. Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng v à ph át tri ển phong trào hát dân ca trong trường học, dạy hát dân ca trên truyền hình, in ấn băng, đĩa hát dân ca; liên kết với các địa phương, các doanh nghiệp đi biểu diễn ở các địa phương trong cả nước; đi biểu diễn ở nước ngoài. Hướng tới chúng tôi sẽ thành lập các CLB hát dân ca.
P.V: Hiện nay trung tâm có những thuận lợi và khó khăn gì trong công việc bảo tồn và phát huy DCXN?
N.S NNÂ: Chúng tôi có chủ trương và sự quan tâm của tỉnh; sự chỉ đạo trực tiếp của Sở VH,TT & DL để xây dựng kế hoạch lâu dài. Bên cạnh đó, phong trào xã hội hoá các hoạt động văn hoá cũng phát triển hơn. Nhiều nơi trong tỉnh đã thành lập được CLB dân ca. Đặc biệt cán bộ văn hoá cấp xã đã có định biên... Đó là những thuận lợi cơ bản.
Tuy nhiên, vấn đề thành lập và tổ chức hoạt động cho các CLB dân ca đang rất khó kh ăn, bước đầu hiệu quả chắc sẽ chưa cao. Trước hết là vấn đề nhận thức của cán bộ địa phương về vấn đề này. Trong khi đó lại ăn cơm nhà vác tù và liệu có làm tốt được không? Theo tôi, cần có những quy định cụ thể hơn nữa của tỉnh. Nên chăng, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã trong việc thành lập, tổ chức hoạt động CLB. Cái khó nữa là cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động ở cơ sở. Chúng ta đang hoàn toàn tay không. Nòng cốt của CLB là các hạt nhân, m à lực lượng này chúng ta đang rất thiếu.
P.V: Bảo tồn và phát triển DCXN có một thuận lợi là tiếp thu các thành tựu của cha ông, của các thế hệ đi trước. Nhưng cái khó là nó đang tồn tại trong một ma trận của rất nhiều thể loại, trào lưu âm nhạc, bởi vậy rất khó đ ể duy tr ì v à t ạo đi ều ki ện cho nó ph át huy, ph át triển trong đời sống. Các ông, bà có đề xuất gì với ngành, tỉnh để làm tốt nhiệm vụ của mình?
NS.NNÂ: Chúng tôi mong ngành và tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư nhiều hơn để chúng tôi đẩy mạnh hoạt động biểu diễn nhằm giới thiệu cho nhân trong tỉnh và cả nước biết đến DCXN. Mong các ngành, các địa phương tạo điều kiện và phối hợp chặt chẽ để tiếp tục duy trì các chương trình hát dân ca trên truyền hình, trong trường học để dân ca ngày càng có sức sống trong lớp trẻ. Tổ chức xây dựng hệ thống CLB dân ca ở cơ sở. Năm nay xây dựng khoảng 15 CLB, tiến tới năm 2015 sẽ có 30-40% số xã có CLB dân ca xứ Nghệ. Bên cạnh đó sẽ tổ chức thi đàn và hát dân ca ở cơ sở 2 năm một lần, và 5 năm sẽ tổ chức toàn tỉnh.
Đẩy mạnh sân khấu hoá cũng là để làm phong phú hơn về các làn điệu thể hiện chứ không thể chỉ dùng mãi các làn điệu cổ, nó không đủ khả năng chuyển tải những cung bậc của cuộc sống hiện đại.
Bảo tồn và phát huy DCXN, về nhân lực đòi hỏi chúng ta đồng thời phải tiến hành đào tạo tại chỗ và đào tạo tại trường. Về đối tượng, phải đào tạo cả nghệ sĩ và cả những người có khả năng nghiên cứu, phát triển dân ca. Cả hai đội ngũ này đều cần phải được đào tạo.
Ns. PT: Trong bối cảnh các ngành nghệ thuật truyền thống đang gặp rất nhiều thách thức, khó khăn, công việc bảo tồn và phát triển DCXN chỉ một mình ngành văn hoá thì không thể làm nổi. Cần có một chủ trương để huy động và tập hợp lực lượng của toàn tỉnh. Mà trước hết cần có một nhận thức thiết thực, đúng đắn về vấn đề này trong mọi tầng lớp nhân dân, trong các bậc lãnh đạo. Người ta tài trợ cho một đội bóng rất dễ, nhưng đầu tư cho một vở diễn dân ca thật khó.
NSƯT HL: Tôi cho rằng mấy năm nay, tỉnh, ngành và người dân đã quan tâm đầu tư nên Nhà hát dân ca mà nay là Trung tâm BT&PH DCXN mới phát triển được như thế này. Tuy nhiên, cách nhìn của các cấp và một bộ phận nhân dân đối với DCXN chưa thật toàn diện, đầy đủ. Sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các ngành, các địa phương. Làm gì cũng phải có nguồn lực. Chẳng hạn như thành lập hệ thống CLB dân ca rồi thì nó hoạt động như thế nào? Công việc đưa dân ca vào trường học cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn.
P.V: Các ông, bà nghĩ sao về vấn đề catse của nghệ sĩ hát nhạc trẻ và nghệ sĩ hát dân ca?
NSƯT HL: Không thể nào so sánh được. Nghệ sĩ hát nhạc trẻ, chớp nhoáng mấy phút đã có catsee tiền trăm, tiền triệu. Chúng tôi, cả đoàn chúng tôi vài ba chục con người, có khi lên miền núi biểu diễn cũng chỉ được vài triệu bạc. Đó là chưa nói tới có nơi không thể diễn được vì không có sân khấu mà diễn.
P.V: Bảo tồn và phát triển DCXN là một câu chuyện dài và hết sức khó khăn. Mong rằng qua cuộc trao đổi này, công chúng sẽ hiểu thêm và đồng lòng đồng sức hơn cùng các ông, bà, những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực này, nỗ lực chung vai vì trách nhiệm g ìn giữ và phát triển một di sản văn hoá quý báu mà cha ông đã để lại, dddem l ại cho n ó những nội dung v à hình thức thể hiện mới mới để phục vụ tốt hơn nhu cầu của cuộc sống hiện đại hôm nay. Xin chân thành cảm ơn các nghệ sĩ!
Thuý Hoa (thực hiện)
tin tức liên quan
Videos
Người Amish ở Mỹ
Quê hương Nghệ Tĩnh trong lòng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Đền Hồng Sơn
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Các di sản văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế
Thống kê truy cập
114511025
Hôm nay
224
Hôm qua
2359
Tuần này
21399
Tháng này
217898
Tháng qua
121356
Tất cả
114511025