Nhìn ra thế giới

Một số tình hình diễn biến xã hội Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa đến nay (I)

VHNA: Tình hình nội bộ Trung Quốc không hẳn như giới lãnh đạo và truyền thông của họ nói. Trong lòng xã hội của cộng đồng hơn 1,3 tỷ người này cũng đang đầy những mầm mống bất ổn. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đối ngoại dựa trên nền tảng bá quyền đại Hán của họ. Để cùng bạn đọc có thêm những thông tin, từ đó hiểu hơn và cảnh giác hơn về họ, VHNA đăng bài có tính chất tổng hợp thông tin từ các chính khách, học giả và báo chí Trung Quốc của Đặng Đình Lựu. Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng đây là tài liệu tham khảo, để “biết người, biết ta”, là một tiếng nói, một cách nhìn về hiện thực diễn biến xã hội TQ hiện nay để suy ngẫm, đặc biệt trong bối cảnh nhà cầm quyền Trung Quốc đang ngày càng thể hiện một cách quyết liệt và trắng trợn về hồ sơ Biển Đông.

Từ sau cải cách mở cửa lại nay (2010), xã hội Trung quốc có nhiều biến động về giai cấp, giai tầng xã hội, về phân hóa giàu nghèo. Để hiểu rõ hơn về  đảng Cộng sản và chính quyền Trung quốc, cũng cần hiểu rõ những diễn biến mới về xã hội Trung quốc. Dưới đây, bước đầu xin giới thiệu 3 chủ đề:

  1. Tình hình diễn biến về giai cấp;
  2. Sự xuất hiện giai tầng xã hội mới;

       3) Sự phân hóa giàu nghèo.     

Trung quốc vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đều đang trong quá trình chuyển biến, chưa định hình, chưa ổn định, về cách nhìn nhận đánh giá cũng đang trong quá trình diễn biến phát triển, chưa phải là điểm cuối cùng.

I.TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN CÁC GIAI CẤP.

Trước cải cách mở cửa, kết cấu xã hội cơ bản của Trung quốc chỉ có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức. Với đà cải cách mở cửa, cơ cấu giai cấp và trong từng giai cấp đã có thay đổi. Như ông Dương Tư Viễn (Kỹ sư thiết kế công trình) đã phân tích như sau:

Giai cấp công nhân,

Trước mắt có thể chia thành hai bộ phận: giai cấp công nhân của xí nghiệp truyền thống và giai cấp công nhân kiểu mới nông dân công (Là những nông dân vào nhà máy, xí nghiệp, khu kinh tế làm công nhân, nhưng chưa thực sự ổn định, vẫn có thể quay về lại nông thôn làm nông dân, Ở Trung Quốc gọi họ là “nông dân công”).

Sau khi nước Trung hoa mới thành lập năm 1949, giai cấp công nhân truyên thống đã giành được vị trí chủ nhân của xí nghiệp và đất nước. Họ là lực lượng dân chủ giai cấp vô sản Trung quốc. Dưới thể chế kinh tế kế hoạch thống nhất tập trung cả kinh tế chính trị, trong đội ngũ cán bộ của nội bộ giai cấp công nhân truyền thống đã từng bước dị hóa ra một giai cấp tư sản quan liêu. Sự xuất hiện của giai cấp này, dần dần thay thế vị trí chủ nhân đất nước và xí nghiệp của giai cấp công nhân truyền thống. Đây là căn nguyên chủ yếu tạo nên diện lớn công nhân truyền thống rời việc thất nghiệp và biến thành lao động làm thuê. Mấy chục năm gần đây, giai cấp công nhân truyền thống là giai cấp bị tước đoạt quyền lợi kinh tế và chính trị nghiêm trọng nhất. Đối với chủ trương xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) lấy giai cấp lao động làm chủ thể, thì giai cấp công nhân truyền thống hết sức tán thành. Đương nhiên, xã hội hài hòa mà họ ủng hộ là xã hội hài hòa của tính chất XHCN, lấy người lao động làm chủ thể, còn thứ xã hội hài hòa lấy tư bản và quan liêu làm chủ thể, thì đông đảo công nhân truyền thống cực lực phản đối. Vì đó không phải là xã hội hài hòa XHCN thực sự. Điều khát vọng của giai cấp công nhân truyền thống là quan hệ lao động hài hòa, chứ không phải là quan hệ lao động làm thuê. Bởi giai cấp công nhân truyền thống là đại diện cho sức sản xuất công nghiệp Trung quốc mà trở thành lực lượng lãnh đạo của xây dựng xã hội hài hòa.

Giai cấp công nhân kiểu mới – nông dân công vẫn còn giữ thân phận nông dân. Họ là sản phẩm gắn với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Nông dân công tập trung ở vùng duyên hải và các thành phố lớn trung tâm TQ. Ngoài bộ phận người lao động cá thể ra, họ hoàn toàn là công nhân làm thuê. Làm thuê cho tư bản tư nhân, tư bản quốc hữu và tư bản nước ngoài. Họ là lực lượng lao động chù yếu của các sản nghiệp kiểu tập trung nhiều lao động trong lực lượng sản xuất công nghiệp Trung quốc, là chức công của “công xưởng thế giới” nổi tiếng lấy sức lao động rẻ mạt. Nếu như nói Trung quốc là “con bò sữa” của thế giới, nông dân công là người nuôi bò. Nông dân công chịu mấy lần bóc lột của giai cấp tư sản trong nước và giai cấp tư sản quốc tế, là nô lệ của nhà máy máu và nước mắt. Họ là lực lượng mới của dân chủ giai cấp vô sản chống lại thống trị tư bản, cũng giống như giai cấp công nhân truyền thống, họ là người lãnh đạo xây dựng xã hội hài hòa XHCN.

Giai cấp nông dân.

Cuối thập niên 70, 80 thế kỷ trước, nông thôn TQ thực hiện khoán kinh doanh cho hộ gia đình, dựng lại kinh tế tiểu nông cá thể. Trung quốc là nước có lịch sử lâu đời về kinh tế tiểu nông, nghiêm khắc mà nói, tiểu nông không cấu thành một giai cấp, chỉ vì sự tồn tại của các giai cấp khác, tiểu nông mới từ bên ngoài được coi là một giai câp để đối xử. Từ khi có thương nghiệp, kinh tế tiểu nông là cơ sở kinh tế của giai cấp địa chủ quan liêu tập quyền và giai cấp tư sản quan liêu cận đại thống trị. “Đại nhất thống” của kinh tế tiểu nông với chính trị là hai mặt của đồng tiền kẽm. Kinh tế tiểu nông thời cổ đại là điều kiện để tạo nên văn minh nông nghiệp phát đạt. Nhưng sau khi sản sinh ra chủ nghĩa tư bản cận đại, kinh tế tiểu nông trở thành thế lực kinh tế lạc hậu, bảo thủ, phân tán, tính địa phương, trở thành đối tượng của tư bản nuốt, phá sản hoặc bị cải tạo. Sau khi khoán hộ gia đình, nông dân cá thể rơi vào nghèo khó, phá sản là vận mệnh tất yếu của họ. Còn trong lịch sử, vùng kinh tế tập thể tương đối phát đạt lại đúng là đi đầu trong chuyển đổi theo hướng phương thức sản xuất công nghiệp. Xí nghiệp của đội sản xuất, của hợp tác xã sản xuất và về sau là xí nghiệp hương trấn phát triển nhanh chóng, đã bước đầu hình thành sự chuyển đổi người lao động từ là người nông dân sang người công nhân. Đối mặt với nghèo khó và phá sản, tiểu nông cá thể chỉ có rời ruộng đất để trở thành nông dân công, chịu sự bóc lột của tư bản. Duy trì kinh tế tiểu nông hiện có là đã quay lưng lại với toàn bộ xu thế lịch sử công nghiệp hóa. Điều này có thể từ 3 loại mô thức công nghiệp hóa đã để lại ấn chứng:

Một là, loạt lớn nông dân rời bỏ nông thôn, vào thành phố tìm việc, trở thành nông dân công, và chủ yếu do tư bản tư nhân thuê. (Đến cuối năm 2008 cả nước có 225 triệu nông dân công, bằng + 50% tống số lao động nông thôn). Mô thức này thực tế là lực lượng tư bản thực hiện cải tạo đối với kinh tế tiểu nông.

Sau khi thực hiện chế độ khoán, cái lợi duy nhất và quan trọng nhất đối với phát triển của người nông dân là dành được quyền sở hữu sức lao động của mình. Đây là tiền đề quan trọng để người nông dân có thể bán sức lao động, để ra ngoài làm công. Nông dân có ruộng đất lại không yên ổn với ruông đất, không phải như số người nói, nông dân chỉ cần có ruộng đất là có thể yên vị với bản nghề ở lại nông thôn, mà là do có sự ngưỡng vọng mãnh liệt đối với văn minh công nghiệp và văn minh thành thị mà rời ruộng rời làng để đi ra ngoài. Còn do sức ép của phương thức sản xuất công nghiệp chi phối phương thức sản xuất nông nghiệp gây ra. Nông dân cá thể buộc phải cuốn vào thành thị, đành phải tiếp nhận văn minh công nghiệp, văn minh đô thị. Sự xuất hiện nông dân công, với ý nghĩa khẳng định mà nói, là nông dân hướng về công nghiệp hóa, với ý nghĩa phủ định mà nói là nội bộ nông thôn đã không thể thỏa mãn mong muốn của nông dân đối với công nghiệp hóa. Nếu như nội bộ nông thôn, có thể thu nạp nông dân chuyên làm sản xuất công nghiệp, chắc không ai lại bỏ nhà bỏ ruộng đi ra ngoài làm.

Hai là, Cái gọi là mô thức “công ty + hộ nghèo”, với tiền đề là nông dân tiếp tục ở lại với ruộng đất chuyên làm sản xuất nông nghiệp, thông qua công ty hiện đại cung cấp dịch vụ trước sản xuất, trong và sau sản xuất cho kinh tế tiểu nông, từ đó đưa tiểu nông thu nạp vào phạm trù sản xuất công nghiệp hiện đại. Với mô thức này, phương thức sản xuất nông nghiệp ở đây không chỉ không được cải tạo, ngược lại lại càng cường hóa. Công nghiệp hóa nông thôn không vì thế mà có được mảy may tiến bộ. Kinh tế tiểu nông lại bị đông kết chặt hơn. Nhưng mô thức này ngầm chứa một mệnh đề hợp lý, tức là tự thân kinh tế tiểu nông không thể thực hiện công nghiệp hóa, cũng không thể độc lập đối mặt với rủi ro thị trường, cần công ty hiện đại làm bước đệm hòa hoãn để giảm thấp rủi ro. Nghiêm khắc mà nói, mô thức này không phải là mô thức của kinh tế tiểu nông đi lên công nghiệp hóa, mà chỉ là mô thức của kinh tế tiểu nông thích ứng với công nghiệp hóa mà thôi.

Ba là, phát triển xí nghiệp hương trấn chế độ tập thể, là mô thức công nghiệp hóa “rời ruộng không rời làng”, đã được tán dương vào giữa thập kỷ 80 đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đã thu được thành tựu không thẻ xem nhẹ. Nhưng trong “chuyển chế độ xí nghiệp…” cuối thập kỷ 90, xí nghiệp hương trấn chế độ tập thể đã hoàn thành cải tạo tư hữu hóa, không còn là thành phần kinh tế của tổ chức CNXH. Xí nghiệp hương trấn sau tư hữu hóa, lấy tăng giá trị tư bản làm mục đích, không còn coi sự phát triển của người lao động là động cơ của kinh doanh xí nghiệp. Ý nghĩa tích cực của mô thức này là ở chỗ thừa nhận nông dân cá thể không thể độc lập đi lên con đường công nghiệp hóa, cần phải dựa vào lực lượng tập thể, công nghiệp hóa nông thôn có thể tiến hành trong nội bộ nông thôn, nông dân không nhất thiết phải rời nông thôn mới có thể thực hiện được chuyển biến sang công nhân. Công nghiệp hóa là hướng nguyện vọng phổ biến của nông dân. Chế độ XHCN hoàn toàn có thể thỏa mãn đòi hỏi này của nông dân. Kinh tế tập thể càng lớn mạnh, xí nghiệp hương trấn càng phát triển, sức hấp dẫn của kinh tế cá thể càng yếu đi. Con đường này có hạn chế ở chỗ, thể chế quyền lợi của chế độ tập thể phủ định quyền sở hữu của nông dân đối với sức lao động bản thân và tư liệu sản xuất của mình, tập quyền của tập thể gây ra giảm sút tính tích cực của nông dân và suy bại của chế độ tập thể, đã chuẩn bị tiền đề cho tư hữu hóa xí nghiệp hương trấn.

Ba mô thức trên có điểm chung ở chỗ, kinh tế tiểu nông không có sức để đảm đương nhiệm vụ lịch sử công nghiệp hóa nông thôn. Đối với tiểu nông cá thể giữ lại mãi trên mảnh đất, chỉ có đi con đường hợp tác hóa trong điều kiện có lợi cho họ, họ mới có thể tiếp thu. Còn tình hình hiện nay, nông dân không là trên thị trường thì là trong nhà máy chịu sự bóc lột của tư bản quốc tế và tư bản trong nước. Cải tạo kinh tế tiểu nông đã trở thành lối ra căn bản cho nông dân để có được phát triển bằng con đường xây dựng xã hội hài hòa XHCN của người lao động gồm người nông dân trong đó làm chủ thể, tức là đặt lợi ích nông dân và lợi ích giai cấp công nhân trên lợi ích của mọi tư bản. Có như vậy mới được nông dân đồng tình thuận theo.

Giai cấp tiểu tư sản thành thị.

Bao gồm hộ công thương chuyên hoạt động kinh doanh cá thể ở thành phố, tầng lớp giáo viên, viên chức nhỏ, luật sư nhỏ, tiểu thương, tri thức nhỏ, người làm nghề tự do. Số người thuộc giai cấp này rất đông, đại thể có thể chia ra 3 giai tầng, thái độ đối với xây dựng xã hội hài hòa là khác nhau.

Bộ phận kinh tế tương đối khá, cho rằng hiện giờ xã hội là hài hòa nhất. Giai cấp tương đối độc lập này, trước nay không thật quan tầm vấn đề xã hội, tự biết mình không thể chủ đạo làm biến đổi xã hội, vì thế giữ thái độ bấp bênh, nhất là bộ phận có điều kiện kinh tế giàu có lại càng như thế.

Bộ phận có điều kiện kinh tế có thể tự cấp, cho dù không có sức ép về đời sống, nhưng họ đối với tham ô hủ bại, đối với sự hoành hành của tư bản quan liêu là muốn nguyền rủa chúng nó. Họ đều cảm tháy những cái mình có được là gian khổ mà có.

Giai cấp tiểu tư sản quan liêu là giai cấp không làm mà có, xã hội không hài hòa, nguồn gốc là từ giai cấp tư sản quan liêu. Họ có lòng yêu nước, đều cho rằng bằng nỗ lực cá nhân là có thể thực hiện dân giàu nước mạnh.

Giai cấp tiểu tư sản hy vọng vươn lên vị trí xã hội của giai cấp tư sản tư nhân. Trong giai cấp này, giai tầng có khả năng càng có nguyện vọng thực hiện lớn, nhưng số người tương đối ít, không hy vọng vào xây dựng xã hội hài hòa của người lao động làm chủ thể. Còn tầng lớp trung và dưới thì ủng hộ xã hội hài hòa khá giả, bởi vì giai cấp tiểu tư sản về cơ bản vẫn là người lao động. Tầng lớp dưới của giai cấp này, thường là rất căm giận đối với tư bản quan liêu, bọn quyền thế. Vì chính lòng tham không đáy của những lũ chuột này, mới làm cho họ bị tổn thất và không giữ được sinh kế. Tầng lớp này là lực lượng quan trọng của xây dựng xã hội hài hòa XHCN.

Giai cấp tư sản tư nhân.

Đây là giai cấp ông chủ mới, sinh ra được do chính sách nhà nước cho phép từ khi cải cách mở cửa. Cho dù đây là một giai cấp bóc lột, nhưng tính chất tư bản chủ nghĩa của phương thức sản xuất của nó giúp nó vẫn có tính tiến bộ nhất định trong một quốc gia mà kinh tế tiểu nông vẫn chiếm vị trí rất lớn, có tác dụng phát huy mặt tiến bộ đối với cải tạo kinh tế tiểu nông. Mặt chủ yếu của giai cấp tư sản tư nhân là mâu thuẫn trong quan hệ lao động làm thuê. Giai cấp này không thể ủng hộ xây dựng quan hệ lao động hài hòa lấy người lao động làm chủ thể. Họ chỉ có thể tiếp nhận hài hòa xã hội lấy tư bản làm chủ đạo, cũng tức là tự do bóc lột hài hòa đối với công nhân, nhất là đối với nông dân công, là người bóc lột của nhà máy máu và nước mắt. Giai cấp này kể từ ngày sinh ra vẫn là nhỏ yếu về chính trị chẳng làm được gì, không phải như số người trong giới học thuật nói là sẽ dẫn đến nguy hiểm đưa TQ đi theo chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản của TQ là không tưởng. Hiện thực là chủ nghĩa xã hội giai đoạn ban đầu, nguy hiểm thực sự là đến từ chủ nghĩa tư bản quan liêu. Cái thế nhỏ yếu của giai cấp tư sản tư nhân đã quyết định nó thu nhận lực lượng chủ yếu đến từ bên ngoài, cho dù CNXH thắng lợi hay chủ nghĩa tư bản quan liêu thắng lợi, giai cấp tư sản tư nhân đều sẽ tồn tại lâu dài, chỉ có điều là vai trò của nó là hoàn toàn khác nhau.

Giai cấp tư sản quan liêu.

Đây là trứng nước được sinh ra dưới thể chế chính trị hành chính tập quyền và thể chế kinh tế kế hoạch thống nhất quản lý. Đủ loại quan chức các cấp chiếm nuốt tài sản công hữu và lợi dụng quyền lực công có trong tay, tham ô hủ bại mà sinh ra giai cấp bóc lột mới. Giai cấp này cũng thông qua một con đường riêng để phát triển lên, tức một loạt giai tầng giàu có bốc lên là bằng con đường bán quan, bán chức mà đi vào lợi dụng quyền lực công để thu tô quyền lực, lợi nhuận.

Khác với giai cấp tư sản quan liêu cũ, chỗ dựa của giai cấp tư sản quan liêu ngày nay không phải là chế độ quan liêu tập quyền và chế độ chủ nghĩa tư bản quan liêu, mà là có được chỗ dựa của chế độ dân chủ nhân dân. Do tính chất ban đầu của chế độ dân chủ nhân dân, chưa hoàn thiện dân chủ, không thể ngăn chặn có hiệu quả hủ bại xâm hại quyền lợi công cộng, công bộc xã hội biến thành chủ nhân xã hội, đã sinh ra tư bản quan liêu và giai cấp tư sản quan liêu. Một điều khác nữa là ở chỗ, tư bản quan liêu TQ cũ là dựa vào ăn nuốt tài sản tư hữu và tài sản địch ngụy mà phất lên. Tư bản quan liêu TQ ngày nay là dựa vào ăn nuốt tài sản công hữu, chủ yếu là tài sản xí nghiệp quốc hữu và bóc đoạt dầu mỡ của dân mà phất lên.

Cần chỉ ra là, quan chức không có nghĩa là giai cấp tư sản quan liêu. Quan chức nhà nước làm công bộc của dân là một bộ phận của giai cấp lao động, trong họ phần lớn là người có tinh thần cách mạng, lấy sự trung thành và hành vi đối với lợi ích nhân dân, đã kìm gữ mạnh tốc độ quan liêu hóa thể chế tập quyền hành chính, để rèn đúc vũ khí phê phán và dùng vũ khí đó phê phán thể chế quan liêu tập quyền hành chính. Chỉ có những người lợi dụng quyền lực biến quyền lợi chung thành quyền lợi riêng và chuyển nguồn lợi phi pháp thành tư bản, mới là người tư sản quan liêu dị hóa ra từ trong giai cấp lao động. Giai cấp tư sản quan liêu đang ngày càng hình thành, là giai cấp phản động nhất, lạc hậu nhất, xấu ác nhất TQ hiện nay, dựa vào ăn nuốt tài sản công hữu và máu mồ hôi người lao động mà lớn dần lên. Lý tưởng chính trị của họ là lật đổ chính quyền nhân dân, xây dựng nước Cộng hòa quan liêu, nhất thống thiên hạ của tư bản quan liêu, chứ không phải là cái gì xã hội hài hòa XHCN.

Giai cấp này lấy quyền lợi công cộng làm thủ đoạn và phương thức tăng giá trị tư bản, hình thành nhiều ngành hàng độc quyền lũng đoạn tư bản quan liêu. Ở trong nước, họ chỉ dựa vào phân phối của cải, lợi ích có ngay, chứ không hề tham gia sáng tạo của cải mới, không hề thông qua tiến bộ kỹ thuật và sáng tạo mới để có siêu lợi nhuận. Ở bên ngoài, họ ngả dựa vào tập đoàn tài chính lũng đoạn quốc tế, rất có tính chất mại bản, là căn nguyên của ngoại giao TQ luôn bị nhục nhã. Nguyên phát của âm thanh không hài hòa lớn nhất của xã hội XHCN là ở giai cấp tư sản quan liêu này. Một trong nhiệm vụ chủ yếu của xây dựng xã hội hài hòa là cuốc sạch giai cấp tư sản quan liêu và điều kiện xã hội sinh sôi của nó.

Tổng quát những điều trình bày trên là, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo xây dựng xã hội hài hòa XHCN. Giai cấp nông dân là lực dựa có số người đông nhất của xã hội hài hòa XHCN. Giai cấp tiểu tư sản là lực lượng quan trọng của xã hội hài hòa XHCN. Giai cấp tư sản tư nhân là lực lượng cần lợi dụng của xã hội hài hòa XHCN. Giai cấp tư sản quan liêu là trở ngại chủ yếu cần quét sạch, là căn nguyên sản sinh các nhân tố không hài hòa hiện nay của xây dựng xã hội hài hòa XHCN Trung quốc./.

(Tổng hợp từ các bản tin, bài viết trên Nhật báo nhân dân ngày13/02/2007, ngày 11/6/2007, ngày 09/4/2008. Mạng Tân hoa ngày 25/12/2006, ngày 08/3/2008. Nhật báo Giải phóng ngày 21/6/2006. Nhật báo Quảng châu ngày 20/6/2007. Thời báo Công thương Trung hoa ngày 08/82007. Tham khảo kinh tế ngày 10/5/2010.)

Còn tiếp...

 

                                                                          

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114515409

Hôm nay

287

Hôm qua

2367

Tuần này

21010

Tháng này

213348

Tháng qua

121009

Tất cả

114515409