Khách mời văn hóa

Peter Zinoman: Ngành Việt Nam học ở Mỹ phát triển nhanh

Trong nhiều học giả nước ngoài nghiên cứu Việt Nam học, không thể không nói đến GS người Mỹ Peter Zinoman, khoa Lịch sử Đông Nam Á tại trường Đại học California, Berkeley với rất nhiều đóng góp cho sự phát triển ngành Việt Nam học tại Mỹ. Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với ông.

Thưa ông, so sánh với thời gian trước đây thì tình hình nghiên cứu Việt Nam học ở Mỹ hiện nay thế nào?
 
- Khoảng chừng 20 năm nay, bắt đầu từ năm 1987, 1988 thì ngành Việt Nam học phát triển nhanh ở Mỹ và khác hoàn toàn thời gian trước. Trước năm 1975, ngành Việt Nam học cũng tương đối mạnh, nhưng đó là một “kiểu” Việt Nam học ảnh hưởng khá nặng bởi quan điểm chính trị của Mỹ nên không thỏa đáng. Ví dụ, khi người ta nghĩ về Việt Nam là nghĩ ngay đến chiến tranh, thậm chí cả khi nghiên cứu về thời Lý Trần ở Việt Nam họ vẫn cứ nghĩ đến chiến tranh. Từ sau 1975 đến khoảng năm 1985 thì ngành Việt Nam học gần như không tồn tại nữa, nhà nước không đầu tư tài chính cho nghiên cứu, nhân dân thì không quan tâm vì nỗi mặc cảm lớn do cuộc chiến tranh này gây ra khiến họ muốn quên tất cả.
 
Tôi bắt đầu học về Việt Nam năm 1987, và tôi thuộc thế hệ đầu tiên sau chiến tranh nghiên cứu Việt Nam học.
 
- Vì sao Việt nam học lại được khôi phục vào thời điểm đó?
 
Có mấy lý do, nhưng có hai lý do quan trọng nhất. Thứ nhất chính là cuộc Đổi mới ở Việt Nam. Vì đó mà người Mỹ có thể sang Việt Nam nghiên cứu, học tập, có điều kiện tiếp xúc với các học giả Việt Nam. Đó là một sự thay đổi rất lớn. Hơn nữa, chất lượng nghiên cứu về xã hội, lịch sử, văn học, văn hoá… ở Việt Nam thời kỳ này cũng phát triển tương đối nhanh.
 
Thứ hai là ở Mỹ có một thế hệ Việt kiều mới, yếu tố này này rất quan trọng. Nếu đọc các tác phẩm học thuật về Việt Nam viết ở Châu Âu, Mỹ, Úc trước những năm 90, thì tất cả những người viết đều là người da trắng. Cũng có một số Việt Kiều song rất ít. Sau năm 75 xuất hiện một cộng đồng Việt kiều ở Mỹ và phát triển nhanh. Thế hệ đầu gặp nhiều khó khăn khi sinh sống ở vùng đất mới, nhưng con cái họ thì khoảng năm 1990, 1991 đã hướng sự quan tâm về nước mẹ của họ, bắt đầu có một nhóm nhỏ Việt kiều trẻ vào đại học và chọn nghiên cứu về lịch sử, văn học, dân tộc học, xã hội học…Việt Nam. Ba phần tư số sinh viên của tôi là Việt kiều, họ giỏi hơn thế hệ nghiên cứu Việt Nam học trước 1975 bởi họ có lợi thế ngôn ngữ. Hơn nữa, quan điểm chính trị của họ lại khá rộng mở. Và cuối cùng, họ có xu hướng quan tâm nhiều đến miền Nam. Các sinh viên của tôi hơn một nửa chọn nghiên cứu về miền Nam. Sinh viên ngành Việt Nam học ở các trường khác như ĐH Cornell, ĐH Michigan, ĐH Hawaii, ĐH Yale cũng vậy. 
 
Mặc dù rất khó tổng kết, nhưng ông có thể điểm qua những nét lớn thành quả của ngành Việt Nam học 20 năm nay ở Mỹ?
 
- Tôi chỉ có thể đưa ra một vài nhận xét. Có 2 chuyên ngành thuộc Việt Nam học phát triển nhất là Dân tộc học và Lịch sử. Dân tộc học mạnh nhất vì được nhiều quỹ đầu tư. Khi tôi làm Tạp chí Journal of Vietnamese Studies (Tạp chí Việt Nam học) thì chúng tôi cũng nhận được nhiều bài về dân tộc học nhất. Lịch sử cũng khá mạnh. Tuy nhiên có mấy môn chưa có nhiều người nghiên cứu, văn học thì chưa có gì. Hiện nay mới chỉ có tôi và Nguyệt Cầm vợ tôi bắt đầu nghiên cứu sâu văn học Việt Nam. Xã hội học, kinh tế học rất ít người theo, chính trị học cũng chưa được quan tâm.
 
Còn về số đầu các công trình nghiên cứu Việt Nam học thì trong mấy năm gần đây, năm nào cũng có khoảng 25 cuốn được xuất bản.
 
- Ông có thể khái quát đôi nét về đội ngũ sinh viên trẻ của ông, về số lượng, chất lượng, suy nghĩ của họ, cơ hội công việc sau khi hoàn thành luận án…
 
Số lượng sinh viên theo ngành Việt Nam học hiện nay đông hơn bao giờ hết. Riêng tôi hiện tại có 20 sinh viên với các chuyên ngành khác nhau thuộc Việt Nam học. Đại học California của tôi thì có số sinh viên theo ngành này đông nhất, Đại học Cornell bằng nửa trường tôi, và khoảng 10 trường đại học ỏ Mỹ có ngành này. Tóm lại có khoảng hơn 100 nghiên cứu sinh Việt Nam học. Việc nghiên cứu của họ có nhiều triển vọng. Không khí nghiên cứu cũng vậy, Việt Nam học phát triển nhanh và bắt đầu được nhà nước đầu tư, các trường có học bổng cho sinh viên sang Việt Nam nghiên cứu. Nói chung là tinh thần các sinh viên của tôi khá lạc quan. Sau khi làm luận án xong, ai cũng có được vị trí cụ thể ở trường Đại học. Tất nhiên không phải ai cũng có vị trí Việt Nam học, nhưng vị trí trong Đông Nam Á học thì chắc chắn. Còn muốn giành được vị trí Việt Nam học thì phải cạnh tranh với Thái Lan học, hay Campuchia học…Nhưng mà những nhà Việt Nam học thì luôn giỏi hơn hoặc ít ra là bằng các nhà “học” khác. 
 
- Ông là người sáng lập và là Tổng biên tập của Tạp chí Việt Nam học, điều gì thúc đẩy ông làm tạp chí này? 
 
Việt Nam học phát triển nhanh ở Mỹ từ 1987, rất nhiều nhà nghiên cứu trẻ viết bài về Việt Nam nhưng không tìm được chỗ đăng. Từ năm 1980 đến 1989 ở Mỹ có Tạp chí Vietnam Forum của ông Huỳnh Sanh Thông, nhưng đến năm 1990 tạp chí đã phải đóng cửa vì nhiều vấn đề. Suốt từ đó đến tận 2006 không có một tạp chí nào, đó là một khó khăn cho người người nghiên cứu. Trong hệ thống giáo dục ở Mỹ, ai muốn thăng tiến trong nghề nghiệp, trở thành tiến sỹ, giáo sư, và ai muốn duy trì vị trí đã có thì hàng năm phải công bố các công trình nghiên cứu của mình. Thế mà đất cho họ công bố lại quá hạn hẹp. Ở Mỹ hiện có Tạp chí Châu Á, có Tạp chí Đông Nam Á rất uy tín nhưng không thể đủ cho nhu cầu. Hơn nữa, ở đây đã có nhiều tạp chí riêng về các nước: Châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Thái Lan, Philipin, Campuchia… nhưng chưa có một tờ riêng cho Việt Nam. Vậy nên việc thành lập tạp chí này cũng là rất hợp lý.
 
- Tiêu chí của tạp chí là gì và ông hy vọng gì ở tạp chí này? Xin hỏi thêm, tạp chí sống bằng gì?
 
 Chất lượng của tạp chí phải được đảm bảo nghiêm ngặt nên các bài viết được chọn lựa nghiêm túc. Các công trình nghiên cứu về Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, văn học, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội sẽ được đăng tải với tinh thần khách quan, khoa học, không chịu ảnh hưởng của các thiên kiến chính trị.
 
Về nguồn thu của tạp chí, ban đầu có hai quỹ tài trợ cho chúng tôi nhưng nay tiền cũng đã hết. Chúng tôi bán tạp chí này cho các thư viện, cho các nhà nghiên cứu, cho sinh viên, nhưng thực sự thì tạp chí bán không chạy lắm. Từ năm 2006 đến nay chúng tôi cũng ra đều đặn 1 năm 3 số, mỗi số trên 250 trang, thế là phát triển khá tốt. Nói chung tôi không dám nói nhiều về tương lai của nó, tôi chỉ cố gắng làm việc hết sức. Tất nhiên, tôi hi vọng là tạp chí có thể...tồn tại lâu dài!
 
- Ông có trông đợi sự đóng góp bài vở của các nhà nghiên cứu tại Việt nam cho tạp chí của ông?
 
Đây là một vấn đề chúng tôi đang suy nghĩ nhiều, bởi văn hoá học thuật ở Mỹ và Việt Nam không giống nhau. Một ví dụ là các bài nghiên cứu ở Việt Nam thường rất ngắn, chỉ 5, 6 trang, trong khi những bài chúng tôi đăng bao giờ cũng vài chục trang. Chúng tôi không thể đăng những bài ngắn như vậy. Hơn nữa trong công việc biên tập, hai chuyên gia của tôi và nhà nghiên cứu Việt Nam khó mà biết nhau để có thể trao đổi, phản biện. Vấn đề cuối cùng là ngôn ngữ, nếu gửi bài bằng tiếng Việt thì chúng tôi khó tìm người đánh giá và dịch.
 
- Những tác giả gửi bài được trả nhuận bút thế nào?
 
Không được trả. Đây cũng là sự khác biệt trong hệ thống giáo dục hai nước. Nếu người ta muốn thăng tiến thì phải nghiên cứu, phải đăng bài, in sách, và tất nhiên thì họ sẽ có uy tín, được đánh giá cao và được trả lương cao hơn. Nhiều người ở Việt Nam cứ thắc mắc với tôi là vì sao lại viết cả mấy chục trang đăng không được tiền thì viết làm gì. 
 
- Riêng với ông, vì sao ông lại theo đuổi Việt Nam học, một ngành không phải được nhiều người quan tâm ở Mỹ?
 
- Sự lựa chọn này vừa ngẫu nhiên và cũng vừa có lý của nó. Bố tôi làm ở Bộ Ngoại giao và ông làm việc nhiều năm ở các nước Đông Nam Á. Tôi đã theo ông sống ở Lào, Thái Lan, Indonexia, Malayxia... và cảm thấy gần gũi với vùng này. Vào đại học, tôi quyết định chọn học về Đông Nam Á. Năm 1987 tôi đến Đại học Cornell làm tiến sỹ, tôi phải chọn học một thứ tiếng của Đông Nam Á. Khi ấy thì tôi vừa xem một bộ phim Việt Nam xong nên đã quyết định chọn học tiếng Việt. Việc chọn tiếng Việt dẫn tới nghiên cứu Việt Nam học là điều tự nhiên.
 
- Và rồi ông yêu và lấy một phụ nữ Việt Nam, điều này có ngẫu nhiên không? hay là có lý?
 
Tôi là nhà sử học và tôi hay giải thích nhiều thứ. Nhưng chuyện này tôi không giải thích được. Còn vì sao tôi và vợ tôi có một sự hoà hợp lâu dài, thì vì gia đình Nguyệt Cầm cũng là một gia đình trí thức như gia đình tôi, và Nguyệt Cầm cũng say mê sử học, văn học như tôi nên chúng tôi có thể chia sẻ với nhau. 
 
- Được biết ông sẽ ở lại Việt Nam một thời gian, hiện ông đang nghiên cứu và viết gì?
 
Tôi đang viết cuốn sách về Vũ Trọng Phụng, cuốn sách mà tôi đã chuẩn bị từ rất lâu. Luận án tiến sỹ của tôi là The Colonial Bastille (Lịch sử Chế độ nhà tù thực dân ở Việt Nam, giai đoạn 1862-1940). Nhưng viết về Việt Nam chỉ qua góc độ đó thì quá hẹp. Tôi chọn một cửa sổ nữa là văn học để hiểu rõ hơn về văn hoá, xã hội, lịch sử Việt Nam. Vũ Trọng Phụng là nhà văn tôi rất thích. Ở Mỹ ngoài Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp thì chưa có cuốn sách nào viết riêng về một nhân vật của Việt Nam cả, nên tôi muốn giới thiệu Vũ Trọng Phụng ở Mỹ. Tôi về Việt Nam viết vì ở đây có không khí tốt hơn, ở Việt Nam khi tôi nói tôi nghiên cứu Vũ Trọng Phụng thì ai cũng biết và chia sẻ, nhưng ở Mỹ thì không ai bàn luận gì. Ở đây tôi lại có điều kiện trao đổi với các chuyên gia, điều đó rất có lợi cho công việc của tôi.
 
- Chúc ông sớm hoàn thành công trình này!
 
 
 

Peter Zinoman sinh tại Thái Lan năm 1965. Cha ông là một nhà ngoại giao người Mỹ gốc Do Thái, chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á. Vì vậy từ nhỏ Peter Zinoman đã rất quen thuộc với không khí Đông Nam Á. Vào đại học ông chọn theo học Đông Nam Ấ học và sau đó, lấy bằng Tiến sỹ với đề tài The Colonial Bastille (Lịch sử Chế độ nhà tù thực dân ở Việt Nam, giai đoạn 1862-1940).
Hai vợ chồng Peter Zinoman và Nguyễn Nguyệt Cầm đã dịch tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng sang tiếng Anh với tựa đề Dumb Luck - được chọn là một trong 50 cuốn sách hay nhất xuất bản ở Mỹ năm 2003 do tạp chí Los Angeles Times bình chọn. NĂM 1999, Peter Zinoman đã phát hiện 20 tác phẩm báo chí và 1 truyện ngắn bị cho là thất lạc của Vũ Trọng Phụng tại Thư viện quốc gia Pháp, và Nxb Hội Nhà văn dã giới thiệu những tư liệu quý giá này trong ấn phẩm Vẽ nhọ bôi hề năm 2000.
Năm 2001, ông được Hiệp hội nghiên cứu lịch sử của Hoa Kỳ (American Historical Association) trao tặng giải thưởng John K Fairbank; và năm 2003, Hội đồng ĐNÁ, Hiệp hội châu Á học trao tặng ông giải Harry J.Benda Prize vì những thành tựu trong nghiên cứu.

 
                                                         Nguyễn Hoàng Diệu Thủy (thực hiện)
 
Trong nhiều học giả nước ngoài nghiên cứu Việt Nam học, không thể không nói đến GS người Mỹ Peter Zinoman, khoa Lịch sử Đông Nam Á tại trường Đại học California, Berkeley với rất nhiều đóng góp cho sự phát triển ngành Việt Nam học tại Mỹ. Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với ông.
 
Thưa ông, so sánh với thời gian trước đây thì tình hình nghiên cứu Việt Nam học ở Mỹ hiện nay thế nào?
 
- Khoảng chừng 20 năm nay, bắt đầu từ năm 1987, 1988 thì ngành Việt Nam học phát triển nhanh ở Mỹ và khác hoàn toàn thời gian trước. Trước năm 1975, ngành Việt Nam học cũng tương đối mạnh, nhưng đó là một “kiểu” Việt Nam học ảnh hưởng khá nặng bởi quan điểm chính trị của Mỹ nên không thỏa đáng. Ví dụ, khi người ta nghĩ về Việt Nam là nghĩ ngay đến chiến tranh, thậm chí cả khi nghiên cứu về thời Lý Trần ở Việt Nam họ vẫn cứ nghĩ đến chiến tranh. Từ sau 1975 đến khoảng năm 1985 thì ngành Việt Nam học gần như không tồn tại nữa, nhà nước không đầu tư tài chính cho nghiên cứu, nhân dân thì không quan tâm vì nỗi mặc cảm lớn do cuộc chiến tranh này gây ra khiến họ muốn quên tất cả.
 
Tôi bắt đầu học về Việt Nam năm 1987, và tôi thuộc thế hệ đầu tiên sau chiến tranh nghiên cứu Việt Nam học.
 
- Vì sao Việt nam học lại được khôi phục vào thời điểm đó?
 
Có mấy lý do, nhưng có hai lý do quan trọng nhất. Thứ nhất chính là cuộc Đổi mới ở Việt Nam. Vì đó mà người Mỹ có thể sang Việt Nam nghiên cứu, học tập, có điều kiện tiếp xúc với các học giả Việt Nam. Đó là một sự thay đổi rất lớn. Hơn nữa, chất lượng nghiên cứu về xã hội, lịch sử, văn học, văn hoá… ở Việt Nam thời kỳ này cũng phát triển tương đối nhanh.
 
Thứ hai là ở Mỹ có một thế hệ Việt kiều mới, yếu tố này này rất quan trọng. Nếu đọc các tác phẩm học thuật về Việt Nam viết ở Châu Âu, Mỹ, Úc trước những năm 90, thì tất cả những người viết đều là người da trắng. Cũng có một số Việt Kiều song rất ít. Sau năm 75 xuất hiện một cộng đồng Việt kiều ở Mỹ và phát triển nhanh. Thế hệ đầu gặp nhiều khó khăn khi sinh sống ở vùng đất mới, nhưng con cái họ thì khoảng năm 1990, 1991 đã hướng sự quan tâm về nước mẹ của họ, bắt đầu có một nhóm nhỏ Việt kiều trẻ vào đại học và chọn nghiên cứu về lịch sử, văn học, dân tộc học, xã hội học…Việt Nam. Ba phần tư số sinh viên của tôi là Việt kiều, họ giỏi hơn thế hệ nghiên cứu Việt Nam học trước 1975 bởi họ có lợi thế ngôn ngữ. Hơn nữa, quan điểm chính trị của họ lại khá rộng mở. Và cuối cùng, họ có xu hướng quan tâm nhiều đến miền Nam. Các sinh viên của tôi hơn một nửa chọn nghiên cứu về miền Nam. Sinh viên ngành Việt Nam học ở các trường khác như ĐH Cornell, ĐH Michigan, ĐH Hawaii, ĐH Yale cũng vậy. 
 
Mặc dù rất khó tổng kết, nhưng ông có thể điểm qua những nét lớn thành quả của ngành Việt Nam học 20 năm nay ở Mỹ?
 
- Tôi chỉ có thể đưa ra một vài nhận xét. Có 2 chuyên ngành thuộc Việt Nam học phát triển nhất là Dân tộc học và Lịch sử. Dân tộc học mạnh nhất vì được nhiều quỹ đầu tư. Khi tôi làm Tạp chí Journal of Vietnamese Studies (Tạp chí Việt Nam học) thì chúng tôi cũng nhận được nhiều bài về dân tộc học nhất. Lịch sử cũng khá mạnh. Tuy nhiên có mấy môn chưa có nhiều người nghiên cứu, văn học thì chưa có gì. Hiện nay mới chỉ có tôi và Nguyệt Cầm vợ tôi bắt đầu nghiên cứu sâu văn học Việt Nam. Xã hội học, kinh tế học rất ít người theo, chính trị học cũng chưa được quan tâm.
 
Còn về số đầu các công trình nghiên cứu Việt Nam học thì trong mấy năm gần đây, năm nào cũng có khoảng 25 cuốn được xuất bản.
 
- Ông có thể khái quát đôi nét về đội ngũ sinh viên trẻ của ông, về số lượng, chất lượng, suy nghĩ của họ, cơ hội công việc sau khi hoàn thành luận án…
 
Số lượng sinh viên theo ngành Việt Nam học hiện nay đông hơn bao giờ hết. Riêng tôi hiện tại có 20 sinh viên với các chuyên ngành khác nhau thuộc Việt Nam học. Đại học California của tôi thì có số sinh viên theo ngành này đông nhất, Đại học Cornell bằng nửa trường tôi, và khoảng 10 trường đại học ỏ Mỹ có ngành này. Tóm lại có khoảng hơn 100 nghiên cứu sinh Việt Nam học. Việc nghiên cứu của họ có nhiều triển vọng. Không khí nghiên cứu cũng vậy, Việt Nam học phát triển nhanh và bắt đầu được nhà nước đầu tư, các trường có học bổng cho sinh viên sang Việt Nam nghiên cứu. Nói chung là tinh thần các sinh viên của tôi khá lạc quan. Sau khi làm luận án xong, ai cũng có được vị trí cụ thể ở trường Đại học. Tất nhiên không phải ai cũng có vị trí Việt Nam học, nhưng vị trí trong Đông Nam Á học thì chắc chắn. Còn muốn giành được vị trí Việt Nam học thì phải cạnh tranh với Thái Lan học, hay Campuchia học…Nhưng mà những nhà Việt Nam học thì luôn giỏi hơn hoặc ít ra là bằng các nhà “học” khác. 
 
- Ông là người sáng lập và là Tổng biên tập của Tạp chí Việt Nam học, điều gì thúc đẩy ông làm tạp chí này? 
 
Việt Nam học phát triển nhanh ở Mỹ từ 1987, rất nhiều nhà nghiên cứu trẻ viết bài về Việt Nam nhưng không tìm được chỗ đăng. Từ năm 1980 đến 1989 ở Mỹ có Tạp chí Vietnam Forum của ông Huỳnh Sanh Thông, nhưng đến năm 1990 tạp chí đã phải đóng cửa vì nhiều vấn đề. Suốt từ đó đến tận 2006 không có một tạp chí nào, đó là một khó khăn cho người người nghiên cứu. Trong hệ thống giáo dục ở Mỹ, ai muốn thăng tiến trong nghề nghiệp, trở thành tiến sỹ, giáo sư, và ai muốn duy trì vị trí đã có thì hàng năm phải công bố các công trình nghiên cứu của mình. Thế mà đất cho họ công bố lại quá hạn hẹp. Ở Mỹ hiện có Tạp chí Châu Á, có Tạp chí Đông Nam Á rất uy tín nhưng không thể đủ cho nhu cầu. Hơn nữa, ở đây đã có nhiều tạp chí riêng về các nước: Châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Thái Lan, Philipin, Campuchia… nhưng chưa có một tờ riêng cho Việt Nam. Vậy nên việc thành lập tạp chí này cũng là rất hợp lý.
 
- Tiêu chí của tạp chí là gì và ông hy vọng gì ở tạp chí này? Xin hỏi thêm, tạp chí sống bằng gì?
 
 Chất lượng của tạp chí phải được đảm bảo nghiêm ngặt nên các bài viết được chọn lựa nghiêm túc. Các công trình nghiên cứu về Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, văn học, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội sẽ được đăng tải với tinh thần khách quan, khoa học, không chịu ảnh hưởng của các thiên kiến chính trị.
 
Về nguồn thu của tạp chí, ban đầu có hai quỹ tài trợ cho chúng tôi nhưng nay tiền cũng đã hết. Chúng tôi bán tạp chí này cho các thư viện, cho các nhà nghiên cứu, cho sinh viên, nhưng thực sự thì tạp chí bán không chạy lắm. Từ năm 2006 đến nay chúng tôi cũng ra đều đặn 1 năm 3 số, mỗi số trên 250 trang, thế là phát triển khá tốt. Nói chung tôi không dám nói nhiều về tương lai của nó, tôi chỉ cố gắng làm việc hết sức. Tất nhiên, tôi hi vọng là tạp chí có thể...tồn tại lâu dài!
 
- Ông có trông đợi sự đóng góp bài vở của các nhà nghiên cứu tại Việt nam cho tạp chí của ông?
 
Đây là một vấn đề chúng tôi đang suy nghĩ nhiều, bởi văn hoá học thuật ở Mỹ và Việt Nam không giống nhau. Một ví dụ là các bài nghiên cứu ở Việt Nam thường rất ngắn, chỉ 5, 6 trang, trong khi những bài chúng tôi đăng bao giờ cũng vài chục trang. Chúng tôi không thể đăng những bài ngắn như vậy. Hơn nữa trong công việc biên tập, hai chuyên gia của tôi và nhà nghiên cứu Việt Nam khó mà biết nhau để có thể trao đổi, phản biện. Vấn đề cuối cùng là ngôn ngữ, nếu gửi bài bằng tiếng Việt thì chúng tôi khó tìm người đánh giá và dịch.
 
- Những tác giả gửi bài được trả nhuận bút thế nào?
 
Không được trả. Đây cũng là sự khác biệt trong hệ thống giáo dục hai nước. Nếu người ta muốn thăng tiến thì phải nghiên cứu, phải đăng bài, in sách, và tất nhiên thì họ sẽ có uy tín, được đánh giá cao và được trả lương cao hơn. Nhiều người ở Việt Nam cứ thắc mắc với tôi là vì sao lại viết cả mấy chục trang đăng không được tiền thì viết làm gì. 
 
- Riêng với ông, vì sao ông lại theo đuổi Việt Nam học, một ngành không phải được nhiều người quan tâm ở Mỹ?
 
- Sự lựa chọn này vừa ngẫu nhiên và cũng vừa có lý của nó. Bố tôi làm ở Bộ Ngoại giao và ông làm việc nhiều năm ở các nước Đông Nam Á. Tôi đã theo ông sống ở Lào, Thái Lan, Indonexia, Malayxia... và cảm thấy gần gũi với vùng này. Vào đại học, tôi quyết định chọn học về Đông Nam Á. Năm 1987 tôi đến Đại học Cornell làm tiến sỹ, tôi phải chọn học một thứ tiếng của Đông Nam Á. Khi ấy thì tôi vừa xem một bộ phim Việt Nam xong nên đã quyết định chọn học tiếng Việt. Việc chọn tiếng Việt dẫn tới nghiên cứu Việt Nam học là điều tự nhiên.
 
- Và rồi ông yêu và lấy một phụ nữ Việt Nam, điều này có ngẫu nhiên không? hay là có lý?
 
Tôi là nhà sử học và tôi hay giải thích nhiều thứ. Nhưng chuyện này tôi không giải thích được. Còn vì sao tôi và vợ tôi có một sự hoà hợp lâu dài, thì vì gia đình Nguyệt Cầm cũng là một gia đình trí thức như gia đình tôi, và Nguyệt Cầm cũng say mê sử học, văn học như tôi nên chúng tôi có thể chia sẻ với nhau. 
 
- Được biết ông sẽ ở lại Việt Nam một thời gian, hiện ông đang nghiên cứu và viết gì?
 
Tôi đang viết cuốn sách về Vũ Trọng Phụng, cuốn sách mà tôi đã chuẩn bị từ rất lâu. Luận án tiến sỹ của tôi là The Colonial Bastille (Lịch sử Chế độ nhà tù thực dân ở Việt Nam, giai đoạn 1862-1940). Nhưng viết về Việt Nam chỉ qua góc độ đó thì quá hẹp. Tôi chọn một cửa sổ nữa là văn học để hiểu rõ hơn về văn hoá, xã hội, lịch sử Việt Nam. Vũ Trọng Phụng là nhà văn tôi rất thích. Ở Mỹ ngoài Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp thì chưa có cuốn sách nào viết riêng về một nhân vật của Việt Nam cả, nên tôi muốn giới thiệu Vũ Trọng Phụng ở Mỹ. Tôi về Việt Nam viết vì ở đây có không khí tốt hơn, ở Việt Nam khi tôi nói tôi nghiên cứu Vũ Trọng Phụng thì ai cũng biết và chia sẻ, nhưng ở Mỹ thì không ai bàn luận gì. Ở đây tôi lại có điều kiện trao đổi với các chuyên gia, điều đó rất có lợi cho công việc của tôi.
 
- Chúc ông sớm hoàn thành công trình này!
 
 
 

Peter Zinoman sinh tại Thái Lan năm 1965. Cha ông là một nhà ngoại giao người Mỹ gốc Do Thái, chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á. Vì vậy từ nhỏ Peter Zinoman đã rất quen thuộc với không khí Đông Nam Á. Vào đại học ông chọn theo học Đông Nam Ấ học và sau đó, lấy bằng Tiến sỹ với đề tài The Colonial Bastille (Lịch sử Chế độ nhà tù thực dân ở Việt Nam, giai đoạn 1862-1940).

 
Hai vợ chồng Peter Zinoman và Nguyễn Nguyệt Cầm đã dịch tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng sang tiếng Anh với tựa đề Dumb Luck - được chọn là một trong 50 cuốn sách hay nhất xuất bản ở Mỹ năm 2003 do tạp chí Los Angeles Times bình chọn. NĂM 1999, Peter Zinoman đã phát hiện 20 tác phẩm báo chí và 1 truyện ngắn bị cho là thất lạc của Vũ Trọng Phụng tại Thư viện quốc gia Pháp, và Nxb Hội Nhà văn dã giới thiệu những tư liệu quý giá này trong ấn phẩm Vẽ nhọ bôi hề năm 2000.
Năm 2001, ông được Hiệp hội nghiên cứu lịch sử của Hoa Kỳ (American Historical Association) trao tặng giải thưởng John K Fairbank; và năm 2003, Hội đồng ĐNÁ, Hiệp hội châu Á học trao tặng ông giải Harry J.Benda Prize vì những thành tựu trong nghiên cứu.

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511029

Hôm nay

228

Hôm qua

2359

Tuần này

21403

Tháng này

217902

Tháng qua

121356

Tất cả

114511029