Anh Cao Bá Minh, SN 1982, sống tại xóm Tây Lộc, xã Diễn Ngọc, Diễn Châu cho biết: bố của anh là ông Cao Sỹ Tuất (sn 1948), từng đi bộ đội tại chiến trường Quảng Trị và bị nhiễm chất độc da cam.
Anh Cao Bá Minh, SN 1982, sống tại xóm Tây Lộc, xã Diễn Ngọc, Diễn Châu cho biết: bố của anh là ông Cao Sỹ Tuất (sn 1948), từng đi bộ đội tại chiến trường Quảng Trị và bị nhiễm chất độc da cam.
Ông Tuất sinh được 4 người con thì có tới 3 người bị nhiễm căn bệnh quái ác từ bố, không nói cười cũng không đi lại được. Anh Minh may mắn hơn các anh em của mình là cơ thể vẫn đi lại và làm việc bình thường. Năm 2000, anh kết hôn cùng chị Vũ Thị Hường. Tưởng rằng cuộc sống của gia đình ông Tuất sẽ bớt chút đau lòng khi anh Minh lấy vợ, nào ngờ chị Hường mang thai đứa con đầu lòng thì bị tử ngay sau khi bé chào đời. Năm 2010, vợ chồng anh chị sinh cậu con trai thứ hai nhưng cũng dị tật bẩm sinh, tay chân teo co quắp, da vàng và không nói được. Thấy con bị như vậy, hai vợ chồng chạy vạy ngược xuôi để tìm cách chữa trị nhưng không được. Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, anh chị còn phải nuôi 3 người chú bị nhiễm chất độc da cam phải nằm một chỗ.
Chị Hường tâm sự: gia đình giờ đây chỉ có anh Minh là nối dõi nhưng vợ chồng tôi cũng không dám sinh con nữa vì sợ sẽ giống như hai đứa trước.
Với Bà Vũ Thị Liên (sn 1957), cuộc sống sẽ không tủi cực như bây giờ nếu năm xưa bà không đi bộ đội tại chiến trường Đăk Lăk (1974). Sau chiến tranh bà lập gia đình. Ba đứa con đầu của bà sinh ra đều bị di tật bẩm sinh, câm điếc. Lúc này bà mới biết được các con chính là di chứng của căn bệnh chất độc Da cam từ bà để lại. Năm 2002, đứa con trai cả của bà là anh Hoàng Dũng Nam (sn 1979) lấy vợ. Cuộc sống sẽ êm đẹp nếu năm 2003 đứa cháu gái đầu tiên của bà Liên sinh ra được khỏe mạnh. Nhưng nay, dù đã 10 tuổi nhưng em vẫn không đi lại, nói cười. Mỗi lần cho cháu ăn bà Liên đều phải nhai và nhận từng miếng cơm vào miệng cháu.
Bà Liên kể: thấy chồng bị câm điếc, bệnh lại ngày một nặng hơn. Con thì không phân biệt được mẹ, tay chân queo quắp nằm một chỗ... nên con dâu bà đã rời bỏ chồng con đi xa xứ. Để lại cho bà gánh nặng vừa nuôi con, vừa chăm cháu.
Anh Minh và bà Liên đều đã từng viết đơn nhiều lần, kiến nghị lên xã xin được giám định để con, cháu của họ được hưởng chế độ chất độc Da Cam và đều bị chối. Lý do mà các cơ quan đưa ra là theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công và các qui định hiện hành của Bộ Y tế và LĐ-TB&XH, chính sách dành cho những nạn nhân phơi nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh mới chỉ “xét” đến đời con, chứ chưa tính đến đời cháu, chắt.
Ai cũng biết, cho đến thời điểm hiện nay, khoa học và thực tế đều chứng minh, chất độc da cam/dioxin khi đi vào cơ thể con người có khả năng làm biến đổi gen và gây ra các dị dạng, dị tật bẩm sinh đối với các thế hệ con, cháu, chắt của người bị phơi nhiễm.
Vậy tại sao những đứa cháu của bà Liên, ông Tuất lại không được hưởng chế độ này. Chẳng phải đây không phải một thiệt thòi quá lớn đối với người có công hay sao?
Những đứa cháu thương tâm của bà Liên và con của anh Minh chắc chắn không phải là trường hợp duy nhất chịu hậu quả chiến tranh từ cha ông mình để lại. Vì vậy, để thật sự “ưu đãi người có công”, thiết nghĩ, Bộ Y tế cần rà soát và xem xét lại danh mục các bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học. Đồng thời, liên bộ Y tế, LĐ-TB&XH cần đề xuất chính sách bảo trợ xã hội đối với các thế hệ thứ ba, thứ tư (cháu, chắt) của người bị phơi nhiễm chất độc da cam bị di chứng để giúp họ phần nào khắc phục nỗi đau do chiến tranh để lại./.
256
2315
21207
220143
121356
114513270