Những ngày này, là người Việt Nam, dẫu có bàng quan nhất, cũng không thể không suy tư về đất nước.
Những ngày này, là người Việt Nam, dẫu có bàng quan nhất, cũng không thể không suy tư về đất nước.
1. Bác sĩ “đồ tể” Nguyễn Mạnh Tường là kẻ đã đưa luật pháp và đạo đức Việt Nam đến tận bờ vực thẳm. Nhưng một Nguyễn Mạnh Tường là không thể làm được điều đó. Trước và đồng thời với Nguyễn Mạnh Tường đã có nhiều kẻ cố tình đẩy trượt những chuẩn mực pháp lý và đạo đức đi xa khỏi các giá trị chân thiện mỹ và tiệm cận với sự đồi bại của nhân tính. Những cái chết tức tưởi của người dân được các cơ sở y tế đánh đổi bằng tiền là báo hiệu sự hình thành thành của thị trường cái chết, của vô đạo đức và là sự nhục mạ lời thề Hippocrates.
2. 'Tốc độ gia tăng tội phạm nhanh hơn cả dân số' là nhận định của một đại biểu Quốc hội khóa 13 đang nhóm họp tại Hà Nội đã đánh kẻng báo động ở cơ quan quyền lực cao nhất nước như một sự khẳng định sự suy thoái đạo đức nghiêm trọng của xã hội. Các đại biểu Quốc hội cũng đã xác nhận tội phạm trẻ tuổi ngày càng nhiều, mức độ tàn bạo và dã man ngày càng kinh hoàng hơn. Điều đó không gì khác là sự chà đạp cái Thiện để “lên ngôi” của cái Ác; Sự bất lực của đạo đức và luật pháp, của hệ thống các cơ quan pháp luật và dư luận xã hội.
Gần đây nhất, ngày 04/11/2013, ông Nguyễn Thanh Chấn (tỉnh Bắc Giang) được trả tự do sau 10 năm thụ án chung thân oan uổng. Sự kiện này đã khẳng đinh sự tắc trách và vô cảm của những nguwoif cầm cân nảy mực. Có bao nhiêu vụ án oan sai như thế này? Có bao nhiêu kẻ thoats tội, lọt tội là những câu hỏi day dứt của những người dân đang dành cho các cơ quan tư pháp.
3. Lá đơn kiện Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương của doanh nhân Huỳnh Uy Dũng gửi Thủ tướng Chính phủ dù chưa có sự phân định đúng sai thật rõ ràng nhưng đã bất đầu hé lộ những mảng/mạch ngầm của đời sống xã hội do các quan chức và các ông chủ tạo nên. Có hay không “lệ” bên cạnh “luật” trong đời sống xã hội hôm nay là điều cần được tường minh. Nếu có,, liệu rằng “lệ” hay pháp luật sẽ là công cụ quản lý và điều hành xã hội. Nếu pháp luật không triệt tiêu được “lệ” thì sẽ bị nó thao túng và làm bình phong cho lòng tham và tội ác.
4. Nợ công tăng cao. Cho đến hiện nay, mỗi người dân Việt Nam từ già chí trẻ phải gánh một khoản nợ 826USD. Trong lúc đó, các vụ tham nhũng lớn là tiêu hao hàng trăm ngàn tỷ đồng vẫn chưa bị đưa ra xét xử. Các doanh nghiệp “quả đấm thép” đã và đang đấm vào cuộc sống hiện tại và tương lai của người dân. Đó là một nguyên nhân làm cho lòng người không yên.
Đó chỉ là một trong vô vàn nhiều dấu hiệu của sự khủng hoảng niềm tin và đạo đức xã hội rất đáng lo ngại hiện nay. Sự khủng hoảng này do nhiều nguyên nhân chằng chịt lấy nhau trong một tổng thế cấu trúc và quản trị xã hội, quản trị đất nước. Không thể rạch ròi nhưng chắc chắn hoạt động kém hiệu quả của bộ máy, sự tha hóa của hàng ngũ quan chức, sự bất lực của pháp luật, các cơ quan pháp luật là một nguyên nhân hàng đầu của tình trạng khủng hoảng đáng xót xa hiện nay.
Bởi vậy, phải bắt đầu khắc phục tình trạng này từ việc cải cách triệt để nhằm nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước, làm trong sạch hàng ngũ các quan chức; Cải cách, hiện đại hóa hệ thống pháp luật, nâng cao hiêu lực và sự trong sạch của hệ thống các cơ quan pháp luật.
Cần phải nhận thức khách quan và cải cách sửa đổi một cách kiên quyết, chân thành để làm gương cho dân. Có như vậy, dân mới tin, mới yên, xã hội và đất nước mới thanh bình.
2311
2436
21147
220083
121356
114513210