Diễn đàn

Vấn đề....quá hạn sử dụng

Tôi có nhiều cái tò mò rất … méo mó nghề nghiệp

. Trước khi đọc một luận văn của sinh viên, tôi thường lướt sơ phần thư mục và xem giá trị của thư mục cũng như xem tính «up to date» của các sách tra cứu. Khoa học thay đổi không ngừng, dựa theo những nguồn lý thuyết cũ thì có nhiều nguy cơ là kết luận sai!

. Đến thăm một thư viện Đại học, tôi hay nhìn «độ tuổi» của các sách trên giá và sự hiện diện hay vắng bóng của các tập san khoa học. Chuyện này là chuyện làm tôi rất khổ sở vì những thư viện Đại học ở Việt Nam mà tôi đã được dịp đi thăm, tình trạng rất là bi đát.

. Ai đó mà đưa ra một tỉ lệ ly hôn là tôi hỏi ngay : tỉ lệ ấy là của năm nào ? Nếu là tỉ lệ của cách đây mười năm là hết xài được vì hiện trạng đã đổi thay !

Có lẻ tại vì tôi bị ảnh hưởng của một bậc thầy tôi, giáo sư Y khoa, cách đây cả nửa thế kỷ, lúc việc giáo dục thường xuyên và tu nghiệp thêm cho bác sĩ bắt đầu thành hệ thống ở Bỉ đã nói : một bác sĩ ra trường, nếu không học thêm, sau 5 năm, khả năng của ông hay bà ấy chỉ còn khoảng 50% vì quên, vì không thực hành thì mất tay nghề và vì Y khoa tiến triển mỗi ngày.

Chữ recycler tiếng Pháp có hai nghĩa – tái xử dụng hay cập nhật hóa. Một cách khôi hài, để chơi chữ, chúng tôi hay nói với nhau : ngay tới rác, ta cũng recycler, (theo nghĩa thứ nhất) mình là người chuyên môn, không lẻ để ù lì  (không recycler theo nghĩa thứ nhì) ? Cái khôi hài là so sánh người làm khoa học với … rác

Bên ta thì nói sao nhỉ ? “Người quân tử mà một ngày không đọc sách, xem gương thấy mặt mũi đáng ghét, nói chuyện nhạt nhẽo khó nghe”./.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114513174

Hôm nay

2275

Hôm qua

2436

Tuần này

21111

Tháng này

220047

Tháng qua

121356

Tất cả

114513174