Đến nay, sau 35 năm nhìn lại, nhiều bài viết trên mạng của Trung Quốc đều thừa nhận sự thất bại toàn diện của phía Trung Quốc. Họ nói chỉ có nước Mĩ là được thắng lợi, được hởi lòng hởi dạ.
Về thương vong, theo số liệu Trung Quốc, Việt Nam chết và bị thương 6 vạn người, linh Trung Quốc chết hại vạn người, bị thương nhiều vạn; theo số liệu Việt Nam, Trung Quốc chất hai vạn, bị thương 6 vạn, tỉ lệ 1 – 1 hoặc 1 – 2, chiến thắng như thế họ gọi là “thảm thắng”. Với tỉ lệ thương vong như thế, cuộc chiến không đạt được mục tiêu dạy cho Việt Nam một bài học như Đặng Tiểu Bình mong muốn. Về ngoại giao Trung Quốc thất bại toàn diện. Cả thế giới thời đó đều lên án Trung Quốc. 14 nước xã hội chủ nghĩa lên án Trung Trung Quốc, trong đó có 2 nước phản đối. 15 nước trong đó có Mĩ yêu cầu Trung Quốc rút quân, giải quyết tranh chấp bằng đàm phán. 10 nước yêu cầu đàm phán, cộng đồng châu Âu biểu thị lấy làm tiếc, Bồ Đào Nha không bày tỏ ý kiến, chỉ 1 nước ủng hộ TQ là Căm pu chia dân chủ, chế độ diệt chủng Polpot vừa bị quân ta và quân dân Căm Pu Chia đánh đuổi.hầu như hoàn toàn bị cô lập trên vũ đài chính trị thế giới. Chính vì vậy mà Trung Quốc buộc phải rút quân sau một tháng chiến đấu, mặc dù đã tiến sâu vào nội địa Việt Nam. Về mặt văn hóa, người Trung Quốc cảm thấy chiến tranh này không có anh hùng. Chiến tranh Kháng Mĩ Viện Triều đã có nhiều anh hùng hy sinh cao cả, nhưng chiến tranh này không có anh hùng, mặc dù sau chiến tranh họ cũng đã mở hội mừng công, phong anh hùng, một số nhà văn nhà báo cổ vũ cuộc tàn sát nhân dân Việt Nam cũng được phong, nhưng về tâm lí người ta không nỡ nhắc lại, vì đó là tội ác, chứ không phải hành vi anh hùng. Người Trung Quốc cũng nhận thấy, một cuộc chiến tranh mà không có lập trường chính trị rõ ràng thì dù đánh thế nào cũng phải coi là cuộc chiến thất bại ngay từ trong tư tưởng.
Bên cạnh những suy nghĩ nghiêm túc vẫn có những suy nghĩ thể hiện dã tâm. Một số đầu óc phản động ở Trung Quốc bày tỏ lấy làm tiếc là tại sao năm 1979, không đồng thời thừa cơ đánh chiếm luôn các đảo Trường Sa để sau này khỏi phải tranh chấp. Một số khác lại hối tiếc, tại sao đánh Việt Nam vì Mĩ, cho Mĩ, mà không nhân cơ hội đó mà đòi phía Mĩ phải cung cấp nhiều vật tư, khí tài hiện đại, ví như máy bay tiêm kích F14,tên lủa, máy bay trức thăng Chim ưng đen, thì chiến tranh sẽ giành nhiều thắng lợi hơn. Ngày trước trong chiến tranh Triều Tiên Trung Quốc đã đòi được của Liên Xô rất nhiều vật tư, khí tài chiến tranh. Từ đó phê phán lãnh đạo đương thời thiếu sáng suốt. Các luận điệu đó càng phơi bày dã tâm xâm lược và phản động của họ. Đọc các bài báo trên mạng có thể nhận thấy tâm lí thù địch Việt Nam, luôn xem Việt Nam “xâm lược” các vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa vôn chủ quyền của Việt Nam, gọi Việt Nam là “Việt hầu” (con khỉ Việt), gọi Phi lippin là bù nhìn Phi lippin, gọi Mĩ là Mĩ súc (súc vật Mĩ), thể hiện một tâm lí chủ nghĩa sô vanh đại Hán.
Đó là lí do vì sao mà Trung Quốc không muốn nhắc đến cuộc chiến tranh xâm lược ấy.
16 – 2 – 2014
……………….
Tham khảo: http://bbs.tiexue.net/bbs32-0-1.html