Diễn đàn

Nhà ở, tiền bạc và cái đẹp

và nhiều bài khác.

Nếu Nguyễn Du đọc thấy các bài này, có lẽ ông sẽ viết thêm một lần nữa: Rằng hay thì thật là hay/Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào"

Xin hiểu «giàu thì giàu thật nhưng…»

Từ hang động của thời tiền sử tới các kiến trúc của Le Corbusier, Mies van der Rohe, Charles Vandenhove hay Claude Strebelle, hai người cuối cùng là hai kiến trúc sư lớn của Bỉ – nơi tác giả của mấy dòng này ở – nhà ở trả lời các nhu cầu khác nhau cho nhân loại. Để trú mưa nắng, để bảo vệ cái riêng tư của gia đình mình, để có thể nghỉ ngơi giải trí giữa cái đời chật vật đua chen hay sau một ngày làm việc nặng nhọc, để tạo bối cảnh yên bình cho các con có thể lớn lên… và rốt cuộc là để sống hạnh phúc.

Có những mục đích xã hội, dĩ nhiên rồi, để khẳng định vị trí của mình hay gia tài của cá nhân nhưng điều quan trọng trong cái đẹp của kiến trúc là hài hòa với bối cảnh trong đó có bối cảnh thiên nhiên, văn hóa lịch sử và có bối cảnh dân tình nữa.

Kiến trúc cổ truyền của người Nhật là một thí dụ. Vườn đá hay cây cảnh của họ cũng toát lên cái đẹp của triết lý Phật giáo, sự tôn trọng thiên nhiên, …Ngay đến nghệ thuật cắm hoa Ikebana của người Nhật cũng theo nguyên tắc hòa hợp của ba yếu tố chính (Trời, Người, và Đất) qua ba cành hoa với độ dài ngắn khác nhau.

Cái gì không ổn trong kiến trúc những lâu đài của các đại gia ?

“Bứng” kiến trúc Trung cổ châu Âu rồi đưa vào Việt Nam hiện tại là làm hai giả tạo, giả tạo không gian, địa lý và giả tạo thời gian, lịch sử. Lâu đài châu Âu là sản phẫm của tầng lớp thống trị châu Âu cách đây ít nhất là năm ba thế kỷ. Bây giờ chỉ có ở Hollywood các tài tử cá tính mới thỉnh thoảng xây lại những mẫu kiến trúc như thế – hay các đại gia Trung Quốc – họ đã xây lại cả Versailles lâu đài của vua Louis XIV nữa mà.

Cái thống trị của đại gia giàu tiền bạc khác cái thống trị của vua chúa thời xưa. Thời thế đã đổi thay, quan niệm văn hóa có đổi thay, chạm trổ rườm rà không có nghĩa là đẹp mà có thể bị xem như lố lăng chẳng hạn.

Kết hợp … hoa lá cành của văn hóa Âu Tây với … Long qui kim phụng của văn hóa Á đông thì như có cái gì hơi chướng mắt, ít nhất là qua cách nhìn của người viết bài này, với vài kinh nghiệm vừa Á vừa Âu.

Hài hòa với môi trường cũng là một cấu phần của cái đẹp. Môi trường vừa thiên nhiên vừa văn hóa, lịch sử, xã hội. Văn hóa lịch sử xã hội và thiên nhiên Việt Nam có gì phải hổ thẹn đến nổi ta phải từ bỏ nó và nhập cảng nguyên khuôn mẫu Tây Âu ?

Kiến trúc là một công trình sáng tạo. Chẳng nhẽ ta tự rào cản cái sáng tạo ấy, cấm bản thể Việt Nam thể hiện qua công trình và bằng lòng đi sao chép những công trình không hợp thời, hợp cảnh ?

Nói một cách cực đoan, nhưng trong chừng mực nào đó, các lâu đài phong cách châu Âu trong bối cảnh hiện đại ở Việt Nam giống như những vết tsẹo trên một gương mặt đẹp.

Các đại gia ạ, góp phần phát triển kinh tế nước nhà có thể là một cách tự phô trương hay hơn là xây những lâu đài đồ sộ với những quan niệm thẩm mỹ và văn hóa … có vấn đề.

Ông cha ta vẫn nói «Cọp chết để da/Người ta chết để tiếng».

 

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114513145

Hôm nay

2246

Hôm qua

2436

Tuần này

21082

Tháng này

220018

Tháng qua

121356

Tất cả

114513145