Ngày hôm nay, đồng loạt nhiều báo đăng tin về cuộc họp báo của Bộ GD - ĐT, trong đó có Báo SGGP.[http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2014/4/346364/].
Ngày hôm nay, đồng loạt nhiều báo đăng tin về cuộc họp báo của Bộ GD - ĐT, trong đó có Báo SGGP.[http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2014/4/346364/].
Theo bài báo, ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, thường trực Ban soạn thảo đề án đổi mới chương trình-SGK phổ thông, cho rằng về con số 34.000 tỷ đồng, đó chỉ là khái toán, vì đề án cần có hình dung về kinh phí để thực hiện.
Đổi mới lần này không phải là đổi mới nội dung, quan trọng nhất là đổi mới cách dạy và cách học để hình thành năng lực học sinh. Vì vậy, đổi mới lần này sẽ không quá tốn kém về xây dựng cơ sở vật chất, vì tận dụng nhiều, chủ yếu là ứng dụng CNTT”, ông Thống cam kết.
Từ bài báo trên, xin có vài lời bàn:
Khái toán? Dự tính về ngân quỷ ?
Cái làm tôi ngạc nhiên là bất cứ một dự án nào lúc soạn thảo phải đưa ra tuần tự
. Tại sao cần dự án,
. Nội dung dự án,
. Nhân lực và phương tiện đã có,
. Nhu cầu cần thiết để thực hiện,
. Ngân quỷ và nguồn kinh phí,
. Lộ trình và lịch thực hiện
. Khó khăn cần vượt qua
. và sau cùng kết quả dự trù.
Tất cả các dự án mà tôi đã có dịp tham gia, trong lĩnh vực giáo dục, đều đại cương theo sườn đó. Để được tài trợ.
Không ai ký một ngân phiếu khoán cho một dự án chưa rõ ràng.
Điểm thứ nhì, ông Thống bảo là không đổi mới nội dung,
Không đổi mới nội dung tại sao phải thay sách giáo khoa ? Sách giáo khoa mới sẽ khác sách cũ ở chỗ nào ? Ta cần viết lại sách giáo khoa nhưng không đổi mới nội dung? Chỉ thay bìa sách và các hình ảnh minh họa thôi sao ?
Dạy để hình thành năng lực học sinh có vẻ như là chủ đích mà bộ GDĐT theo đuổi, qua lời ông Thống nói. Nhưng hình thành năng lực khác truyền kiến thức. Các sách giáo khoa hiện thời, theo chỗ tôi được biết, chú trọng đến truyền kiến thức. Không đổi nội dung thì làm sao thực hiện được chủ đích mới ?
Đổi mới cách dạy và cách học là điều ông Thống tuyên bố tiếp theo. Như vậy là phải cập nhật phương pháp sư phạm cho tất cả các giáo viên hiện thời. «Được lời như cỡi tấm lòng». Đối với một con ngựa già nhiều năm lăn lóc trên thực địa giáo dục như tôi thì không có gì đúng hơn, đáng mừng hơn.
Thật vậy, đổi mới trong giáo dục là cần dựa trên hai diễn viên chính : người đi dạy và người đi học.
Nhưng đổi mới cách dạy cần ngân quỷ lớn và cần thời gian. Nước ta có bao nhiêu giáo viên cơ sở và phổ thông ? Ta lại không có đũa thần để sau một đêm các nhà giáo am tường hết những phương pháp sư phạm mới. Ta có khả năng (nhân sự thời gian và tài chính) để cập nhật phương pháp sư phạm cho tất cả các giáo viên không ?
Đổi mới cách học còn cần phương tiện hơn nữa. Những phương tiện về giáo dục, dĩ nhiên rồi, mà còn cần những phương tiện về triết lý, tâm lý và xã hội. Cần tranh thủ để họ vào cuộc – tất cả những cơ quan, tổ chức, … (gia đình, đoàn thể, cơ quan truyền thông, … ) vốn có ảnh hưởng trên giới trẻ. Ở đây có khi cần cả một thế hệ để xóa bỏ những cách học và cách thi mà ta đã, từ nhiều năm nay, dạy các em phải theo.
Nếu như vậy thì 34.000 tỉ đồng sẽ không đủ./.
2212
2436
21048
219984
121356
114513111