Diễn đàn

“Chủ nghĩa duy vật tâm linh” là gì? “Tố chất” là gì? Và chuyện thách đố dịch thuật.

Tôi xin có lời bình về các nội dung dưới đây:

Câu trong bài “ Một số luận giải về hiện tượng tâm linh theo duy vật hiện đại” của tác giả Hồ Bá Thâm : “Theo chúng tôi, Tâm là vô hình và là động lực ở chiều sâu thúc đẩy thế giới vật chất và toàn bộ cơ thể, hoạt động của con người. Còn Linh là linh diệu, linh cảm, linh nghiệm, linh hứng và linh thiêng, khó cảm nhận, đo lường, vượt qua lẽ thông thường, khác với hiện tượng đời thường ai cũng biết, cũng cảm nhận được, đo lường được, nhưng không hoàn toàn tách biệt mà cũng biến hóa trong đời thường…”

Tiêu đề bài viết của tác giả Hồ Bá Thâm: “Chủ nghĩa duy vật tâm linh” sao lại không?”

Câu trong bài “Vài lời tạm với Hồ Bá Thâm” của tác giả Đỗ Kiên Cường: Tiếp cận duy vật về tâm linh hay chuyện vẽ rắn thêm chân?” 

Câu trong bài “Tố chất nào của người Hoa?” của tác giả Lưu Du (Trung Quốc?): “Nhiều người hẳn biết rằng một số khái niệm đặc sắc trong tiếng Trung rất khó dịch sang tiếng Anh, thí dụ đột kích thủ(击手), bất chiết đằng(不折), tinh thần văn minh(精神文明), ban tử kiến thiết(班子建)… Ai dịch được huyết nhiễm đích phong thái(血染的风采) thì tôi xin tặng ngay cờ luân lưu. Tố chất() là một trong những từ như thế…”; “ Người Hoa tố chất kém, vì thế Trung Quốc không nên…”

Tâm linh là gì?

Câu trong bài “ Một số luận giải về hiện tượng tâm linh theo duy vật hiện đại” của tác giả Hồ Bá Thâm : “Theo chúng tôi, Tâm là vô hình và là động lực ở chiều sâu thúc đẩy thế giới vật chất và toàn bộ cơ thể, hoạt động của con người. Còn Linh là linh diệu, linh cảm, linh nghiệm, linh hứng và linh thiêng, khó cảm nhận, đo lường, vượt qua lẽ thông thường, khác với hiện tượng đời thường ai cũng biết, cũng cảm nhận được, đo lường được, nhưng không hoàn toàn tách biệt mà cũng biến hóa trong đời thường…”

Lời bình:

Tra từ điển tiếng Việt ta thấy: “Tâm” là tim, là điểm giữa, là phôi nhân bên trong của hạt. Ví dụ: cái mầm xanh bên trong hạt sen được gọi là tâm sen; cái mầm lúa bên trong hạt lúa thì gọi là phôi lúa và… tâm của Trời gọi là Thiên phủ; tâm của Đất gọi là Địa phủ; tâm của người gọi là Tạng phủ. Mỗi khi tai đó tâm tâm niệm niệm về một điều gì đó trong lĩnh vực tình cảm. Chẳng hạn như: một con chiên sùng kính Chúa trời và họ cảm thấy được chở che khi đứng dưới tượng Chúa, vậy là Chúa đã trở nên linh thiêng từ khi con chiên ngoan đạo; Hay như: một người con xa quê, nỗi nhớ thường dâng lên se sắt mỗi khi chiều tà buông lơi và họ cảm thấy tình cảm của mình trước đấng sinh thành thật thiêng liêng biết bao. Thế là cha mẹ họ từ chỗ đang là người bình thường dung dị, trong phút chốc bỗng được hoá thành các vĩ nhân. Sự vĩ đại ấy của mẹ cha là do lòng hiếu thảo của người con xây đắp nên. Những đứa con không có lòng hiếu thảo chẳng bao giờ thấy mẹ cha vĩ đại; Cũng như người không niệm Phật thì không cảm nhận được Phật linh. Còn  chữ “linh” thì gần như không đứng một mình mà nên ý nghĩa bao giờ. Nhưng khi một thứ gì đó được ghép với “linh” thì thứ ấy trở nên kỳ diệu. Ví dụ “đá” ghép với “linh” là hòn đá thần; “cây” ghép với “linh” là cây thần, “hồn” ghép với “linh” là hồn thiêng (linh hồn)... và “tâm” ghép với “linh” là điều thiêng liêng sâu kín trong tâm. Con người tạo dựng thần linh. Hay nói cách khác: xuất phát của sự linh diệu chính là ở nơi tâm tưởng con người. Cho nên các cụ ta mới có lời răn dạy con cháu rằng “có thờ có thiêng”. Thiết nghĩ, cần phải hiểu nghĩa đen của tâm linh trước đã: Tình cảm thiêng liêng trong lòng chính là tâm linh!

Linh hồn là gì?

Trời đất là hai đại năng lực của “Thực tại tối hậu” (Đạo). Trời là năng lực dương, đất là năng lực âm. Âm và dương có sức hút lẫn nhau kết thành vũ trụ, phối ngẫu với nhau sinh ra muôn loài. Con người cho dù là sản phẩm chế tạo đặc biệt nhất trong số muôn loài ấy, thì quy luật sản sinh giống nòi, quy luật tồn tại sự sống, cũng căn bản nhờ vào quy luật thu hút và phối ngẫu âm dương giống như trời đất vậy.

Cấu thành sự sống của muôn loài bởi hồn, phách (vía) và thể xác. Hồn phách ở thể khí, vô hình, phụ trách các giác quan và hệ thần kinh, kiểm soát ý thức và hành động. Hồn phách có mối liên hệ mật thiết với trời đất, nên trường thọ; Thể xác ở thể vật chất, hữu hình, được nuôi lớn bằng cách ăn thịt lẫn nhau giữa muôn loài khác và uống nước. Theo thời gian có thể bị thay đổi, hao hụt, tàn lụi, bị môi trường hủy hoại, chuyển thể từ dạng này sang dạng khác.

Hồn - Phách là hai trường khí âm dương có lực hút lẫn nhau. Hồn là thần khí, thuộc dương, bay bổng, có nguồn gốc từ đất trời; Vía (phách) là tinh khí thuộc âm, lắng đọng, tiềm ẩn nội lực, nguồn gốc từ bên trong cơ thể. Phách thu hút hồn, hồn liên kết với Đạo, Đạo chuyển động ăn sâu vào trong từng phân tử tế bào, duy trì quy luật vận hành của “Thực tại tối hậu” ngay trong từng phân tử tế bào của cơ thể. Con người gọi quy luật vận hành ấy là sự sống.

Theo Đông y học, tim chủ về máu huyết, não chủ về thần khí, thận chủ về tinh khí. Đặc biệt đối với nam giới thận rất quan trọng, thận mạnh khỏe thì trai tráng cường lực, thận yếu thì tinh khí suy nhược, chuyện chăn gối không mạnh mẽ, rất khó có con.

Người Việt quan niệm rằng đàn ông thì có 3 hồn 7 vía, còn đàn bà thì có 3 hồn 9 vía. Vậy 3 hồn 7, 9 vía là gồm những gì?

-  3 hồn là 3 trường khí gồm: khí trời, khí đất và khí do vạn vật sinh ra. Cây cối, đá núi đều có thần tinh, nơi đầu núi cao cây cối hoa lá xanh tươi, nếu có thêm cái hang núi thì thể nào cũng được các đạo sĩ lựa chọn để làm nơi tu luyện khí công.

-  9 vía là 9 tầng giao thức của hệ tam tài Thiên - Địa – Nhân. Trên các trang báo mạng, có nhiều tác giả gọi tai, mắt, mũi, miệng là vía, tôi e là không đúng? Bởi vía (phách) được định nghĩa là khí âm, vô hình, chứ đâu phải mấy thứ hữu hình ấy?  Tuy nhiên, tôi thừa nhận các bộ phận ấy là các cửa vía, bởi 7 phách vía là 7 tầng tinh thức của hệ điều khiển trong cơ thể con người, gồm: Trung ương não bộ và 6 giác quan (xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác, khướu giác, khứu giác). Đàn bà có thêm hai tầng tinh thức là khả năng sinh tạo phôi thai và khả năng chiết tinh dưỡng chất (sữa) nuôi con, vị chi là 9 vía. Nhiều người do thiếu hiểu biết, nghĩ rằng đàn bà 9 vía thì nặng nề hơn đàn ông, nên cho rằng ra ngõ mà gặp phải đàn bà thì xui xẻo. Trên thực tế hai vía mà đàn bà hơn đàn ông, là hai tầng thức tinh diệu nhất của sự sống, mà đàn ông xui xẻo không được tạo hóa ban tặng, nên đáng nhẽ gặp đàn bà may mắn hơn đàn ông mới đúng.

Tâm linh sinh quan niệm, quan niệm sinh tập tục, tập tục sinh lễ giáo, lễ giáo sinh tâm linh. Người Việt  cho rằng: 7 phách tinh thức của con người có liên hệ mật thiết với Thiên phủ (gồm 7 vì tinh tú của Thiên phủ là Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Thái Âm và Thái Dương) và 7 tầng vía âm của Địa phủ, gọi theo cách dân gian là “ngục thất”. Khi con người trút hơi thở cuối cùng, là khi hai dòng âm dương cách biệt, hồn vía tạm thời không kết nối được với nhau. Hồn vốn được vía thu hút và điều khiển, nay thoát ra tự do lang thang không phương hướng, nên dễ bị ngạ quỷ bắt và sai khiến làm những điều tồi tệ, đặc biệt là người chết ra đi trong những giờ được cho là hắc đạo. Từ quan niệm này, trước giờ nhập liệm, nhân dân thường cho người nhà là nam giới ra đầu ngõ, hoặc trèo lên nóc nhà, tay cầm cái áo, hay cái khăn của người chết và nắm hương huơ tứ phía hú gọi hồn về nhập vía. Khi hồn vía nhập lại với nhau rồi mà không còn lưu trú trong thể xác nữa, thì được gọi là linh hồn.

Đó là định nghĩa theo quan niệm dân gian. Còn linh hồn có hay không là vấn đề còn tranh luận lâu dài, khó có hồi kết. Trừ phi các nhà khoa học thiết kế ra được một chiếc máy có thể đo được hồn phách…

Chủ nghĩa duy vật tâm linh là cái gì?

Tiêu đề bài viết của tác giả Hồ Bá Thâm: “Chủ nghĩa duy vật tâm linh” sao lại không?”

Câu trong bài “Vài lời tạm với Hồ Bá Thâm” của tác giả Đỗ Kiên Cường: “Tiếp cận duy vật về tâm linh hay chuyện vẽ rắn thêm chân?” 

Lời bình:

Từ khi còn ngồi ghế nhà trường đến nay, tôi chỉ nghe có “Chủ nghĩa duy tâm” và “Chủ nghĩa duy vật”. Nay ông Hồ Bá Thâm gộp thành “Chủ nghĩa duy vật tâm linh” tôi thấy hơi lạ? Bởi hai tư tưởng duy vật và duy tâm có thể ví như hai lề của một con đường. Tuy rằng cả hai lề đường luôn có cùng một nhiệm vụ là bảo hộ con đường đạo. Nhưng sẽ không thể gộp hai lề đường làm một được, bởi nếu gộp thì con đường có còn được gọi là con đường?

Ông Hồ Bá Thâm giải thích “Tâm là vô hình…Còn Linh là linh diệu…”, thì tôi hiểu quan niệm về tâm linh của ông là thuộc về thế giới vô hình. Trong khi “duy vật” hướng đến thế giới hữu hình. Ông gộp chung như thế khác nào câu chuyện lề đường bị gộp? Người theo chủ nghĩa duy vật thì sẽ không duy tâm, không tin là có ma quỷ thần thánh, mà mỗi khi đã không tin, thì tâm không tưởng lấy gì làm linh? Theo tôi không thể gộp “duy vật” với “tâm linh” thành một chủ nghĩa được.

Lời bình cho dịch thuật:

Một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam thường bị mắc một lỗi giống nhau, đó là suy luận quá rộng ra ngoài nghĩa đen của một chữ, một cụm chữ. Thường quên tra từ điển xem chữ, cụm chữ ấy có bao nhiêu nghĩa, mà chỉ nhớ mang máng rồi lấy nghĩa bóng làm trọng. Điều đó khiến cho bài viết không xoáy sâu được vào vấn đề cần bàn, thậm chí là có thể làm lệch đề.

Có nhà thơ ở Phú Thọ mắng tôi là “dám cả gan táo bạo”, khi tôi đọc bốn chữ “Cao sơn cảnh hành” trước cổng đền Hùng là “Lăng mộ cao tổ họ Hùng”. Ô hay! Tập tục người Việt mấy ngàn đời nay quy định, trước cổng đền là tên đền, trước cổng chùa là tên chùa, trước cổng cơ quan là tên cơ quan… hiển nhiên như ban ngày sao lại bảo tôi cả gan? Sao lại bảo tôi phải đọc khác đi?

Cũng nhà thơ này dạy bảo tôi viết “bánh dày” là sai chính tả, phải “bánh giầy” theo người Phú Thọ mới đúng. Tôi bảo ông nhà thơ rằng, tôi đã tra từ điển tiếng Việt nhưng không có chữ “giầy”. “Dày” trong “bánh dày” xuất phát từ tiếng Nôm là dày vò, đó là công thức làm bánh. Từ nắm xôi ban đầu, phải vừa giã vừa nhồi, tức là phải chịu dày vò cho tới khi mịn thành bánh, nên gọi là “bánh dày”.

Tôi không hề giỏi tiếng Hán, tiếng Anh gì đâu, nhưng với sự thách đố của Lưu Du: “Ai dịch được huyết nhiễm đích phong thái(血染的风采) thì tôi xin tặng ngay cờ luân lưu. Tố chất() là một trong những từ như thế…”. thì cũng đánh liều dịch nó ra tiếng Việt xem sao:

Huyết nhiễm đích phong thái(血染的风采):

Tra từ điển Hán Việt: Một trong các nghĩa của chữ “đích” (的)là cái chấm đỏ trang điểm trên trán của phụ nữ thời xưa. Tương tự như : 點雙的以發姿Chấm hai chấm đỏ để hiện rõ vẻ đẹp (Phó Hàm: Kính phú).

Nên có thể hiểu nghĩa câu này: Chấm huyết đỏ điểm trang trên trán người phụ nữ nhuốm một phong cách thời trang truyền thống (speckle lipstick create a traditional stylish)

Vậy tôi xin chuyển sang thành ngữ tiếng Việt: Chấm son nhuốm dáng kiều

Tố chất(素质)

Chất (质): theo từ điển Hán Việt là thể chất, cái bản thể của các vật đều gọi là chất, như khí chất (氣質); còn tố (素) là nguyên, nguyên màu. Vậy tôi có thể định nghĩa: tố chất (素质) là bản chất nguyên riêng trong mỗi con người (mỗi dòng họ, mỗi dân tộc). Ví dụ: trong hàng triệu người da vàng, người Việt Nam vẫn có nét riêng để nhận biết; trong hàng triệu người da trắng, người ta vẫn nhận ra đâu là người Anh, đâu là người Pháp; hoặc một đứa trẻ chơi trên đường làng, có thể nhận ra con cái nhà ai. Sự nhận biết đó gồm khuôn mẫu hình dáng riêng, thần thái riêng, chất giọng riêng, tính cách riêng, sở thích riêng, vv… và những chất nguyên ấy tạo nên nền văn học riêng, bản sắc riêng của một dân tộc.

Do đó khi nghe nói “Người Hoa tố chất kém” thì không nên hiểu tố chất kém là do tỉ lệ  mù chữ, hay tỉ lệ thiếu giáo dục cao ? Mà phải hiểu là yếu tố tạo nên tính cách người Hoa (để có thể nhận biết họ trước thế giới) không cao. Có lẽ không chỉ riêng người Hoa mà cả người Mỹ và những nước hợp chủng quốc khác đều có tố chất kém, bởi khi tỉ lệ hoà huyết cao tất yếu bản chất nguyên riêng sẽ kém đi. Dân tộc có tố chất con người cao thì tính bảo thủ dân tộc cao, tính đoàn kết cao trong chiến đấu.

Có lẽ do tôi không phải là nhà ngôn ngữ học, nên sự hiểu về chữ nghĩa thường đơn giản hơn chăng?

  

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114512976

Hôm nay

277

Hôm qua

2436

Tuần này

2913

Tháng này

219849

Tháng qua

121356

Tất cả

114512976