Văn hoá học đường

Bao giờ hết đánh học sinh ở trường?

Nhưng dù gì đi nữa, đánh trò là một bạo hành thể xác. Bạo hành này được thực hiện trước cả lớp, trước thanh thiên bạch nhật, thành một tủi nhục cho trò và thành bạo hành xã hội nữa. Chưa hết, một trẻ 12 tuổi bị đánh như thế sẽ chịu thương tổn tâm lý với những vết hằn khó lành.

Trẻ được quyền đi học. Trẻ cũng là một người và phải được tôn trọng. Bất cứ văn bản, tuyên ngôn quốc tế nào cũng đã nhìn nhận các quyền ấy.

Muôn lời như một, đánh hay bạo lực không phải là giáo dục. Và phải loại bỏ những phương thức dạy học trò như thế.

Nếu quan niệm giáo dục là giúp các em hấp thụ được một số vốn hiểu biết để có thể có thể sống tự lập và hạnh phúc thì phải dùng những phương pháp vừa sư phạm vừa tâm lý để các em …mở mang trí tuệ. Không có ai vừa khóc mà có thể vừa ăn cơm. Sự khổ đau sẽ nghẹn ở cổ. Tương tự như thế, không thể nào vừa sợ sệt vừa học. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự vô hiệu nghiệm của các hình phạt. Con chó của Pavlow bị điện giật còn biết tránh cái bẫy có điện. Đánh học trò thì các em sẽ khép lại như một con sò, để tự vệ và từ đó, cô giáo có hét hò đi nữa thì các em cũng … học không vô. Đến trường thành một cực hình. Một số em ngồi ở lớp nhưng đầu óc nghĩ đến những chân trời vui hơn.

Thầy và trò hành sự với nhau bằng bạo lực thì làm sao trách các em sau đó cũng dùng bạo lực để đối xử ở đời ?

Liên hệ trò và thầy đáng lý ra phải là một liên hệ đồng hành: trò không thể một mình phiêu lưu ở thế giới tri thức vì thế giới này bao la rậm rạp. Bé nhỏ, các em sẽ lạc lối trong cái rừng này. Thầy soi đường cho các em, lựa chọn tuần tự những điều dễ tiếp cận, giúp các em làm chủ từng điều một để sau đó, từ từ vượt lên và tiếp cận những điều phức tạp hơn. Vai trò của thầy là vai trò tổ chức sự tiếp cận, giúp giản dị hóa cuộc hành trình đi đến tri thức, tạo động cơ, khuyến khích các em. Nâng đở các em khi các em gặp khó khăn hay nãn chí…

Phạt học trò và thi cữ chế tài càng ngày càng vắng bóng trong sư phạm. Có lẻ ta cũng nên suy nghĩ và mau mau làm một cuộc cải cách thay đổi phương pháp dạy học trò, từ bỏ những liên hệ quyền lực để các em vui học ở trường.

Nguyễn Huỳnh Mai

Bao giờ hết đánh học sinh ở trường?

Quand disparaitront les punitions corporelles à l’école?

.

Hôm nay các báo cho tin này: một học sinh tử vong sau khi bị cô giáo đánh bằng thước kẻ

http://motthegioi.vn/xa-hoi/nu-sinh-lop-6-tu-vong-sau-khi-bi-co-giao-danh-bang-1-nam-thuoc-ke-141956.html

Có thể nguyên nhân cái chết của học sinh này không là kết quả của trận đòn.

Nhưng dù gì đi nữa, đánh trò là một bạo hành thể xác. Bạo hành này được thực hiện trước cả lớp, trước thanh thiên bạch nhật, thành một tủi nhục cho trò và thành bạo hành xã hội nữa. Chưa hết, một trẻ 12 tuổi bị đánh như thế sẽ chịu thương tổn tâm lý với những vết hằn khó lành.

Trẻ được quyền đi học. Trẻ cũng là một người và phải được tôn trọng. Bất cứ văn bản, tuyên ngôn quốc tế nào cũng đã nhìn nhận các quyền ấy.

Muôn lời như một, đánh hay bạo lực không phải là giáo dục. Và phải loại bỏ những phương thức dạy học trò như thế.

Nếu quan niệm giáo dục là giúp các em hấp thụ được một số vốn hiểu biết để có thể có thể sống tự lập và hạnh phúc thì phải dùng những phương pháp vừa sư phạm vừa tâm lý để các em …mở mang trí tuệ. Không có ai vừa khóc mà có thể vừa ăn cơm. Sự khổ đau sẽ nghẹn ở cổ. Tương tự như thế, không thể nào vừa sợ sệt vừa học. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự vô hiệu nghiệm của các hình phạt. Con chó của Pavlow bị điện giật còn biết tránh cái bẫy có điện. Đánh học trò thì các em sẽ khép lại như một con sò, để tự vệ và từ đó, cô giáo có hét hò đi nữa thì các em cũng … học không vô. Đến trường thành một cực hình. Một số em ngồi ở lớp nhưng đầu óc nghĩ đến những chân trời vui hơn.

Thầy và trò hành sự với nhau bằng bạo lực thì làm sao trách các em sau đó cũng dùng bạo lực để đối xử ở đời ?

Liên hệ trò và thầy đáng lý ra phải là một liên hệ đồng hành: trò không thể một mình phiêu lưu ở thế giới tri thức vì thế giới này bao la rậm rạp. Bé nhỏ, các em sẽ lạc lối trong cái rừng này. Thầy soi đường cho các em, lựa chọn tuần tự những điều dễ tiếp cận, giúp các em làm chủ từng điều một để sau đó, từ từ vượt lên và tiếp cận những điều phức tạp hơn. Vai trò của thầy là vai trò tổ chức sự tiếp cận, giúp giản dị hóa cuộc hành trình đi đến tri thức, tạo động cơ, khuyến khích các em. Nâng đở các em khi các em gặp khó khăn hay nãn chí…

Phạt học trò và thi cữ chế tài càng ngày càng vắng bóng trong sư phạm. Có lẻ ta cũng nên suy nghĩ và mau mau làm một cuộc cải cách thay đổi phương pháp dạy học trò, từ bỏ những liên hệ quyền lực để các em vui học ở trường.

Nguyễn Huỳnh Mai

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114558470

Hôm nay

268

Hôm qua

2384

Tuần này

22029

Tháng này

226013

Tháng qua

122920

Tất cả

114558470