VHNA: Thưa ông khi xác định các vùng kinh tế trọng điểm thì Miền Tây Nghệ An chỉ được gắn với khu vực Tân Kỳ- Đô Lương- Nghĩa Đàn - Quì Hợp như vậy đã thỏa đáng chưa?
VHNA: Thưa ông khi xác định các vùng kinh tế trọng điểm thì Miền Tây Nghệ An chỉ được gắn với khu vực Tân Kỳ- Đô Lương- Nghĩa Đàn - Quì Hợp như vậy đã thỏa đáng chưa?
Vi Tân Hợi (Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương) : Trong định hướng phát triển các vùng trọng điểm, dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Nghệ An lần thứ XVII đã xác định Nghệ An có 3 vùng kinh tế trọng điểm, trong đó Miền Tây Nghệ An gắn với vùng kinh tế Tân Kỳ-Đô Lương-Thái Hòa-Quì Hợp, khi xác định như vậy là chưa công bằng, chưa thấy hết vị trí quan trọng của vùng kinh tế này trong chiến lược bảo vệ Tổ Quốc.
Miền núi Nghệ An chiếm hơn 80% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là địa bàn cư trú từ lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số và có vị trí rất quan trọng trong chiến lược xây dựng thế trận quốc phòng an ninh. Đây là vùng đất có nhiều tiềm năng về kinh tế rừng, thủy năng, phát triển du lịch văn hóa-sinh thái...Vì vậy, theo tôi cần xác định Miền Tây Nghệ An là vùng kinh tế trọng điểm và được xếp ngang hàng với các vùng kinh tế khác.
Đến nay, có thể nói rằng nhiều lĩnh vực ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An phát triển nhanh theo hướng bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn những yếu kém, khó khăn, đã, đang và sẽ đặt ra nhiều thách thức trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đồng bộ, bền vững về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái… Nền sản xuất còn lạc hậu, chất lượng lao động thấp, đại bộ phận người dân còn sản xuất nương rẫy và trình độ dân trí thấp khó chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện và tri thức của đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ xã, thôn chưa ngang tầm. Một số địa bàn có tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp như ma túy, đào đãi vàng, khai thác gỗ. Một số chính sách đầu tư của Nhà nước ở vùng miền núi và đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả chưa cao…
Để phát triển bền vững khu vực Miền Tây cần có những chính sách ưu tiên đặc biệt, những giải pháp mạnh và đồng bộ:
Phải lấy dân làm gốc, dựa vào dân, vì lợi ích mọi mặt của người dân để đầu tư, hỗ trợ, vận động. Tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Phải hỗ trợ, giúp dân đoạn tuyệt càng nhanh càng tốt tập quán canh tác lạc hậu, hình thành nền sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho từng hộ dân và cộng đồng tại chỗ gắn bó với rừng, giữ được rừng, sống được bằng nghề rừng và giảm nghèo từ việc khai thác các thế mạnh đa dạng của rừng, đất rừng, các đặc thù khác về tự nhiên và văn hóa tộc người; có thể xem đây là cái nền của công nghiệp hóa ở địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng tuyến xã, thôn, nhất là thôn bản, phát triển mạnh và có chất lượng kinh tế hộ gia đình, giải quyết dứt điểm nước sinh hoạt cho các thôn bản. Sớm quy hoạch, bố trí sắp xếp lại dân cư ở những vùng khó khăn để thuận lợi trong giao lưu đi lại. Cần chỉ đạo tập trung các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các tuyến đường liên xã, phấn đấu 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đi lại được hai mùa mưa, nắng. Cần tập trung đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng phát triển văn hóa, xã hội như trường học, trạm y tế, thiết chế văn hóa-thông tin thể thao đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục trang bị đầy đủ thiết bị y tế cần thiết cho 100% trạm y tế xã; đào tạo đội ngũ cán bộ y tế xã để hầu hết các xã có bác sĩ. Quan tâm hỗ trợ xây dựng các làng nghề truyền thống, làng du lịch văn hoá-sinh thái, phát huy vốn văn hóa truyền thống các dân tộc ngay chính tại cộng đồng, tôn vinh các người có uy tín trong cộng đồng và các nghệ nhân. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chỉ đạo sản xuất, tổ chức đời sống cho cán bộ xã, nhất là đối với cán bộ thôn. Xem thôn là một đơn vị cơ bản tổ chức sản xuất và là đơn vị xã hội để hỗ trợ, đầu tư, chỉ đạo và xây dựng các mô hình.
VHNA: Để Qui chế dân chủ quy chế dân chủ cơ sở thực sự đi vào cuộc sống thì cần phải làm gì?
Vi Tân Hợi: Việc triển khai thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở có tác động rất lớn trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội. Vì vậy, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” không chỉ là khẩu hiệu mà phải trở thành hành động thực sự của nhà cán bộ, trước hết là cán bộ chủ trì và cả người dân. Theo tôi, thứ nhất để dân biết, dân làm thì cán bộ phải biết dân và phải làm cùng dân. Mà muốn biết dân, muốn làm cùng dân thì phải gần gũi nhân dân, chia sẻ cùng nhân dân. Ở một số nơi, khẩu hiệu “ba cùng” chỉ là câu nói cửa miệng, chứ làm thực sự thì vẫn còn xa vời. Người dân vẫn bị áp đặt vẫn phải làm theo. Thứ hai, để dân bàn thì cán bộ phải chủ động bàn bạc với dân, giải thích cặn kẽ cho dân hiểu, dân thông. Thứ ba, để dân kiểm tra thì một mặt phải triển khai cho người dân biết cặn kẽ những việc có liên quan đến dân, từ đó dân mới bàn, mới làm, mới kiểm tra được. Nơi nào người dân chưa biết những điều cần biết thì nơi đó chưa có dân chủ thật sự. Mặt khác cũng phải kiểm tra dân trong việc phát huy trách nhiệm công dân của mình, trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện tốt Qui chế dân chủ cơ sở thì vai trò trách nhiệm quản lý, điều hành của chính quyền được đề cao, quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy tốt hơn, không khí dân chủ trong xã hội được mở rộng.
2164
2359
21539
218038
121356
114511165