Hoàng hôn cho bình minh lâng lâng vầng trăng
Dừng chân cho người đi trong veo ngày xanh
Hoàng hôn cho bình minh lâng lâng vầng trăng
Dừng chân cho người đi trong veo ngày xanh
Sau cuộc chơi thiếu niên tập trận giả, cậu bé Hồ Đức Việt một mình đứng lại nơi sân đình, nhìn núi non bốn phương trời, trong tiếng sóng biển động. Đầy đủ cả: phía Nam có Ngựa lớn chầu; phía Bắc có lèn Tàn lọng che, có Nghiên bút sẵn sàng, có Cờ quạt chỉnh chiện; phía Đông phía Tây có Bảng lớn, Bảng nhỏ… Ngần ấy cảnh vật hấp dẫn, đã có lần gọi chim đại bàng non hạ cánh.
Hơn 600 năm thành lập, làng đã là chốn đất thiêng cho đời đời con cháu lập nghiệp. Người ở lại, người ra đi đều được gia đình, dòng họ trợ lực tinh thần, gây niềm phấn chấn để khổ công học tập, lao động, chiến đấu cho sự tồn tại của làng - một làng văn hóa, làng yêu nước.
Nhớ lại, khoảng 150 năm trở lại đây, cha ông trong chi họ của Anh đã không thua kém bất cứ chi họ nào của hàng chục họ trong làng về công tích, về nghĩa cử. Thật đáng tự hào từ đời cụ Hồ Bá Ôn chống Pháp kiên tâm giữ thành Nam Định, rồi Hồ Bá Trị, Hồ Bá Kiện, Hồ Học Lãm, Hồ Tùng Mậu đến thân phụ Anh là Hồ Mỹ Xuyên, suốt 5 đời liên tục khoa bảng, 5 đời liên tục có nghĩa sỹ xả thân vì nước.
Bây giờ, đến lượt thế hệ Anh. Lại vẫn tiếp bước trên con đường đó. Con đường đất hẹp, uốn cong, gãy khúc chạy từ làng lên đường thiên lý. Các lão làng cho rằng chủ ý bồi đắp một con đường như thế, để những đám đón hàng trăm ông Cống, những đám rước hàng chục ông Nghè đầy màu sắc sặc sỡ, nổi lên như rồng lượn trên đồng lúa xanh. Và một con đường như thế cũng chính là trí tuệ của người lao động chia đoạn đồng mức, giữ nước thủy lợi qua nhiều địa hình chênh vênh, manh mún. Anh nhìn đình làng trước ngày ra đi, lưu luyến. Ngôi đình thân thiết, vài chục năm sau là Nhà truyền thống của làng, có nhiều di vật cổ kim quý giá, có ảnh của Anh từ ngày còn là đại diện duy nhất cho học sinh giỏi của một làng học, đến ảnh của Anh khi đã trở thành chính khách của đất nước.
Đời công tác của anh đa diện trải dài. Vừa giảng dạy đại học, vừa công tác Đoàn; là lãnh đạo chủ trì nhiều tỉnh lớn, phụ trách khoa học công nghệ của Quốc hội. Và cuối cùng chốt lại là công tác Tổ chức, một lĩnh vực đòi hỏi tầm nhìn xa, khả năng trí lực và sức đề kháng. Anh tâm đắc điều M. Makiavelli tâm đắc: “Sống và tồn là qui luật đầu tiên của mọi giá trị phát triển. Đừng ảo tưởng gieo rắc hạt lép để có mùa vàng”. Cái ý nghĩa cảnh báo đầy trách nhiệm đó đã vững vàng bản lĩnh trong Anh. Trên mặt sàng nhân sự, Anh công tâm gạt những hạt giống xấu ra ngoài. Và dưới bóng lớn chăm lo dìu dắt, nhiều cán bộ lãnh đạo đầu đàn, nhiều khuôn mặt được dân tin dân yêu đang nổi dần lên, khi anh đã khuất.
Trường làng mang tên ông nội Anh. Nhưng cũng có nhiều trường làng nghèo trung du, miền núi không mang tên anh mà lớp lớp tuổi thơ tự hào từng có một học sinh thông minh giỏi toán ngày nào, bóng dáng như gần gũi đâu đây, rất thương yêu các cháu. Anh trồng cây gạo bên đường. Anh nhận xuất bản sách. Không kênh kiệu, quan trọng hóa vấn đề, bên quán cóc chợ quê nhiều lần Anh cạn chén thù tạc với bạn bè cùng lớp nay là đại tá, là cô giáo, là người trồng cây,là người sửa chữa xe máy, xe đạp…
Vẫn trên những đoạn đường làng xưa, giờ Anh về quê trên con đường lớn của thời phát triển. Con đường xuyên qua huyện chạy tới chân sóng biển Đông rộn tiếng xe cơ giới xuôi ngược qua làng, nơi bờ ao ruộng lúa Anh từng ngồi câu lươn, câu cá. Con đường mới không tên, không đeo biển, không đánh số nhưng thông suốt lòng người, dân làng lặng lẽ đặt gọi tên Anh trong tiếc thương trìu mến… Một người con của làng đã đi xa nhưng những điều thiết thực, tiếng thơm và tấm lòng để lại. Ngày đưa tiễn anh, có cả nắng, mưa, và cả bảy sắc cầu vòng chan hòa trong không khí trang nghiêm của Lễ tang cấp Nhà nước.
Ôi, phong thái một con người gieo hạt lúc chiều phai. Một con người hồn nhiên miệt mài công việc. Ngờ đâu bóng tối lạc loài!
Quỳnh Đôi, 2013
2388
2337
22436
218935
121356
114512062