Người xứ Nghệ

Buổi học thầy duy nhất

Tôi cứ nghĩ nơi vĩnh biệt thầy Phan Ngọc (1925-2020) phải Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, đọc cáo phó mới biết lại Nhà Tang lễ Nhân dân thành phố Phùng Hưng. Vậy thầy Phan Ngọc lại ghé vào nơi năm xưa thầy Trần Đức Thảo (lọ tro từ Pháp) đã nằm chờ 2 tuần một gầm cầu thang đâu đó. Những người yêu nước yêu khoa học của thời Nhân văn giai phẩm bao năm rồi, không hẹn vẫn gặp nhau trong những không gian tâm linh huyền thế. điều, năm xưa, thầy Phan Ngọc không như thầy Trần Đức Thảo bị ra khỏi ngành giáo dục, cho đi cải tạo, vẫn được lại Trường. lại nhưng không được dạy, chỉ được dịch tài liệu cho người khác sử dụng.

Đầu năm 1980, mấy giáo viên trẻ chúng tôi vẫn hay nghe thầy Phan Ngọc nói chuyện. Không có chỗ làm việc, nhưng chấp hành quy chế lao động của Khoa, hằng tuần, vào hai buổi thứ 2 và thứ 4, thầy Ngọc (cùng thầy Cao Xuân Hạo) cũng mặt để “làm việc”. Nói là vào “làm việc” nhưng lại chẳng có chỗ nào ngồi “làm”. Biết thầy không chỗ ngồi nên học theo mấy ông giáo viên khóa trước (như Bùi Việt Thắng, Phạm Quang Long, Nguyễn Huy Hoàng, Trần Hinh, Hữu Đạt) đám giáo viên độc thân chúng tôi cùng những Lê Đông, Cao Vũ Trân, Trần Trí Dõi ở nhà C5 thường đón thầy vào phòng. Chúng tôi rất chật, chỉ được cấp giường ngủ, không cấp bàn ghế. Thầy trò ngồi chung, co gối trên giường cá nhân. Ban đầu tôi mua bao Cửu Long - loại thuc rẻ áp chót, mời thầy. Thầy không chê thuốc rẻ, cứ rút hút liên tục, vừa rít thuốc, cười khà khà, nói chuyện.

Khi ấy, tôi chẳng định hướng chuyên môn ràng nên tôi hỏi linh tinh đủ chuyện thì thầy cũng kể chuyện linh tinh. Chuyện gì thầy cũng nói. Thầy nói cũng vui. Tôi nể nhất thầy bảo rằng: “nhà tôi” bắt mỗi tháng tôi phải kiếm tiền đủ mua 13 kg thịt lợn, dịch, dạy, hay đi phu xe, bả không cần biết, cứ phải đủ 13 cân. “Tôi dịch đủ 13 cân là tôi chơi thôi. Thừa sức...”. Nghe thầy nói, chúng tôi bái phục. Tem phiếu hạng E2 của chúng tôi bấy giờ chỉ được Nhà nước cho mua mỗi tháng 5 lạng. Vậy mà thầy làm ra 13 cân!

Một lần đang từ tiếp thầy bằng một bao Cửu Long chưa bóc tem, thầy thấy chúng tôi chỉ mua lẻ, nửa bao. Thầy trò hút chưa trưa đã hết. Từ buổi đó thầy không vào phòng chúng tôi nữa.

Giáo sư Nguyễn Kim Đính kể cho chúng tôi biết rằng, năm 1956, sau khi thành lập Đại học Tổng hợp, thầy giảng viên chính trẻ nhất (31 tuổi), dạy được nhiều môn nhất. Giáo sư Đặng Thai Mai sau khi kiểm tra năng lực ngoại ngữ đã giao nhiệm vụ luôn cho thầy: dạy Văn học Trung Quốc, rồi sang dạy Lý luận văn học, Ngôn ngữ học. Thầy dịch đến đâu dạy đến đó, đọc qua giáo trình và tài liệu tiếng nước ngoài rồi dạy bằng tiếng Việt. Có hôm thầy cầm cuốn sở thuyết văn học của Timophêep (bản tiếng Nga) vào lớp, nhìn qua mấy phút rồi giảng luôn. Lương của thầy khi đó bằng lương Giáo sư Hoàng Xuân Nhị. Sau kỷ luật từ vụ Nhân văn giai phẩm, hai chục năm liền thầy không được lên lương.

Sau giải phóng miền Nam, vào đầu những năm 80, chế độ quản lý tưởng phần nới lỏng. Chúng tôi nghe tin thầy Phan Ngọc sẽ có một buổi giảng bài sau 20 năm cấm giảng. Mãi sau này chúng tôi mới biết, để có buổi giảng cho thầy, Ban Chủ nhiệm Khoa và lãnh đạo Trường Đại học Tổng hợp đã phải vắt óc tìm ra lối đi an toàn cho cả hai. Lãnh đạo cấp nào, từ Bộ môn đến Khoa, đến Trường đều phải thì thầm, nháy mắt, tự hiểu... để cho thầy Ngọc dạy mà mình không bị phê bình, liên lụy. Nếu không nhầm thì buổi ấy thầy giảng hộ thầy Bùi Duy Tân, vì thầy Tân đột ngột bị “ốm”, phải có người dạy thay, không thể để sinh viên mất học.

Tôi trà trộn trong đám sinh viên vào ngồi nghe giảng. Buổi học diễn ra tại tiền sảnh Hội trường Ký túc xá Mễ Trì. Tôi không chú ý nghe, chủ yếu là tôi xem thầy. Xem con chim đại bàng vỗ cánh ra sao sau 20 năm trong lồng. Tôi muốn xem một danh ca sẽ ca hát ra sao sau 20 năm bị cấm hát. Ấy là tôi cứ tưởng tượng thế, thi vị hóa thế thôi. Thực tế, trên lớp hôm đó thầy Ngọc vẫn giữ đúng phong cách ông thầy trên lớp. Chỉ khác chút là thầy nói rất say và đi lại rất dữ. Khóe mép thầy sau vài phút là đọng chấm nước bọt, thầy chẳng nhớ liếm mép xóa đi. Thầy không nhận ra tôi - cái thằng hay mua thuốc Cửu Long giữ thầy, hóng chuyện. Thầy cũng không biết trong giảng đường còn có cả sinh viên khoa Sử, khoa Triết cũng chen vào, kề vai nhau xem thầy giảng. Bài giảng về thơ văn Nguyễn Trãi nhưng thầy mở vấn đề rộng ra thành bi kịch của người trí thức - Nho gia yêu nước thế kỷ XV. Thầy giảng một mạch hai tiếng liền không nhớ giải lao. Thầy không nhớ, sinh viên cũng không ai nhắc. Lối đi giữa giảng đường quá hẹp, không có không gian cho thầy vung tay, xoay người để giải thoát nỗi bức bối và cảm xúc của một tù nhân vượt ngục. Thầy giảng say sưa quá, kéo dài không có giải lao, sau hai giờ lác đác đã sinh viên chen ra ngoài. Tôi ngồi lo thầy nhìn thấy sẽ mất hứng. Nhưng không. Thầy không nhìn thấy sinh viên bỏ về, vì thầy hướng tầm mắt lên cao, nhìn các góc trần nhà. Thầy không nhìn người nghe, đang đăm đăm nhìn vào... lịch sử.

Rất tiếc sau buổi học ấy, tôi không còn dịp nào được tiếp thầy hay nghe thầy giảng nữa. Thầy xin chuyển sang Viện Đông Nam Á làm nghiên cứu viên. Trường Đại học Tổng hợp khi đó đồng ý ngay để thầy rời Trường, lẽ cũng để tránh những vụ việc khó xử, phiền toái giữa thời “tiền Đổi mới”. Vậy cả đời, tôi chỉ học thầy một buổi trên lớp. Nhưng ngẫm ra, tôi đã học hàng chục buổi các bài giảng linh tinh mà chỉ đóng học phí bằng mấy điếu thuốc lẻ. Có biết bao điều lâu nay tôi thưa thớt nhưng không biết “nguồn trích dẫn” có thể lại từ các buổi nghe lỏm của thầy. Nhiều tài liệu in roneo trong Phòng Tư liệu Khoa Ngữ văn xưa tôi đọc không hề ký tên người dịch, tôi đọc đoán chỉ Thầy quên hoặc không được phép tên xác định bản quyền và trách nhiệm khoa học. Vì điều này cũng đã từng diễn ra ở Nhà xuất bản Sự thật đối với các bản dịch của Giáo sư Trần Đức Thảo.

Tiếp xúc với Giáo sư Ivo Vasiljev của Cộng hòa Séc, nhà Việt Nam học từng dịch Nhật ký trong tù, am hiểu sử dụng hàng chục thứ tiếng, tôi mới biết từ “polyglot” dùng để chỉ những người biết nhiều ngôn ngữ. Trong danh sách những nhà polyglot nổi tiếng thế giới phần lớn các nhà ngôn ngữ học, như nhà ngôn ngữ học - nhà văn Mỹ gốc Italia Mario Pei (1901-1978) dùng được 38 ngôn ngữ, biết thêm khoảng 100 thứ tiếng nữa; nhà Hán học Đức Emil Krebs (1867-1930) nói được 68 thứ tiếng viết được 120 ngôn ngữ cả thảy, lẽ ra phải tên thầy Phan Ngọc - Nhữ Thành. Bởi “biết” “sử dụng - tạo ra sản phẩm cụ thể” là hai chuyện khác nhau. Chỉ cần điểm qua những cuốn thầy Ngọc dịch, ta thấy rõ điều này. Thầy từng dịch bộ Mỹ học của Hegel từ tiếng Đức sang tiếng Việt để phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam; dịch Thần thoại Hy Lạp từ nguyên bản tiếng Hy Lạp; Spartacus từ nguyên bản tiếng Ý; Chiến tranh và hòa bình từ nguyên bản tiếng Nga; Sử ký Tư Mã Thiên, Thơ Đỗ Phủ... từ nguyên bản tiếng Hán; Shakespeare từ nguyên bản tiếng Anh... Xem thế, ta có thể giả định rằng: nếu điều kiện thuận lợi nếu cần, thầy Phan Ngọc của Việt Nam dễ dàng ghi tên mình trong danh sách những nhà polyglot.

Ra đi ở tuổi 95, thầy Phan Ngọc không làm những thế hệ học trò của thầy quá đau đớn vì cảm giác mất mát. Nhất là khi đọc lại những câu thầy trả lời nhà văn Phạm Thị Hoài trên Talawas năm 2002, xoay quanh chuyện dịch nghĩa từ “entfremdung” (tha hóa) trong cuốn Mỹ học của Hegel, ta lại cảm giác yên lòng về tâm thế ra đi thầy đã chuẩn bị chu đáo từ gần hai mươi năm trước. Thầy đã viết gì?

“Tôi không hề giận chị Hoài về cách nói. Ðời tôi đã phải chấp nhận những lời phê bình như thế suốt hơn 20 năm, cho nên tôi đã quen. Tôi sống nhỏ bé, không nói năng ồn ào, cố gắng làm một vài việc nhỏ vất vả, bản dịch Mỹ học của Hegel chính một trong vài việc nhỏ đó. Trong đời mình, ít nhất từ năm 1960, tôi không cầu xin một ân huệ nào, cũng không nói xấu ai để mưu lợi cho mình, chỉ hy vọng cuộc đời sẽ làm chứng cho tôi về cố gắng nhỏ ấy. Còn ngoài ra, rồi tất cả sẽ trở về với cõi hư vô...”./.

 

(Bài đã đăng VHTT Nghệ An số Tết Ất Tỵ - Tháng 01/2025)

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114535208

Hôm nay

2244

Hôm qua

2398

Tuần này

21070

Tháng này

2114318411

Tháng qua

120069

Tất cả

114535208