Thời gian kéo dài làm việc với giảng viên có trình độ tiến sĩ không quá 5 năm, phó giáo sư không quá 7 năm và giáo sư không quá 10 năm.
Tính đến nay, Nghị định này được thực thi đã gần ba năm, nhưng xem ra không được mấy ai trong các cơ sở giáo dục đại học tâm phục khẩu phục, ngoại trừ các giảng viên là tiến sỹ, phó giáo sư - những người được hưởng nhiều đặc ân, đặc lợi theo kiểu “trời cho” từ quyết định thiếu thực tế đó. Nguyên nhân chủ yếu và gần như duy nhất của vấn đề này là do ở ta, xưa nay năng lực, trình độ chuyên môn của hầu hết (chứ không phải tất cả) phó giáo sư, tiến sỹ không tương xứng với học hàm, học vị của họ và theo đó, họ không xứng đáng được hưởng những quyền lợi mà Nghị định141“ban tặng”.
Người viết có thể dẫn ra hàng “tấn” sự thật sống động để minh chứng cho ý kiến đó, nhưng vì thời gian qua báo chí đã đề cập quá nhiều về số lượng thật, chất lượng giả của tiến sỹ ở Việt Nam, nên xin miễn.
Thực tế nói trên đặt ra một yêu cầu cấp thiết và bức xúc là, đã đến lúc chúng ta phải nghiêm túc xem lại nội dung và hậu quả của Nghị định số 141 của Chính phủ về việc kéo dài thời gian làm việc củagiảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học. Vì rằng, chủ trương kéo dài thời gian qua tuổi nghỉ hưu của giảng viên làđể họgiảng dạy, nghiên cứu khoa học, song trên thực tế, có một bộ phận không nhỏ tiến sỹ giấy, PGS dỏm dạy không ra dạy, nghiên cứu không biết nghiên cứu thì giữ họ ở lại lâu làm gì cho lãng phí tiền bạc của nhân dân?
Dễ dàng nhận thấy, trong ba đối tượng trên thì tiến sỹ dỏm chiếm số lượng nhiều nhất, sau đó đến phó giáo sư. Còn phấn đấu được học hàm giáo sư không dễ, cho nên số lượng giáo sư ở ta không nhiều. Vì thế, theo tôi, để giải quyết “sự cố” kéo quá dài thời gian làm việccủa giảng viên là giáo sư, phó Thứ hai, 31/3/2014 | 22:05 GMT+7
giáo sư, tiến sĩ có thể chọn một trong hai phương án sau:
1.Giảng viên có trình độ tiến sỹ thời gian kéo dài làm việc không quá 2năm, phó giáo sư không quá 4năm và giáo sư không quá 7năm.
2.Không kéo dài thời gian làm việc của giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học. Sau khi nghỉ hưu, ai có uy tín chuyên môn và có nhu cầu thì các cơ sở giáo dục sẽ mời làm việc.
Là một người có nhiều năm gắn bó với cơ sở giáo dục đại học, tôi cho rằng đây là một trong những việc cần làm ngay của tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.