Một giá trị truyền thống nổi bật của văn hóa Việt Nam, người Việt Nam là tinh thần khoan dung. Khoan dung là chấp nhận lẫn nhau sự khác biệt, sẵn sàng tha thứ, chia sẻ và hòa hợp để cùng tồn tại và hứơng tới tương lai.
Một giá trị truyền thống nổi bật của văn hóa Việt Nam, người Việt Nam là tinh thần khoan dung. Khoan dung là chấp nhận lẫn nhau sự khác biệt, sẵn sàng tha thứ, chia sẻ và hòa hợp để cùng tồn tại và hứơng tới tương lai.
Khoan dung là minh triết của người Việt Nam. Chín bỏ làm mười/Một sự nhịn là chín sự lành/Giơ cao đánh khẽ/Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại/Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn…là những nếp sống của người Việt Nam. Trong cuộc sống, người Việt Nam, còn có nguyên tắc “người nói có kẻ nghe”, “lời nói không mất tiền mua – lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”… Họ chấp nhận “Bàn tay có ngón ngắn ngón dài/Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài” ,“Một nhà có anh giàu anh khó/Mía có đốt sâu đốt lành” để “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng”…, cùng sống, cùng chung sướng – khổ.
Ở tầm vĩ mô, cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, dù là một quốc gia – dân tộc đa tộc người, đa tôn giáo nhưng chưa hề có một cuộc chiến sắc tộc hay tôn giáo nào xảy ra. Tam giáo đồng nguyên, và về sau, khi có Ki tô giáo du nhập vào, thì đời sống tín ngưỡng của Việt Nam vẫn yên bình, các tôn giáo chấp nhận lẫn nhau, cùng tồn tại trong một tâm thức chung về dân tộc. Tinh thần khoan dung là phẩm giá nền tảng kết nối các cộng đồng, tạo thành khối đại đoàn kết dân tộc. Khoan dung với đồng bào và khoan dung với cả kẻ thù. Trần Nhân tôn cho đốt hòm biểu đầu hàng giặc Nguyên Mông của các vương hầu, quan lại để tránh những cuộc trả thù về sau; Trần Quốc Tuấn nấu nước nóng tắm cho Trần Quang Khải; nhà vua tha chết và cấp thuyền, lương cho cho quân Nguyên bại trận về nước thời nhà Trần là những tấm gương lớn về tinh thần khoan dung.
Khoan dung đi cùng đối thoại. Có khoan dung mới có đối thoại và đối thoại là cơ sở cho thực hành khoan dung. Đối thoại biểu thị cho sự tôn trong lẫn nhau để cùng hướng đến sự chấp nhận, chia sẻ và thống nhất. Thời nhà Trần, khi thủ lĩnh người dân tộc tại Đà Giang là Trịnh Giác Mật nổi dậy vào đầu năm 1280, Trần Nhật Duật đi thuyết phục phiến quân quy hàng. Nhờ am hiểu văn hóa và ngôn dân bản địa, ông đã thu phục được Giác Mật mà không phải giao chiến. Thời nhà Nguyễn, sau khi đánh dẹp nhà Tây Sơn, Gia Long mời Nguyễn Thiếp vốn là quân sư của Quang Trung hợp tác. Nguyễn Thiếp không nhận lời nhưng Gia Long vẫn vui vẻ và không có hành động trả thù. Năm 1997, nhân dân tỉnh Thái Bình vì bất bình với những sai phạm của hệ thống quan chức địa phương, nhờ Đảng và chính quyền đối thoại chân thành và thẳng thắn với người dân mà mà tháo được ngòi nổ của nguy cơ bạo loạn. Gần đây nhất, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đối thoại thành công với người dân biểu tình phản đối chủ trương phá chợ cũ, xây chợ mới bất hợp lý của chính quyền thành phố Hà Tĩnh. Đặc biệt, ngày 22. 4.2017, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã đối thoại thành công với nhân dân xã Đông Tâm, huyện Mỹ Đức để giải quyết cuộc khùng hoảng về tranh chấp đất đai, bắt giữ người ở đây. Tại cuộc đối thoại này, chính quyền và người dân đều thể hiện tinh thần khoan dung, tôn trọng và chia sẻ, hợp tác cùng có lợi….Tiếc rằng, có rất nhiều vụ viêc tương tự ở khắp cả nước, tinh thần khoan dung không được đề cao, đối thoại chưa được các bên chú trọng, chưa trung thực trong đối thoại để tìm tiếng nói chung nhằm tháo gỡ bức xúc căng thẳng, làm cho vấn đề diễn ra phức tạp hơn. Vụ đầm cá gia đình Đoàn Văn Vươn, vụ Ecopark Hưng Yên…là những ví dụ điển hình.
Việt Nam chúng ta đang trên đường xác lập thiết chế kinh tế xã hội với nền tảng kinh tế thị trừơng. Bởi vậy, xã hội sẽ chuyển động nhanh – vội hơn với vô vàn các mối quan hệ phức tạp và bị chi phối bởi vô vàn các mục đích lợi ích khác nhau. Trong cuộc sống rất có thể sẽ tiếp tục xuất hiện những bất đồng, mâu thuẫn, những điểm nóng tranh chấp, khiếu kiện. Có thể có lúc chính quyền, giới chủ và ngừơi dân không tìm ra tiếng nói chung, thậm chí các bên cố tình lảng tránh lợi ích của đối tác và trách nhiệm của mình để giải quyết các bất đồng. Bởi vậy, đối thoại là phương pháp cần được phát huy. Để đối thoại tìm ra được tiếng nói chung, danh dự, lợi ích các bên đều được tôn trọng, đối thoại cần đựơc thực hiện trên nền tảng sự chia sẻ và khoan dung lẫn nhau. Các bên đều cần thiết phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, phải tôn trọng nguyên lý:Nhân dân là chủ nhân đích thực duy nhất của quốc gia – dân tộc, Dân là nước, vua là thuyền... Và đạo lý giản đơn mà sâu sắc do Trần Hưng Đạo đã đề ra từ 800 năm trước rằng: “khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ”.
Hãy Khoan dung và Đối thoại. Đó là văn hóa, là đạo lý của người Việt nam chúng ta!
2392
2389
2392
219328
121356
114512455