Nhìn ra thế giới

Triển vọng dân chủ ở Trung Quốc

Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc nhóm họp tại Bắc Kinh để “bẻ ghi” cho đường lối phát triển chính trị và kinh tế trong 5 năm tới. Hội nghị kéo dài trong 4 ngày đề cập về tương lai trung hạn cho đất nước, gồm 370 ủy viên từ khắp các địa phương tham dự được bảo vệ nghiêm ngặt tại một khách sạn ở Bắc Kinh nhằm thảo luận hoàn thiện những điểm then chốt trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 để trình Quốc hội phê duyệt vào tháng 3/2011.

Vào thời điểm giữa Hội nghị, theo các chuyên gia cho biết, đã nảy sinh một vấn đề là sự bùng phát kinh tế trong những năm qua có hài hòa với quá trình mở cửa kinh tế với phương Tây hay không? Ngoài ra, còn vấn đề sản xuất thân thiện môi trường trong tương lai sẽ như thế nào? Giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước… Đó là những vấn đề được chuyên gia kinh tế Trung Quốc Wang Zhengxu của trường Đại học Nottingham nêu ra.

Ngoài ra, các ủy viên Trung ương còn có nhiệm vụ chuẩn bị nhân sự cho một thế hệ lãnh đạo chóp bu của đảng, trước hết là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Có một số quan chức cấp cao trong Ban thường trực Bộ chính trị trong hai năm tới sẽ đến tuổi phải rời bỏ chức vụ và nhường chỗ cho thế hệ trẻ.

Tất nhiên, tại Hội nghị Trung ương không thiếu những đề tài cần thảo luận, bởi 78 triệu đảng viên trong cả nước đang đứng trước những thách thức cấp bách lớn. Danh mục các vấn đề nóng bỏng khá dài như: hố ngăn cách giữa giàu và nghèo, giữa nông thôn và thành thị ở Trung Quốc ngày một lớn; tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng; tệ tham nhũng ngày một trầm trọng và giá nhà đất bùng nổ mạnh. Tất cả những cái đó dẫn đến một điều là bất bình trong dân chúng ngày mọt tăng. Ngày càng nhiều công nhân bãi công, đấu tranh cho quyền lợi và đòi lương cao hơn.

Ngoài ra, đảng Cộng sản trước và sau vẫn phải đối mặt với hai cuộc xung đột sắc tộc vẫn đang âm ỉ, ở Tây Tạng và với người Hồi giáo ở Tân Cương, nơi trong quá khứ luôn xảy ra rối loạn.

Áp lực ngày một tăng

Trên trường quốc tế, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện bị chỉ trích với nhiều lý do khác nhau. Một mặt do chính sách tiền tệ cứng nhắc, nhưng bên cạnh đó còn sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Chế độ Bắc Triều Tiên bị cô lập mạnh mẽ trên trường quốc tế; và các mối liên hệ với Iran luôn bị phê phán.

Mới đây, nhà đấu tranh cho nhân quyền ở Trung Quốc Lưu Hiểu Ba bị cầm tù đã được trao Giải Nô-ben hòa bình và Ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc phản ứng gay gắt đã gây ra các mối quan hệ khó khăn giữa Trung Quốc và phương Tây. Chuyên gia về Trung Quốc, ông David Bandurski thuộc trường Đại học ở Hồng Công nói: “Chúng tôi thấy đây là một Hội nghị với nhiều vấn đề chống chéo nhau rất đáng quan tâm mà những vấn đề đó, cả từ bên trong lẫn bên ngoài, đang gây áp lực lớn đối với đảng cầm quyền đòi phải đổi mới tương lai chính trị của đất nước”.

Cơ hội cho cải cách?

Có cần thông báo một sự thay đổi dần dần trong hệ thống chính trị Trung Quốc hay không? Vài tháng qua, những đòi hỏi cải cách chính trị và tăng quyền có tiếng nói của công dân thường được nhắc đi nhắc lại, điều này thậm chí được phát ra ngay từ miệng đương kim Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Phát biểu mới đây năm 2010 trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ CNN, ông Ôn Gia Bảo nói rằng mong muốn của dân chúng về dân chủ và tự do là không thể cưỡng lại được. Không tiến hành cải cách chính trị thì Trung Quốc có thể bị mất đi những gì đã giành được thông qua đổi mới cơ cấu kinh tế. Các phương tiện truyền thông nhà nước khi đó tất nhiên đã không đưa tin này hoặc làm giảm tầm quan trọng của những lời lẽ công khai đó của vị Thủ tướng Trung Quốc. Cơ hội mở ra một sự đổi mới tư duy căn bản tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần này là rất nhỏ.

Một nhà tư tưởng kiên định

Do những năm tháng đấu tranh không mệt mỏi cho mở rộng dân chủ ở Trung Quốc, nhà tư tưởng bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba đã được trao Giải Nô-ben hòa bình. Cuộc đấu tranh dũng cảm của ông cũng đã khiến ông nhiều lần phải ngồi tù. Những thập kỷ qua, Lưu Hiểu Ba là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, ông phê phán bộ máy chính quyền của đảng Cộng sản. Từ hai năm nay, ông bị cầm tù. Những bức tường nhà tù đã quá quen đối với một người có chí khí đấu tranh không gì khuất phục được, một nhà đấu tranh cho dân chủ dáng vẻ thanh mảnh tuổi ngoại ngũ tuần này. Lần bị bắt giam đầu tiên đối với Lưu Hiểu Ba, ông còn nhớ rất rõ. Đó là vào năm 1989, sau khi phong trào dân chủ ở Trung Quốc bị dìm trong bể máu.

Rất nhiều người lên tiếng ủng hộ ông Lưu Hiểu Ba. Khi đó ông bị cầm tù hai năm. Những lần bị bắt tiếp theo sau đó là vào năm 1995 và 1996, nhưng tất cả những điều đó không đe dọa được chí khí đấu tranh của ông. Ông được khích lệ bởi ý thức trách nhiệm đối với các nạn nhân ở Quảng trường Thiên An Môn. Rất nhiều người vô tội khi đó vòa ngày 4/6/1989 đã bị bắn chết. Ông nói: “Là một người sống sót, tôi phải có trách nhiệm với những người đã chết và đấu tranh cho công lý”. Cuối năm 2008, Lưu Hiểu Ba lại một lần nữa bị bắt giam. Là người khởi xướng chính của cái gọi là “Hiến chương 08” được xuất bản nhân dịp 60 năm Tuyên bố nhân quyền quốc tế. “Hiến chương 08” là một Tuyên ngôn cho việc hiện đại hóa chính trị ở Trung Quốc, trong đó đòi phân chia quyền lực, tự do ngôn luận và tự do cạnh tranh của các đảng phái chính trị. Hơn 10.000 người Trung Quốc đã ký tên ủng họ “Hiến chương 08”. Mặc dù vậy, vào dịp lễ Giáng sinh năm 2009. Lưu Hiểu Ba đã bị bắt giữ và kết án 11 năm tù vì tội âm mưa “lật đổ” chính quyền.

Các đảng viên cao tuổi nhất đòi tự do ngôn luận ỏ Trung Quốc

Vào thời điểm cao điểm trong cuộc tranh cãi về việc ông Lưu Hiểu Ba được trao Giải Nô-ben hòa bình đã bùng phát một tài liệu đòi tự do ngôn luận ở Trung Quốc mà tác giả của nó là các quan chức đảng kỳ cựu đã nghỉ hưu, trong đó có: Lý Nhuệ từng là thư ký riêng cho Chủ tịch Mao Trạch Đông, trong những năm 1950; trong những năm 1980 của Thế kỷ 20 ông giữ chức phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, một cơ quan quyền lực của đảng cầm quyền. Lời lẽ của ông khiến các đảng viên thấy sợ hãi, bởi ban Tổ chức quyết định các vị trí quyền lực trong đảng, đó là một ban phụ trách nhân sự của đảng độc quyền. Ông Lý Nhuệ đã nghỉ hưu từ lâu, nhưng ngày nay đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn thấy sợ trước những lời lẽ của ông. Từ năm 2004, nhà Lão thành cách mạng Lý Nhuệ nằm trong danh sách các tác giả mà không một tờ báo nào ở Trung Quốc được phép đăng tải những phát biểu của ông, bởi những phát biểu ấy đôi khi thái quá.

Đây là đất nước như thế nào? Tôi muốn gào to lên: “Báo chí phải được tự do”. Đó là một câu có thể đọc được trong Tuyên ngôn của 23 cựu quan chức lãnh đạo được công bố vào ngày 1/10, đúng ngày Quốc khánh lần thứ 61 của nước này. Tài liệu đã gây xôn xao trên Internet. Những người ký tên trong một lá thư ngỏ gửi Ban thường vụ Quốc hội đòi quyền tự do ngôn luận. Điều khoản 35 Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa nêu rõ “bảo đảm từ năm 1982 quyền tự do báo chí và ngôn luận”, nhưng từ 28 năm qua nó không được thực hiện. Chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc là một sự “bê bối’ trong lịch sử dân chủ thế giới. Các cơ quan kiểm duyệt coi Tuyên ngôn của các cựu quan chức nghỉ hưu là một “Bàn tay đen”. Vũ khí sắc bén nhất của các nhân viên nhà nước là điện thoại tới Tổng biên tập các báo và không bao giờ để lại tên tuổi, nhân thân của họ được giữ kín, nhưng người ta phải làm theo hướng dẫn của các cuộc điện thoại đó. Các tác giả bao gồm cả cựu Tổng biên tập tờ “Nhân dân nhật báo” của đảng, cựu phó Giám đốc hãng thông tấn nhà nước “Tân Hoa Xã” và cựu Giám đốc nhà xuất bản quốc gia, họ hiểu rằng họ nói về cái gì.

Đây không phải lần đầu tiên ông Lý Nhuệ và nhiều quan chức nghỉ hưu khác chống lại sự kiểm duyệt. Ngày từ năm 2006, trong một bức thư ngỏ, họ phản đối đóng cửa báo “Băng Điểm”, một trong các tờ báo phê phán mạnh mẽ nhất ở đất nước này. Và bức thư này là bất lợi đối với đảng Cộng sản. Từ khi Ủy ban Giải thưởng Nô-ben ngày 8/10 công bố quyết định trao Giải Nô-ben hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, nhà đấu tranh cho dân chủ ở Trung Quốc. Kiểm duyệt Internet có nghĩa là thủ tiêu khá nhiều việc làm đối với đất nước Trung Hoa. Từ ngày 15/10, các cơ quan chức năng không chỉ phải nỗ lực ngăn chặn thông tin xung quanh quyết định trao Giải Nô-ben hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba lan truyền trên mạng Internet Trung Quốc, mà bức thư ngỏ kiểu như thế của các Trưởng lão nghỉ hưu sẽ không bao giờ được xuất hiện ở bất cứ nơi nào.

Các tác giả bảo đảm họ là những nhân chứng chính. Họ nói: “Hơn một lần, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đề cập tới tự do ngôn luận”. Cuối tháng 9, ông Ôn Gia Bảo đã có hai bài phát biểu, trong đó ông ủng hộ các cuộc cải cách chính trị. Phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin về hai bài phát biểu này, một bài ở Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc và một bài khác ở New York, trình bày trước người Trung Quốc sinh sống ở nước ngoài. Nhưng các đoạn văn, trong đó ông Ôn Gia Bảo nói về cải cách chính trị và tự do ngôn luận, không xuất hiện trong các bản tin. Các vị lão thành cách mạng trong bức thư ngỏ của mình đã đòi Ban tuyên truyền Trung ương Đảng và Chính phủ: “Họ có quyền gì tước đoạt đi của nhân dân những thông tin mà Thủ tướng đã nói với dân? Chung tôi đòi xóa bỏ kiểm duyệt”.

Nguồn:TTXVN

***

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114558283

Hôm nay

2265

Hôm qua

2379

Tuần này

21842

Tháng này

225826

Tháng qua

122920

Tất cả

114558283