Người xứ Nghệ

Người quê tui: nữ sĩ, nghị sĩ Thanh Hương

1.       LÀNG QUÊ

ChịĐặng ThịThanh Hương – nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương sinh năm 1939 tại làng Đông Phái, xã Diễn Hoa, huyện Diên Châu, tình NghệAn. Chịlà người cùng xã với tôi. Trong xã, tôi là lứa đàn em của chị. Chịhơn tôi gần chục tuổi. Làng chịcách làng tôi một cánh đồng, có đường tàu hỏa chạy ngang qua, nhưng con kênh Nông Giang thì chảy qua làng chị, vắt qua làng tôi rồi đổxuống cánh đồng sau làng. Cảxã làm nghềnông, nhưng mỗi làng đều có nghềthủcông khá điển hình. Làng tôi có nghềđan bịcói. Làng chịcó nghềcán bông xe sợi vải. Làng Phượng Lịch có nghềdệt vải… Ởđây từxưa đã có câu thành ngữdân gian rất ấn tượng ca ngợi trai gái vùng quê: “Trai Đông Phái gái Phượng Lịch”. Trai Đông Phái nổi tiếng thanh lịch, tài ba, gái Phượng lịch nổi tiếng giỏi giang, xinh đẹp.

Có thểnói làng Đông Phái nơi sinh ra nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương, vốn là cái nôi sinh ra nhiều người con tài kiệt. Đó là những người con ưu tú, cống hiến cho đất nước trong suốt chiều dài lịch sửxây dựng, bảo vệTổ quốc.

Theo sửsách xưa ghi lại thì làng Đông Phái được lập vào năm Giáp Ngọ(1714), có tên sơkhai ban đầu là KẻTra, do cụTrần Văn Thức cùng con cháu của mình từlàng Phượng Lịch đến đây định cư, lập nghiệp. Đất lành chim đậu, nhiều gia đình họNguyễn, họPhạm, họNgô, họĐặng và con cháu các dòng họkhác cũng lần lượt vềđây an cưlạc nghiệp. Với văn hóa truyền thống, làng Đông Phái cũng có cây đa, giếng nước, sân đình, với những phong tục sản xuất, thờcúng tổtiên rất phong phú, đặc biệt là có nghềtrồng bông, quay xa, kéo sợi. Cảnh làng Đông Phái tươi đẹp và đầm ấm được nhà thơ, nghệnhân ưu tú Cao Xuân Thưởng (người làng Phượng Lịch) đã ghi lại trong bài thơ“Làng Đông Phái trong tôi” vô cùng sinh động:

Mt làng Đông Pháitrong tôi
Là đêm trăng sáng em ng
i quay xa
Là sân đình rp bóng đa
Là trưa yên tiếng gà thm sâu.
Mt làng Đông Phái trong nhau
Mt em và nước giếng Cu long lanh.
Làng nghèo bông trng lúa xanh
Tiếng quay xa cũng đng thành nét riêng
Hhàng sum hp tháng giêng
Cháu con đ
ến vi ttiên ông bà.
Nhng ngày mưa lũ tràn qua
Nhng ngày bom di tan nhà vsân
Đình làng vn trng hi xuân
Đêm hè vn thong xa gn hương cau.

Làng tồn tại được 242 năm thì thực hiện chủtrương di dân xây dựng vùng kinh tếmới của Đảng và Nhà nước, gần 300 gia đình dân làng Đông Phái đã gồng gánh lên vùng đất núi Nghĩa Đàn nhập vào với dân địa phương đểkhai hoang, mởmang đất sản xuất. Kểtừđó, Đông Phái trù phú xưa bịxóa sổ, chỉcòn lại một nền đất bằng phẳng đểtăng gia sản xuất.

Chấp hành thực hiện chủtrương của Đảng và Nhà nước lúc đó là rất tốt, rất nghiêm, nhưng với người dân làng Đông Phái, đó là cảmột nỗi đau lớn mang theo đi khắp chân trời góc biển. Một lần vềquê, tôi cũng đã viết một bài thơtặng xã tôi, trong đó cóhai câu thơchua xót và tiếc nuối:

Mt làng Đông Phái quay xa
Di dân mt chuyến hóa ra mt làng…

Còn nhà thơCao Xuân Thưởng thì chia sẻ:

Người làng trôi dt trăm min
Gp nhau vn mt ni nim xa xôi.
Trlàng sinh bao nơi
Hi quê vn bo cháu người làng Đông.

Vâng, cái làng Đông ấy không còn tên trên bản đồquê tôi đã tròn 40 năm. Nhưng lịch sửvà công tích của làng thì người ta vẫn nhớ. Đình làng Đông Phái là nơi chứng kiến nhiều sựkiện lịch sửdiễn ra của địa phương và dân tộc như: tham gia phong trào Xô Viết NghệTĩnh 1930 – 1931, tổng khởi nghĩa dành chính quyền tháng 8/1945… Cũng chính nơi đây, đình làng và chùa Nhãn đã ghi nhiều dấu tích trong tiến trình lịch sửcách mạng của dân tộc. Ba giếng nước lớn của làng trong đó có giếng Cầu được cho là có mạch nước trong vắt, nấu chè xanh không đâu ngon bằng. Chính mạch nước của làng Đông Phái khác biệt nhưvậy nên đã nuôi dưỡng, sản sinh ra nhiều người con tài giỏi trong các thời đại của lịch sử. Và, từĐông Phái, dù ởtrong bất cứhoàn cảnh nào, đi đâu, con cháulàng này cũng thểhiện khí chất kiên cường, thông minh, tài giỏi, được nhiều người nểtrọng. Trong chiến tranh, Đông Phái cũng đóng góp hàng trăm lượt con em lên đường nhập ngũ bảo vệTổquốc. Nhiều người đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Cũng có không ít người khi trởvềsau chiến tranh đã đểlại một phần cơthểnơi chiến trường…

Không thểkểhết được tên tuổi, danh vịtừthuởcó làng nhưng hiện nay nhiều người con làng Đông Phái học hành giỏi giang đã trởthành tướng tá trong lực lượng vũ trang và đảm nhiệm nhiều chức vụcao ởTrung ương cũng nhưđịa phương. Làng có hơn 40 Giáo sư, Tiến sĩ, Văn nghệsĩ. Chỉtrong một gia đình họNgô trong làng, đã có 3 người nổi tiếng, đó là Đại sứNgô Quang Xuân (người gần chục năm tham gia đàm phán đểđưa Việt Nam gia nhập WTO); Thiếu tướng Ngô Trí Nhân (Cục trưởng cục Tác chiến điện tửbộQuốc phòng); Hoa hậu thếgiới người Việt đầu tiên Ngô Phương Lan). Có những nhà khoa học đầu ngành nhưThầy thuộc nhân dân, Giáo sưTS Nguyễn Ngọc Minh, ngườicùng tuổi với chịThanh Hương. Và đặc biệt là giới văn nghệsĩ của làng rất đông đảo. Gia đình Nhạc sĩ Ngô Trí Thậm có em gái là nghệsĩ đàn thập lục Ngô ThịDung, hai con gái là giáo viên, thạc sĩ âm nhạc, và người em rểcủa ông là nhạc sĩ HồHữu Thới. Nhạc sĩ Tùng Vinh có con là họa sĩ Phương Bình; Nhà thơLê Thái Sơn Chủtịch hội VHNT NghệAn; Ca sĩ Lan Xuân, Đạo diễn sân khấu Cao Danh Giá, v.v… Ngay cảĐại sứNgô Quang Xuân cũng đã từng học nhạc, anh có giọng hát hay, lại chơi được cảđàn piano, và sáng tác một sốbài hát vềquê hương được nhiều người yêu thích.

Có thểnói, làng Đông Phái là một làng hào hoa, phong nhã. Một làng quê văn hiến.

2.      CUỘC ĐỜI

Nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương cũng là một người con mà dân làng Đông Phái luôn tựhào vềchị. Trước khi trởthành nhà văn, nhà viết kịch, chịhọc đại học tổng hợp văn. Tình yêu văn học, sựlăn lộn, hòa mình trong cuộc sống sôi động của đất nước suốt thời kỳ chiến tranh cũng nhưxây dựng, chịđã khám phá ra nhiều vấn đềxã hội phức tạp, bức xúc, đầy kịch tính. Đểgóp phần giải quyết những vấn đềxã hội đó, chịđã viết ra nhiều vởkịch nóng bỏng tinh thần yêu nước. Những tác phẩm nổi tiếng của chịđến nay tôi vẫn còn nhớ, như Ngôi sao ban ngày (1972), Thung lũng tình yêu (1980), Vàng(1985), Đnh cao và vc thm (1991), Bài ca người m (1995), Đi người gic mng(1996), v.v… Với những đóng góp to lớn cho ngành sân khấu nước nhà, chịđã được Chủtịch nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước vềVăn học NghệThuật năm 2007.

Theo cuốn truyện ký “Đi Trong Cuc Sng” của nhà văn Thanh Hương do NXB Hội Nhà văn đã phát hành và NXB Phụnữin lần thứII, tôi càng “ngộ” ra nhiều điều còn chưa hiểu hết vềchị, đồng thời càng quý trọng, yêu mến nhân cách của nữsĩ tài hoa trung thực này… Đó là một cốgái nông thôn đến ThủĐô học tập rồi lấy chồng. Chồng mất sớm, lúc chịmởi hơn 30 tuổi, chịmột mình nuôi 2 đứa con nhỏ. Nhưng năm 1972, giữa những ngày chiến tranh ác liệt nhất, chịđã xung phong ra chiến trường đểlàm người “nghệsĩ – chiến sĩ” sống với các đơn vịTNXP đểviết vềcuộc chiến đấu lớn lao của dân tộc. Thật xúc động khi đọc lại những dòng tâm sựtrước lúc lên đường của chị: “Tôi gửi 2 con Hà, Quang đi sơtán theo cơquan Hội Nghệsĩ sân khấu Việt Nam. Trước lúc lên đường ra mặt trận, tôi mua gạo, mì, dầu, thịt, đậu kho một nồi, tem phiếu mua thực phẩm và sổmua gạo, tất cảtôi gửi cho chịMinh Yến, Phó Văn phòng Hội. Tôi nhờchịYếnbáo cơm tập thểcho 2 cháu và hàng tháng lĩnh lương của tôi nộp cho nhà ăn… Tôi ôm hai con vào lòng, tôi hít hà mái tóc cháy nắng đỏquạch của cháu Quang mới lên mười tuổi, cháu Hà mười một tuổi, trông các con tôi đen đủi, gầy gò, mắt các cháu mởto, ngơngác nhìn tôi nhưmuốn hỏi tôi: “Mẹlại đi à?”… Tôi cắn chặt môi toé máu, nuốt nước mắt vào trong quay đi, bởi nếu còn ôm thêm con một giây nữa thì tôi bật khóc và chân tôi sẽchùng xuống, không bao giờbước đi nổi nữa…”. Và chịđã lên xe quân đội đi thẳngvào chiến trường, chịvượt Trường Sơn lên đến tận Cổng Trời, nơi có một tiểu đội nữTNXP cảm tửcanh chừng máy bay Mỹ, báo tín hiệu cho cảmột cung đường. Từđó chịnhìn thấy: “Đứng trên đỉnh núi gọi là Cổng Trời nhìn xuống rừng Trường Sơn bao la xanh thẳm, có mảng rừng bịcháy khô, giơnhững cành cây đen – những con đường đất đỏchạy thẳng vào phía Nam ẩn mình dưới tán lá rừng. Các cô gọi Cổng Trời là yết hầu của con đường từBắc vào Nam… Địch đã ném xuống đây hàng ngàn tấn bom, bom phá, bom khoan, bom bi, bom napan thiêu cháy từng mảng rừng…”. Và chịđã sống nhưmột chiến sĩ TNXP thực sự. Vẫn lạc quan giữa cái sống và cái chết, giữa cái được và cái mất. Đểrồi khi thoát chết trởvề, chịlao lên vùng sơtán tìm con. ChịMinh Yến, Phó Văn phòng Hội ôm chầm lấy chị, nước mắt đầm đìa: “Thanh Hương ơi! Suốt thời gian cô đi chiến trường, tôi lo quá, tôi nghĩ cô có mệnh hệgì thì ai nuôi con cô…”

Đứng nhưnữnhà văn Lê Minh Khuê chia sẻ: “Người đàn bà nhìn bềngoài họcó thểlam lũ, có thểtất bật và có thểsang trọng… nhưng họđều đi qua la, nước và ng đng, đã được tôi luyện cả. Những đứa con là thành quảvĩ đại nhất của họ… Tất cảchỉđi một mình nhưtrong một chi tiết nhỏthôi, khi sinh nở, khi con ốm, khi con khóc… người đàn bà chỉcó một mình vật lộn, đấu tranh và che chởcho con…”.

ChịThanh Hương đúng là một người đàn bà nhưthế. Nhưng chịlà một người đàn bà giàu nghịlực, giàu bản lĩnh và giàu tinh thần lạc quan, đểvượt qua tất cảnhững khổải của cuộc đời, không chỉđểnuôi con, đểviết văn, viết kịch… mà chịcòn là sựgửi gắm niềm tin yêu của nghệsĩ, của cửtri. Khi còn làm Ủy viên thường vụkiêm Chánh văn phòng hội Nghệsĩ Sân khấu Việt Nam, chịđặc biệt quan tâm đến lực lượng nghệsĩ sân khấu địa phương. Và khi được bầu làm đại biểu Quốc Hội khóa IX và khóa X, chịđược giữchức vụPhó chủnhiệm Uỷban Văn hoá, Giáo dục, Thanh-Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Đảng uỷviên khối tưtưởng văn hoá TW, Uỷviên BCHTW Hội LHPNVN, chịluôn phát huy khảnăng và trách nhiệm cao nhất của mình, cống hiến choxã hội.

Cũng theo cuốn truyện ký “Đi Trong Cuc Sng” của chị, những công việc làm nơi chính trường không hềđơn giản. Nó là một cuộc sống thứhai của chị. Chịluôn quan sát, suy nghĩ, và chân thành phát biểu những ý kiến, những đềxuất của mình sao cho thật thiết thực, thật có lợi cho dân, cho nước, đặc biệt là đối với văn hóa nước nhà. Có lẽchịlà nhà văn sớm nhất “nhớlại và suy nghĩ” bằng sách vềcuộc sống chính trường mà chịđã trải qua. Chịviết chân thực và róng riết. Chịtrải lòng mình với mọi người một cách giản dịmà can đảm. Đó là những cuộc tiếp xúc với cửtri, với những người dân đất mỏQuảng Ninh, với Bí thưTỉnh ủy, với Chủtịch Quốc hội và Thủtướng Chính phủ, những cuộc tiếp xúc hành lang… rất hấp dẫn mà lâu nay trên văn đàn công khai hầu nhưít được phản ánh.

Cho đến lúc đã ngoài thất thập, đã nghỉhưu, chịvẫn quan tâm đến những vấn đềthời sựnóng bỏng của đất nước nhưhội nhập, nhưchủquyền biển đảo. Chịngồi đọc lại kịch bản “Quang Trung đi phá quân Thanh” của nhà viết kịch nổi tiếngTrúc Đường, do Đạo diễn, GS Hoàng Chương dàn dựng từnăm 1980, và viết thưgửi Bộtrưởng VHTT&DL và Bí thưtỉnh ủy Bình Định đềnghịphục dựng vởdiễn này phục vụcông chúng. Và đềnghịcủa chịđã được thực hiện trong những ngày biển Đông dậy sóng… Chịđúng là người nghệsĩ, người chính khách luôn hết lòng vì nghệthuật, vì dân, vì nước.

3.      THAY LỜI NHẮN GỬI

Từlàng Đông Phái, chịThanh Hương đã đến với cảnước. Rồi từkịch trường tới chính trường là con đường phấn đấu không mệt mỏi của chị. Tuy làng Đông Phái không còn nữa, nhưng nghĩa trang Chùa Nhãn của làng chịvẫn còn, và hồn thiêng của làng vẫn mãi mãi trường tồn. ChịThanh Hương cũng biết rằng, đã gần 10 năm nay, nghĩa trang Chùa Nhãn đã được tôn tạo và xây dựng khang trang hơn. Nhưng đặc biệt, tại nghĩa trang này, nơi các bậc tiên tổ, tiền nhân của 12 dòng họtoạlạc, cứvào Rằm tháng Giêng âm lịch hằng năm lại diễn ra “Lễhội Âm-Dương” rất trang nghiêm và ấm cúng. Hàng trăm con cháu của làng Đông Phái xưa và các làng nội ngoại đều vềđây quây quần bên nhau thắp hương cúng tế, ca hát, tưởng nhớcông đức của các vịtiền bối và lịch sửđầy tựhào của làng mình. Và, trong ngày hội Âm-Dương ấy, hẳn người làng luôn nhắc tên chịĐặng ThịThanh Hương – nhà văn, nhà viết kịch, nhà chính khách, với niềm tựhào vàtin yêu. Còn tôi thì xin tựhào gọi chịlà NGƯỜI QUÊ TUI.

Thay lời nhắn gửi tới chị, tôi xin chép lại bài thơcủa một người làng tên là Thanh Tuấn đã viết nhân dịp vềdựLễhội Âm-Dương của làng:

Hi trăm năm na còn chăng
Âm-Dương hi ngngày Rm tháng Giêng
Gi
ếng Cu còn đó mch thiêng
Ánh trăng chùa Nhãn chùng ching nhnhung

Hi trăm năm có còn không
Chiu Giêng mười bn, làng Đông hn v
Hn vthăm li chn quê
Còn chăng ký c bn btha phương

Hi trăm năm có còn vương
Ai vcó nhcó thương ai nhiu
Khói trm ngát cráng chiu
Ai đi chưa nói mt điu vi ai

Trăm năm mt kiếp luân hi
Cháu con còn nhmt thi bdâu
Long lanh bóng nước giếng Cu
Tình Đông Phái mãi đm sâu hn người…

 

Hà Nội,1.8.2017
NTT.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511928

Hôm nay

2254

Hôm qua

2337

Tuần này

22302

Tháng này

218801

Tháng qua

121356

Tất cả

114511928