Diễn đàn

Ông chủ cối xay gió trong truyện của A. Daudet và các nghệ sĩ điện ảnh thời nay

Nhìn Quốc Tuấn mếu máo trong cuộc đối thoại với ông chủ mới của VFS (hang phim truyện VN) mà thương cho một loài chúng sinh có tên "nghệ sĩ" ở đất nước này, ở thế kỉ này quá.

Có người trách họ sao không biết làm phim hay, để CQ chủ quản chán, để khán giả quay lưng... Trách như vậy là không công bằng, là tàn nhẫn. Trong một cái lồng chật hẹp, thì dẫu có là con công, con phượng, cũng đành phải múa như một con gà rù mà thôi. Các nhà văn thì vẫn có thể "đào hầm" để viết. Và trong 4 bước tường, dẫu có là 4 bức tường nhà tù, thì nhà thơ vẫn có thể tự do tư duy, tự do sáng tạo... Song điện ảnh thì không thể "đào hầm" để làm phim, cũng không thể làm phim trong 4 bức tường…

Té ra lâu nay, họ vẫn lầm lũi đến ngồi ở ngôi nhà số 4 Thụy Khê, để chấm công, để giữ sổ bảo hiểm, để trông chờ mấy đồng lương bạc bẽo, để thiên hạ thấy rằng vẫn có 1 cái... hãng phim. Y như ông già chủ cối xay gió trong truyện ngắn của nhà văn Pháp A. Daudet cách đây hơn một thế kỉ, trong khi dân làng hầu hết đã chuyển sang xay lúa mì bằng máy xay hơi, thì chiều chiều, người ta vẫn thấy ông già ấy đánh xe chở những "bao bột mì" to tướng diễu qua đường làng... Đến khi bọn trẻ chui trộm vào nhà để cối xay gió, phát hiện những cái bao kia toàn là... vôi bột, thì... Hình ảnh ông già ngồi ôm mặt khóc khi sự hãnh diện về cái cối xay gió của mình bị sụp đổ có gì đó hao hao những giọt nước mắt của nghệ sĩ Quốc Tuấn trên kia.

Nhưng cái làng ấy của Daudet là một cái làng tuyệt vời, cực kì nhân văn. Dân làng đã bảo nhau chở kìn kìn lúa mì đến chỗ ông già và chiếc cối xay gió cổ lỗ của ông...

Tiếc thay khán giả hiện nay không kiếm đâu ra một cái "làng" nhân văn như thế.

Họ vẫn đến ngồi ở ngôi “đền” điện ảnh của họ, vì họ yêu nghề, vì họ là nghệ sĩ, hay vì họ không còn con đường nào khác? Có lẽ vì cả hai lý do.

Nhưng ai đã đẩy các nghệ sĩ đến tình cảnh thê thảm như hiện nay? Cho nên trách họ lúc này là vô trách nhiệm, là vô lương tâm...

Bởi vì họ biết mình bất lực trước sức mạnh của đồng tiền, trước lòng tham của những thế lực mà họ đang phải đối mặt, phải nghe những lời phán xét như roi quất của lãnh đạo, của ông chủ mới, kẻ chả có tí gì dính dáng tới nghề nghiệp của họ. Và cả những cái bĩu môi, ngoảnh mặt… của cái “làng” khán giả đã quay lưng kia nữa.

Ôi! Những kiếp nghệ sĩ. Nếu họ btự nghĩ mình mạt vật, biết mình đã thua, cũng như lớp lớp những số phận tương tự khác là công nhân, nông dân… cũng đã thua trong thời buổi kim tiền này, thì lỗi đâu phải do họ. Những giọt nước mắt của họ, những tiếng kêu cứu của họ như những cánh tay cuối cùng chới với trên mặt nước, cố vẫy thêm một vài lần trước khi chìm hẳn, y hệt như chiếc cối xay gió trong truyện của Daudet, cuối cùng rồi cũng phải ngừng quay.Mong cái làng khan giả có được ứng xử như cái làng trong truyện của A. Daudet ứng xử với ông già có cái cối xay gió vừa sụp đổ.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114512384

Hôm nay

2321

Hôm qua

2389

Tuần này

2321

Tháng này

219257

Tháng qua

121356

Tất cả

114512384