Diễn đàn

Thấy gì qua những giọt nước mắt đau đớn bất lực và căm phẫn

Đây là những giọt nước mắt đau đớn bất lực và căm phẫn khi thấy các giá trị điện ảnh được làm ra bằng lẽ sống, xương máu và tâm huyết của nhiều thế hệ đang bị chà đạp, xoá sổ một cách thô bạo, trắng trợn, nhân danh phát triển nhưng đầy  những khuất tất và vô văn hoá. Trước áp lực mạnh mẽ của các nghệ sỹ điện ảnh và công luận, ngày 21-9-2017, PTT Vũ Đức Đam thay mặt Chính phủ làm việc với các bên liên quan và quyết định Thanh tra lại toàn bộ quá trình PH hãng PTVN. Đó là một tin vui với giới nghệ sỹ điện ảnh và đông đảo công chúng trong cả nước.

Theo Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh  Ái, người đại diện Bộ văn hoá tổ chức CPH Hãng PTVN giải thích công khai thì chuyện đánh giá thương hiệu bằng “0 đồng” là do chưa có ý kiến định giá của Bộ tài chính. Như vậy thì việc CPH đó chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý theo quy định của Luật pháp. Trên thực tế, số tiền 32 tỷ vẫn nằm trong kho Bạc, chưa được chuyển về Bộ Văn hoá. Vậy là CPH chưa xong nhưng đã được Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái ký văn bản công nhận. Nếu đúng nguyên tắc thì phải huỷ bỏ quyết định này, tổ chức CPH lại với sự tham gia rộng rãi của nhiều người yêu điện ảnh trong cả nước. Thế mới là minh bạch, công tâm, vì sự nghiệp điện ảnh, tạo cơ hội cho các nghệ sỹ điện ảnh tiếp tục sáng tạo trong cơ chế mới và tránh thất thoát lớn tài sản công trong việc CPH Hãng phim truyện VN.

Các nghệ sỹ điện ảnh Việt nam ở 4 Thuỵ Khuê Hà Nội đã mong mỏi được CPH từ nhiều năm nay. Từ năm 1996 đến năm 2012, đã có các đối tác Pháp, Mỹ, Philippin thông qua tôi đặt vấn đề với Hãng phim truyện Việt Nam xin được trở thành cổ đông chiến lược sẵn sàng góp  vốn nhiều triệu đô la để nâng cấp hãng toàn diện về công nghệ, sản xuất phim và chiếu bóng. Đạo diễn Pháp Jaen Charles, Phó đạo diễn phim Điện Biên Phủ của Pháp quay tại Việt nam cũng đã gửi cả hồ sơ thiết kế xây dựng 4 Thuỵ Khuê thành một khu cung điện cổ, với cả bến thuyền cổ ở Hồ Tây để quay phim về anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi theo tiểu thuyết “Vạn Xuân” của nhà văn Pháp, sau đó, vừa làm văn phòng vừa làm bố cảnh quay phim cổ trang khác sau này.  Nhưng tất cả các đối tác đó đều bị từ chối với lý do Bộ Văn hoá và Chính phủ vẫn giữ Hãng PTVN là cơ quan sự nghiệp, chưa có chủ trương CPH các công ty sự nghiệp. Đến khi CPH điễn ra với việc Công ty vận tải thuỷ Hà Nội trở thành cổ đông chiến lược với vốn góp 32 tỷ, anh em nghệ sỹ vẫn rất hy vọng một tương lai tươi sáng. Nhưng sau đó công luận đã ngày càng nóng lên vì vụ CPH Hãng phim truyện Việt nam 4 Thuỵ Khuê Hà Nội với những dấu hiệu nhóm lợi ích nhân danh CPH để chiếm  quyền sử dụng gần 20.000m 2 đất vàng của Hãng phim, với những cách triển khai CPH sai quy trình, sai nguyên tắc, bất minh (không công bố  công khai để mời thầu rộng rãi, định giá thương hiệu và quyền sử dụng đất đai của 60 năm điện ảnh cách mạng  bằng 0 đồng, không thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng về việc xem xét lại quy trình và việc định giá, nhà đầu tư chiến lược); sau khi làm chủ Hãng phim đã không thực hiện cam kết làm phim, ứng xử thô bỉ với các nghệ sỹ, trả lương 450.000đ/tháng, bắt đến trực 8 tiếng, đóng cổng trước bắt đi cửa sau vòng qua toilet, vu cáo thoá mạ các nhgệ sỹ.v.v. Việc xoá sổ giá trị điện ảnh cách mạng và điện ảnh nghệ thuật của số 4 thuỵ Khuê trong 60 năm và chà đạp lên phẩm giá của các nghệ sỹ của nhà đầu tư chiến lược đã khiến các thế hệ nghệ sỹ đau đớn,  nhiều nghệ sỹ gạo cội như Trà Giang, Thế Anh, Đoàn Dũng…cũng đã không ngăn được nước mắt khi trả lời phỏng vấn trước máy ghi hình.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114512392

Hôm nay

2329

Hôm qua

2389

Tuần này

2329

Tháng này

219265

Tháng qua

121356

Tất cả

114512392