Nhìn ra thế giới

Bắc Kinh xây gì trên Biển Đông?

Kể từ khi bắt đầu chương trình cải tạo đảo trên quy mô rộng trên Biển Đông vào năm 2013, Bắc Kinh đã tập trung vào nâng cấp cho sự hiện diện của Trung Quốc và hạ tầng cơ sở của nước này tại tại bảy điểm thuộc quần đảo Trường Sa. Đó là các đảo Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Chữ thập (Fiery Cross), Đá Ga ven (Gaven reefs), Đá Tư Nghĩa (Hughes reef), Gạc Ma (Johnson Reef), Đá Vành Khăn (Mischief reef) và Đá Xu-bi (Subi Reef). Trong sô 7 địa điểm nói trên, các đảo Đá Chữ thập, Đá Vành Khăn và Đá Xu-bi đã giành được sự chú ý đặc biệt (của Bắc Kinh), thể hiện thành các sân bay quy mô lớn được xây dựng trên các địa điểm này. Thời gian thấm thoát trôi, Trung Quốc đã bổ sung các bến cảng, các doanh trại, trạm ra đa, cũng như tăng thêm số thiết bị cảm biến. Các công trình và thiết bị này tăng cường cho những gì có trước đó, gồm thiết bị thông tin, các boongke dùng làm kho, và hạ tầng cơ sở chung được triển khai trên tất cả 7 đảo này. Các đồng nghiệp của Stratfor tại think – tamk AllSource Analysis đã cung cấp một tấm hình khẳng định rằng thiết bị chiến tranh điện tử cơ động (EW) đã được triển khai gần đây trên đảo Đá Vành Khăn.

Bắc Kinh đã triển khai thiết bị chiến tranh điện tử cơ động đã được lên một mặt bằng được xây dựng sẵn gồm 13 cấu kiện bê tông tấm lớn, nằm ở giữa một sân bay ở về phía bắc, và một công trình chắc là một bãi để xe chở quân ở phía đông nam. Tám hinh cũng cho thấy hai xe khí tài được ngụy tranh, chắc là hai hệ thống chiến tranh điện tử cơ động EW vào hôm 13 tháng 3 vừa rôi đã được triển khai lại khu vực đã thi công sẵn. Tấm hình cho thấy Trung Quốc đã tiến hành đợt huấn luyện định kỳ tại sân bay về hoạt động chiến tranh điện tử cơ động từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2018.

Sự xuất hiện gần đây của thiết bị cơ động làm nhiệm vụ tác chiến điện tử lên đáo Đá Vành Khăn đã tăng cường cho mạng điện tử đã hoạt động rộng khắp từ trước trên đảo đá này. Về phía đông nam, Trung Quốc đã xây được một công trình, chắc là bãi anten định hướng tần số cao, cho phéo thu thập các tin tính báo điện tử và tình báo tín hiệu từ các nguốn phát bởi máy bay hay tầu chiến trong vùng, cũng là để phát hiện các máy bay tàng hình.  Về phía bắc đảo này, Trung Quốc đã xây một công trình chắc là một tháp thông tin liên đảo với một mạng anten phối hợp với các anten tương tự tại các đảo Đá Châu Viên (Cuarteron), Đá Tư Nghĩa (Hughes), Gạc Ma (Johnson South) và Đá Ga-ven (Gaven). Phủ sóng lên trên tất cả là một Hệ thống vô tuyến tấn số cao, giải hoạt động rộng khắp trên mọi hướng (DVOR) được Trung quốc triển khai liến kề sân bay trên đảo Đá Vành Khăn. Hệ thống DVOR cung cấp thông tin dẫn đường sóng ngắn cho các máy bay mà không cần dùng đến các cơ sở dữ liệu dẫn đường từ vệ tinh.

Những phát triển này là một ví dụ nữa của việc Trung Quốc gia cố các đòi hỏi về lãnh thổ của nước này trong khu vực.

Sự triển khai của thiết bị EW nói trên đặc biệt gây chú ý vì phương tiện chiến tranh này có thể dùng để quấy rối và gây nhiễu các trang bị điện tử (trên các tàu thuyền, máy bay) của các nước khác hoạt động trên Biển Đông, kể cả Hoa Kỳ. Trên thực tế, thiết bị được Trung Quốc triển khai trên đảo Đá Vành Khăn hẳn đã được dùng cho mục đích như vừa nói. Chẳng hạn, gần đây có một phi công thuộc Hải quân Mỹ đã thuận lại một tai nạn xảy ra vài tuần trước đây, khi chiếc máy bay của anh ta có thể đã bị gây nhiễu bới thiết bị điện tử của Trung Quốc. Với việc Bắc Kinh tiếp tục xây dựng các năng lực của nước này trên khắp Biển Đông, các phương tiện như thiết bị tác chiến điện tử sẽ giúp nước này thăng tiến mạnh hơn trong khẳng định các yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực này.

Lê Đỗ Huy dịch

Nguồn:https://worldview.stratfor.com/article/what-beijing-building-south-china-sea 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511797

Hôm nay

2123

Hôm qua

2337

Tuần này

22171

Tháng này

218670

Tháng qua

121356

Tất cả

114511797