Văn hoá học đường

ĐẠI HỌC DESIGN VIÊT NAM hay ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI?

Lời Tòa Soạn:Việc đặt tên cho một trường học, một tổ chức, cơ quan, đoàn thể là quan trọng vì có yêu cầu phải phản ánhh được bản chất, chức năng và những đặc điểm lớn liên quan để từ đó góp phần tạo nên giá trị riêng cho nó. Lâu nay, trong khá nhiều trường hợp, việc đặt tên cho các trường học, từ bậc tiểu học đến đại học vẫn còn tùy tiện, cảm tính. Trao đổi sau đây của Nguyễn Hồng Hưng như là một gợi ý để chúng ta có thể tham khảo khi cần đặt tên cho nhà trường, cơ quan, đoàn thể hoặc tổ chức của mình.

Việc đổi tên một trường đại học không bao giờ vì cái tên gọi đọc lên có ấn tượng hay không. Tên gọi trường Đại học luôn có nội hàm đủ và sâu về nghành nghề mà nó đào tạo. 
Trường hợp “trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà nội” là môt điển hình về sự không đúng không đủ về nội dung nhà trường đào tạo.
Cụm từ “mỹ thuật công nghiệp” vốn chỉ những sản phẩm được sản xuất qua một quy trình công nghiệp. Khác với những sản phẩm sản xuất thủ công, không qua quy trình công nghiệp nào cả. 
Cả hai loại sản phầm “thủ công “ và “ công nghiệp” đều là một phần của khái niệm design. 
Từ design có nhiều nghĩa khác nhau, nghĩa thường dùng ở Việt nam là “thiết kế” mà chỉ riêng hai chữ “thiết kế” đã bao hàm cả việc thiếc kế các không gian giải trí và cả làm đồ án xây dựng. Hai chữ design ngoài nghĩa vẽ mẫu, trang trí, thiết kế tạo dáng các đồ vật còn có nghĩa tổ chức, thiết lập, có dự định, trù tính , có mưu đồ. Như vậy hai chữ “design” có thể hiểu là một quá trình thiết kế thi công tất cả những đồ vật hay sự kiện phục vụ con người. 
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội 360 la Thành hiên nay không thuần túy đào tạo tạo dáng sản phẩm có quy trinh sản xuât công nhiệp. Mà còn có nhiều khoa đào tạo những ngành nghề khác thuộc phạm trù design. Ví dụ như khoa “sơn mài” ngoài tranh nghệ thuật tạo hình còn bao gồm cả thủ công mỹ nghệ. Khoa gốm. khoa hoành tráng. Khoa trang trí nội ngoại thất mà sinh viên ra trường có thể làm nội thất kiến trúc , nội thất nhà hang công sở, triển lãm, hội chợ ngoài trời, tôt chức design các sự kiện và cả thiết kế trang trí sân khấu…Tất cả đều nằn trong một tên gọi duy nhất là Design. 
Như vậy cái tên “Mỹ thuật công nghiệp” hiện nay của nhà trường đã không còn đủ và đúng với nội dung đào tạo đa ngành thuộc nghệ thuật design của nhà trường. Nhiều người trong và ngoài ngành design đều nhận ra điều sai sót này từ lâu nên đã đổi tên trên các văn bản cụm tự “mỹ thuật công nghiệp “ thành cụm từ “mỹ thuật ứng dụng” và cho rằng bao quát được hết các ngành của nghệ thuật design. 
Quả thật cụm từ "mỹ thuậ ứng dụng" có sát nghĩa “design” hơn nhưng chỉ đủ cho đồ vật có ứng dụng được cho con người mà chưa đúng với khái niệm design. Nghệ thuật desin có ngành nghệ thuât chuyển động “kinetics” không dùng ứng dụng vào việc gì được. Hoặc như môt số ngành “nghệ thuât thị giác” có thiết kế (design) tác phẩm không ứng dụng được vào đâu cả.
Tôi đề nghị ông hiệu trưởng làm đề nghị lên cấp Bộ cho đổi tên trường “ Đại Học Mỹ Thuật Công nghiệp” thành trường “Đại học Design Vietnam”.
Các sinh viên tốt nghiệp của mọi ngành trong trường sẽ được gọi đúng tên ngành họ được đào tạo. Không bị trường hợp học khoa sơn mài hay khoa trang trí nội ngoại thất cũng chỉ được chứng nhận đơn giản là tốt nghiệp “Mỹ thuật công nghiệp” vốn chỉ là một bộ phận thuộc đào tạo của nhà trường hiện nay .
Với cái tên “Đại học design Viêt nam” các sinh viên được nâng tầm trong nhận thức về nghề nghiệp và bản thân hơn. Nhà trường cũng chuyển mình sang một giai đoạn mới với năng lực hòa đồng cao hơn với các hiệp hội design quốc tế và văn hóa design quốc tế.
Về vấn đề ngôn ngữ thì từ “design” sẽ góp phần làm giàu cho ngôn ngữ Việt. Thực chất ngôn ngữ Việt nếu không có phần bổ xung những từ gốc Hán và nhiều ngôn ngữ Nam Á khác thì ngôn ngữ của ta không thể dạt tới lượng từ khoảng 180.000 từ như hiện nay, là lượng từ khá khiêm tốn so với các nước phát triển. Tiếng việt rất thiếu những từ về khoa học nên buộc phải Viêt hóa không ít ngôn ngữ thế giới . Ví dụ như từ carburetor tiếng tầu gọi là “chế hòa khí” (化油器) và người Viêt đã mau chóng Viêt hóa là “bình xăng con”, chữ “xăng” cũng là đi mượn nên không thuần Việt. Về mặt ngôn ngữ học khi từ “design” được viêt hóa sẽ làm giàu cho tiếng Việt. 
Tất cả bài viết chỉ để được gọi đúng tên một trường Đại học như nó vốn là: “Đại học Design Việt Nam”.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441525

Hôm nay

2242

Hôm qua

2283

Tuần này

21429

Tháng này

216699

Tháng qua

112676

Tất cả

114441525