Nhìn ra thế giới

Trung Quốc đang mở rộng nỗ lực mua chuộc khán giả châu Phi

Các hãng tin của nhà nước Trung Quốc đang nỗ lựcđể tranhgiành khán giả châu Phi.

Từ khi chính phủ Kenya ký một thỏa thuận vào năm 2014 cho một công ty nhà nước Trung Quốc để xây dựng một tuyến đường sắt giữa Nairobi và cảng chính của Kenya ở Mombasa, dự án đã thu hút sự tranh cãi. Giá của mỗi km gấp 3 lần so với mức chuẩn quốc tế và gấp bốn lần so với ước tính ban đầu. Nhiều người Kenya nghi ngờ tham nhũng tăng cao chi phí của nó.

Không có gì ngạc nhiên, các vấn đề như vậy có ít thời gian phát sóng trên CGTN Africa, một chi nhánh của công ty truyền hình nhà nước Trung Quốc, được lắp đặt tại Nairobi năm 2012. Khi CGTN phô diễn một kiện hàng trên đường sắt vào tháng 7, truyền hình ca ngợi nó là "một ví dụ điển hình” của quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi. Ở châu Phi,trong trí tưởng tượng của CGTN, mọi giao dịch đều là “cùng thắng” và, tất nhiên, “hài hòa”.

Truyền thông Trung Quốc có một lịch sử lâu dài ở châu Phi. Văn phòng đầu tiên của Thông tấnxã nhà nước, Tân Hoa Xã, được mở ở Cairo năm 1958. Đài phát thanh Bắc Kinh, một radio nhà nước, bắt đầu truyền thanh sang Đông Phi năm 1967. Nhưng sự hiện diện của Trung Quốc không tăng nhanh rõ rệt cho đến năm 2008, Yu-Shan Wu của Trường Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, lưu ý. Cuộc chạy đua cho Thế vận hội Bắc Kinh năm đó đã bị thất bại, theo quan điểm của Trung Quốc, bởi các chỉ trích về các chính sách "không can thiệp" đối với các tội ác ở Sudan và Zimbabwe. Bà Wu nói: “Trung Quốc nhận ra rằng họ phải làm nhiều hơn nữa để định hình các nhận thức toàn cầu về nó.”

Cũng như việc mở văn phòng CGTN, năm 2012 đã chứng kiến ​​sự ra mắt của tờ báo China Daily Africa và tạp chíChinAfrica, được phát hành khắp lục địa. Ít nhất một nửa số nhân viên của các cơ quan này là các nhà báo châu Phi, mặc dù ai cũng biếtđâu là nơi có quyền lực. CGTN có hai cuộc họp biên tập: một cho tất cả nhân viên và một cho các biên tập viên Trung Quốc tìm kiếm sự phê duyệt các bài vở từ các ông chủ của họ ở Bắc Kinh. “Một khi nó chạm vào lợi ích của nhà nước Trung Quốc, kiểm duyệt chen vào”, Emeka Umeji, một học giả người Nigeria từng nghiên cứu CGTN,cho biết.

Tuy nhiên, sự gượng épchính về ảnh hưởng của tin tức Trung Quốc, là nó là nhàm chán. "Bạn không bao giờ nghe thấy mọi người nói rằng: "Tôi thấy điều này trên CGTN””, Bob Wekesa, một nghiên cứu sinh tiến sĩngười Kenya tại Trung Quốc, nói. Khi không chiếu cảnh những người đàn ông trung niên Trung Quốc trong bộ com lê nói chuyện trong phòng ở Bắc Kinh, CGTN chiếu những người đàn ông châu Phi trung niên trong bộ com lê nói chuyện trong một studio ở Nairobi.

Kênh không tiết lộsố lượng người xem. Nhưng nghiên cứu của Herman Wasserman của Đại học Cape Town và Dani Madrid-Morales thuộc Đại học Houston cho thấy ở Kenya, Nigeria và Nam Phi, số người xem ít hơn nhiều so với CNN, BBC và Sky News. Trong một nghiên cứu khác sử dụng các nhóm tập trung, họ nhận thấy rằng, trong số những người xem Kenya và Nam Phi, ý kiến về Trung Quốc "đa phần là tiêu cực".

Tuy nhiên ảnh hưởng của Trung Quốc đối với truyền thông châu Phi vẫn đang phát triển theo những cách tinh vi hơn. Những nỗ lực này không phải là một phần của kế hoạch tổng thể được soạn thảo ở Bắc Kinh. Nhưng kết hợp với nhau, ba kỹ thuật chính để đạt được tác động có thể hiệu quả hơn so với lối tuyên truyền kiểu cũ.

Trước hết là một chương trình đào tạo hàng loạt cho các nhà báo châu Phi. Khoảng 1.000 phóng viên hoặc những người khác làm việc trong các công ty truyền thông tham dự các khóa học ở Trung Quốc mỗi năm. Họ được giảng dạy về lịch sử Trung Quốc và tham gia các chuyến đi. Một người tham gia nhớ lại một chuyến viếng thăm một ngôi làng ở Thiểm Tây, một tỉnh tương đối nghèo: mục tiêu là để giành được sự thông cảm bằng cách cho thấy Trung Quốc “vẫn là một nước đang phát triển, giống như chúng tôi”, cô ta nói.

Một nguồn tác động mới mẻ thứ hai là thông qua đầu tư của Trung Quốc vào các công ty tư nhân. Ví dụ, năm 2013, các nhà đầu tư Trung Quốc được nhà nước hậu thuẫn (bao gồm một công ty con của CCTV, công ty mẹ của CGTN) đã mua 20% cổ phần của Independent Media, một công ty Nam Phi. Azad Essa, một nhà bình luận cho tờ Independent, nói rằng vào tháng 8, ông bị sa thải sau khi viết về sự ngược đãi của Trung Quốc đối với người Uighur, một dân tộc thiểu số Hồi giáo.

Thứ ba, quan trọng nhấtvàđang tăng cường là sự mở rộng của StarTimes, một công ty truyền hình phải trả tiền tư nhâncómối liên kết chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc. Nó là phương tiện chính để mở rộng quyền lực mềm đang tăng nhanh của Trung Quốc ở châu Phi. Kể từ khi nó bắt đầu hoạt động ở Rwanda năm 2008, StarTimes đã đặt chi nhánh ở khoảng 30 quốc gia trên khắp châu lục này.

Thực chất sự hiện diện của nó khác nhau ở các nước. Trong khoảng 20 nước, StarTimes đã hiện diện, hoặc đồng ý hiện diện, việc chuyển đổi các chương trình phát sóng truyền hình từ tín hiệu tương tự (analog) sang tín hiệu số (digital). Các dự án này thường được thực hiện với một đối tác địa phương, và được tài trợ thông qua một khoản vay cho chính phủ sở tại từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Rất nhiều dự án trong số này đã bị chỉ trích vì thiếu sự minh bạch.) Trong khoảng 25 quốc gia, StarTimes đang cung cấp một dự án của chính phủ Trung Quốc để mang truyền hình vệ tinh năng lượng mặt trời tới 10.000 ngôi làng hẻo lánh trên khắp châu Phi.

Cùng với việc cung cấp cơ sở hạ tầng, StarTimes cũng sản xuất và phân phối nội dung. Nó hãnh diện có 10 triệu thuê bao trong số 24 triệu thuê bao truyền hình phải trả tiền của châu Phi (mặc dù các nhà phân tích độc lập rất hoài nghi về điều này). Các kênh của nó bao gồm giải bóng đá Super League Trung Quốc, phim kung-fu và các vở opera. StarTimes thậm chí còn tổ chức các cuộc thi dành cho các diễn viên châu Phi để lồng ghép các vở diễn vào các ngôn ngữ như tiếng Hausa và tiếng Swahili, một cách mà các đài truyền hình phương Tây đã khó chịu.

Giải trí có thể quan trọng hơn tin tức trong việc định hình ý kiến ​​đại chúng của các nước, ông Madrid-Morales lưu ý, khi chỉ ra tầm quan trọng của Hollywood đối với quan điểm của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Những nỗ lực của Trung Quốc, ít nhất trong thời điểm hiện nay, còn ở trên quy mô nhỏ trong một thị trường đông đúc. Nhưng về lâu dài các vở sân khấu hư cấu có thể hiệu ứng nhiều hơn tin tức hư cấu.

Biêndịch: Việt Xuân

Nguồn:(https://www.economist.com/middle-east-and-africa/2018/10/20/china-is-broadening-its-efforts-to-win-over-african-audiences?fbclid=IwAR1OS3iaxOjYA8e8TCT3Z7akRHdjL-zUPSlT4u-Frzvx4JeCadtvdlxph9E)

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511670

Hôm nay

2333

Hôm qua

2336

Tuần này

22044

Tháng này

218543

Tháng qua

121356

Tất cả

114511670