Tình trạng chia rẽ được dự đoán sẽ kéo dài sau cả cuộc bầu cử. Thậm chí, chiến thắng vừaqua của đảng Dân chủ cóthể đẩy tình hình tại Washington D.C. vào thế bế tắc. Bất kỳ dự luật nào do phe Dân chủ đề xuất, dù đã được thông qua bởi lưỡng viện, hoàn toàn có thể bị Tổng thống bác bỏ.Tuy nhiên, Tổng thống Trump không phải là nguyên nhân hay tác nhân duy nhất. Chiến thắng của Trumphồi tháng 11/2016 là hiện thân của những bất mãn âm ỉ nhiều thập niên qua trong lòng nước Mỹ.Consự ủng hộ mà Trump nhận được từ lưỡng việntrong hai năm vừa qua đối với những chính sách đầy tranh cãi, lại là biểu hiện cho sự chia rẽ. Đó là một đặc điểm trongnền chính trị Mỹ với lịch sử còn lâu đời hơn mọi bất đồng nói trên.
Kết quả nói lên nhiều lý thú
Liệu kết quả bầu cử giữa kỳ có giúp đảng Dân chủ trong việc định hình và chuẩn bị cho năm 2020? Câu trả lời là có thể! Bụi đang bắt đầu lắng xuống trên kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ và câu chuyện về hai viện của Quốc hộibắt đầu lộ diện. Kết quả đúng như điều nhiều người dự đoán: đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện lần đầu tiên kể từ năm 2010 và đảng Cộng hòa giữ quyền kiểm soát Thượng viện. Không có cú sốc lớn nào, nhưng rất nhiều lý thú và dấu hiệu về những gì có thể xảy ra trong hai năm tới. Số phụ nữ tranh cử năm nay ở mức cao nhất từ trước đến giờ và consố thắng cử của họ cũng cao chưa từng thấy. Trước 6/11, chỉcó 107 phụ nữ trong Quốc hội và cho đến giờ số người đắc cử đang vượt xacon số đó. Trong số nhiều người được mệnh danh "đầu tiên" là: Hai nữ dân biểu Hồi giáo đầu tiên (Rashida Tlaib của Michigan và Ilhan Omar của Minnesota); phụ nữ trẻ nhất được bầu vào Quốc hội New York, Alexandria Ocasio-Cortez; những phụ nữ người Mỹ bản địa đầu tiên trong Quốc hội, Debra Haaland của New Mexico và Sharice Davids của Kansas.
Trênlý thuyết, Hạ viện bây giờ có thể khởi động các cuộc điều tra nhắm vào Tổng thống, yêu cầu ông phải công bố hồ sơ thuế. Tuy nhiên trên thực tế, có thểhọ có thể sẽ khôngquyết định làm như vậy. Câu chuyện luận tội Tổngthống càng không hề đơn giản như một số người nghĩ.Trong hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ, với đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai viện Quốc hội, ông Trump đã có một thời gian khá dễ dàng, thoải mái. Điều này từ đây đã chấm dứt.
Tổngthống Trump chắc chắn sẽ trải qua những cuộc chiến mà ông phải đối mặt trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự và chắc chắn sẽ cần phải có một nhânvật“ba bị” nào đó để đổ lỗi.Nhưng đó cũng là một đêm tốt cho đảng Cộng hòa. Họ không chỉ giữ được đa số, mà còn tăng ghế ở Thượng viện.Tổng thống Trump vẫngọi đêmbầu cử là một "thành công lớn"!Kết quả một cuộc thăm dò của đàiCBS cho thấy Tổng thống là nhân tố khiến cho 65% người tham gia đi bầu (39% trong số này phản đối và 26% ủng hộ Trump).Ông Trump đặt mình ngay vào giữa ánh đèn sân khấu trước cuộc bầu cử, đi khắp đất nước để vận động tranh cử, thường là hơn một lần trong ngày. Điều đó vừa có lợi vừa gây bất lợi cho ông.Tuy nhiên, chiến lược của đảng Cộng hòa trong việc tăng đa số tại Thượng viện và lật một vài ghế của Dân chủ đã khá thành công. Một cách tổng quát, các khu vực ủng hộ Trump mạnh mẽ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 kỳ này tiếp tục ủng hộ ông.
Sôi động nhất trong 20 năm qua
Đây là kỳ bầu cử giữa kỳ sôi động nhất trong vào 20 năm qua tại Mỹ, xét từ cả kết quả thăm dò dư luận, lượng tiền được đổ vào quá trình vận động tranh cử và sự đa dạng của các ứng viên.Trong số ứng viên ra tranh cử, có 411 người là phụ nữ, người da màu, người thuộc nhómđồng tính luyến ái nữ (LGBT) hoặc 216 người là người da đen, gốc Latin, châu Á, người Mỹ bản địa hoặc đa sắc tộc, đưa cuộc bầu cử năm nay trở thành một trong những cuộc bầu cử ầmĩ nhất trong lịch sử.Cuộc bầu cử này cũng chứng kiến lượng tiền đổ vào từ các “mạnh thường quân” tăng cao và tổng chi tiêu cho vận động tranh cử lần đầu tiên vượt mốc 5,2 tỷ USD (con số này 4 và 8 năm trước chỉ xấp xỉ nhau, chưa tới 4 tỷ USD).
Tất cả sự hứng khởi đến từ các cử tri trẻ tuổi với nguồn gốc đa dạng hay “cơn lốc tiền” để vào chiến dịch tranh cử đều tập trung ở đảng Dân chủ. Trong khi đó, những người Cộng hòa lại bước vào cuộc bầu cử với thành quả là Mỹ lần đầu trở lại vị trí nền kinh tế cạnh tranh nhất toàn cầu trong 10 năm qua, tăng trưởng kinh tế trong quý 2 năm nay đạt mức tốt nhất trong 4 năm, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất kể từ năm 1969.Lịch sử nước Mỹ vốn luôn chia rẽ,nhưng hiếm khi sự chia rẽ ở Mỹ lớn đến thế này và được cổ súy bởi chính Tổng thống đương nhiệm, theo các nhà chỉ trích.Kết quả thăm dò của viện Pew cho thấy những người Mỹ Dân chủ và Cộng hòa tiếp tục xung đột với nhau ở hầu hết mối quan tâm cơ bản: nhập cư, chăm sóc sức khỏe, công bằng trong kinh tế, phá thai… Hầu như không thể tìm thấy một sự nhượng bộ hay điểm chung nào trong định hướng của những người ủng hộ hai đảng này với nhau.
Tổng thống Trump không làm mọi thứ tốt lên. Những người chỉ trích nói rằng các ứng viên tổng thống thường nói những lời dễ nghe với cử tri tiềm năng của mình và có phần công kích bên kia, nhưng khi đắc cử, nhiệm vụ của tổng thống là phải hàn gắn đất nước. Ông Trump “tuyên chiến” nhiều hơn.Hơn 10 ngày trước cuộc bầu cử, hàng loạt thành viên đảng Dân chủ – trong đó có cựu tổng thống Barack Obama và cựu đối thủ của Trump, bà Hillary Clinton – cùng văn phòng CNN nhận được bưu phẩm chứa chất nổ.Tổng thống Trump, sau những tuyên bố mạnh mẽ ban đầu trước một hành động bạo lực, đã hướng chú ý của ông về nỗi lo dành cho đảng mình: “Những người Cộng hòa đang thể hiện rất tốt trong kỳ bầu cử sớm và các cuộc thăm dò, giờ thì chuyện ‘bom’ xảy ra và động lực bị chậm đi. Những gì đang xảy ra rất không may”.
Michael Cornfield, phó giáo sư tại Trường Quản lý Chính trị ở Đại học George Washington, nói rằng Tổng thống Trump “đã đi xa khỏi cách mà phần lớn Tổng thống sẽ phản ứng lại một hành vi khủng bố trong nước”.Thay vào đó, ông dùng đặt chữ “bom” trong dấu nháy ở dòng “tweet”, hành động bị chỉ trích là mở đường cho các thuyết âm mưu về nguồn gốc của bưu phẩm này và việc nó xuất hiện ngay kỳ bầu cử.
Quan trọng nhất trong ký ức hiện đại
Theo kênh chuyên về thông tin kinh tế và thị trường tài chính của Mỹ được phát sóng 24/24 (CNBC), không có nhiều cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ được theo dõi sát sao đến vậy trên toàn cầu. Lý do rất rõ ràng: Ảnh hưởng của nó đến hình ảnh về sức hấp dẫn của nền dân chủ trên thế giới, một hé lộ về sức chịu đựng của chính quyền Tổng thống Trump và những chính sách đối ngoại của họ cũng như tác động đối với phong trào dân túy trên toàn thế giới.Một tuần trước khi các thùng phiếu của Mỹ đóng cửa, người Brazil đã bầu lên một tổng thống cực hữu, nước Anh bế tắc trong cuộc đàm phán rời EU, nhưng họ vẫn sẽ rời đi còn sự nghi ngờ đối với các thể chế hợp tác đa phương và nền dân chủ kiểu Mỹ đang lớn dần ở mọi nơi.Các đồng minh của Washington đang lo lắng mô hình Mỹ đang mất đi hấp dẫn trong lúc Trung Quốc thúc đẩy mô hình của họ cho các nước đang phát triển lẫn đã phát triển.
Stephen Hadley, cựu Cố vấn an ninh quốc gia dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, gần đây nói với CNN: “Nếu bạn lo lắng về mô hình của Mỹ, chúng ta có nhiều công cụ để vận hành một chính sách đối ngoại phục vụ cho lợi ích của chúng ta, mang lại thịnh vượng và an ninh cho người dân. Nhưng thương hiệu của chúng ta trên toàn cầu đang không ổn”.Ông quan ngại tiếp: “Có lý do để mọi người không xem thường tuyên bố của Trung Quốc rằng họ có một mô hình mới. Vì mô hình của chúng ta đang trông không tốt”.Cuộc bầu cử trở thành cuộc trưng cầu dân ý, không chỉ đối với Tổng thống mà còn cả với thương hiệu chính trị dân túy mà ông là người đại diện. Dù phong trào dân túy đã tồn tại từ trước nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, chiến thắng của ông là động lực mạnh mẽ, thúc đẩy cả những người ủng hộ dân túy trong nước lẫn nhiều nhà lãnh đạo trên toàn cầu.
Frederick Kempe, Chủ tịch và CEO tại Viện nghiên cứu Atlantic Council, nói rằng chính trị và môi trường xã hội Mỹ nói chung luôn có ảnh hưởng toàn cầu. Nếu phong trào “Tôi cũng bị” (#MeToo), khởi nguồn tại Mỹ, có khả năng lan tỏa toàn cầu thì chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump cũng sẽ truyền cảm hứng cho những người lãnh đạo có tư duy tương tự ông. Tại châu Âu, những lãnh đạo đó thường tranh cử dựa trên chính sách chống nhập cư, còn tại Mỹ Latinh là các kế hoạch chống tham nhũng. Và ở mọi người, các ứng viên dân túy đều nói lấy “cảm hứng từ Trump”, bao gồm tổng thống cực hữu vừa đắc cử tại Brazil.Chưa bao giờ một kỳ bầu cử giữa kỳ lại có tác động như một bài trắc nghiệm với người đứng đầu hành pháp Mỹ như kỳ bầu cử giữa kỳ 2018vừa rồi. Đây cũng là cuộc bỏ phiếu thu hút sự chú ý đặc biệt của cả thế giới không kém gì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Xã hội Mỹ tiếp tục chia rẽ
Hơn 200 triệu cử tri Mỹ được kêu gọi tham gia cuộc bầu cử giữa kỳ hôm6/11 đã bị chia rẽ sâu rộng. Và cuộc bỏ phiếu lần này đã nhanh chóng chuyển hướng thành một "hàn thử biểu" đối với Tổng thống đương nhiệm Donald Trump.Năm 2016, nhà tỷ phú Donald Trump bất ngờ đắc cử tổng thống. Trong hai năm qua— nửa nhiệm kỳ Tổng thống— ông Trump đã lãnh đạo nước Mỹ theo cách riêng của mình. Không ít lần cả thế giới sững sờ bởi phong cách cũng như những quyết định của vị Tổng thống Mỹ trung thành đường lối “Nước Mỹ trước tiên”. Chính hai năm cầm quyền đầy sóng gió và gây nhiều tranh cãi đã là lý do để cuộc bầu cử giữa kỳ này biến thành bài trắc nghiệm để người dân Mỹ đánh giá những gì mà ông Trump đã theo đuổi và thực hiện từ khi bước chân vào Nhà Trắng.
Ý thức được tầm mức quan trọng của kỳ bầu cử này đối với hai năm còn lại của nhiệm kỳ, đích thân Tổng thống Trump đã can dự vào chiến dịch vận động tranh cử cho các ứng viên Cộng Hòa, cứ như bản thân ông là ứng viên chủ chốt. Theo nhật báo Le Monde, hơn một tháng qua, Tổng thống Trump liên tiếp có mặt ở 15 cuộc mít tinh vận động cử tri. Nếu tính từ mùa hè này, là khoảng ba chục cuộc, để truyền năng lượng đến hàng trăm triệu người ủng hộ trên khắp cả nước. Cựu phát ngôn viên Hạ Viện, Newt Gingrich, một người thân cận với Trump, được le Figaro trích dẫn trong số báo hôm 30/10 nói: “Đây là chiến dịch tranh cử tổng thống thứ hai. Ông Trump áp đặt sự thống trị ở đảng Cộng Hòa kiên quyết hơn bất kỳ tổng thống nào thời hiện đại”.
Vừaqua cũng là cuộc bỏ phiếu được giới quan sát đánh giá là một kỳ bầu cử gây chia rẽ nghiêm trọng nhất tại Hoa Kỳ. Thậm chí đã xuất hiện bóng dáng bạo lực giữa chiến dịch tranh cử, như nhiều vụ bom thư gửi đến nhà Obama, Clinton, rồi tiếp đó là vụ xả súng kinh hoàng trong nhà thờ Do Thái giáo ở Pittsburgh.Phía đảng Dân Chủ nhân cơ hội này chỉ đích danh tổng thống Trump là người đã chia rẽ nước Mỹ một cách có chủ ý. Những vụ bùng phát bạo lực sát ngày bầu cử đã làm dấy lên trong dư luận Mỹ cuộc tranh luận phải chăng những phát ngôn dữ dằn, gây sốc của tổng thống Mỹ đã ít nhiều gây hiệu ứng kích động trong một đất nước đa chủng tộc vốn đã bị phân hóa sâu sắc.Hàng loạt các chủ đề khác cũng nổi lên thành mối quan tâm lớn của cử tri trong đợt này, như chuyện đối xử với phụ nữ, người nhập cư, cuộc chiến tranh thương mại hay bảo hiểm y tế. Tất cả đều liên quan đến những chủ trương, chính sách gây tranh cãi của tổng thống Trump.
Về đối nội, kết quả bầu cử phản ánh niềm tin mà người dân Mỹ dành cho ông chủ Nhà Trắng, hay cũng có thể là cơ hội cho ông Trump kéo dài chiến thắng cho cuộc chạy đua ở nhiệm kỳ tiếp theo.Về đối ngoại, cuộc bầu cử giữa kỳ lần này của nước Mỹ thu hút sự chú ý nhiều nhất của thế giới. Không chỉ có các đồng minh mà ngay cả các đối thủ của Mỹ đều theo dõi sát sao, ngóng đợi kết quả của cuộc bầu cử vừqua. Bởi vì, tương quan lực lượng sau cuộc bầu cử sẽ tác động đến bàn cờ chính trị quốc tế cũng như phản ứng của nhiều quốc gia từng bị ảnh hưởng bởi các quyết sách đối ngoại gần đây của tổng thống Trump.Cụthể tương lai thỏa thuận hạt nhân Iran, vốn đã bị tổng thống Trump xé bỏ, viễn ảnh lệnh cấm vận Nga, cũng như cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung và chiến lược bảo hộ mậu dịch sẽ đi về đâuvẫn là những đề tài còn bỏ ngỏ./.