Đầu tháng 12/2018, Washington và Bắc Kinh tạm thời hưu chiến trong ba tháng để tìm giải pháp thoái khỏi cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng dường như đây chỉ là một giai đoạn hòa hoãn và cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc đã là điều đang diễn ra trên thực tế. Thìđây, ngay trước thềm năm mới (31/12 theo giờ Mỹ, tức 01/01 giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Đạo luật sáng kiến tái bảo đảm Châu Á (ARIA) được cho là nhằm tăng cường vai trò của Mỹ ở khu vực Ấn Thái Dương (Indo-Pacific) trước những thách thức nổi lên từ phía Trung Quốc. Thông báo của Nhà Trắng viết: “Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành ARIA nhằm thiết lập chiến lược đa phương để bảo vệ an ninh, lợi ích kinh tế và giá trị của Mỹ ở khu vực Ấn Thái Dương”.Như vậy là Trung - Mỹ tuytạm "chùngbớt" trongcuộc chiến mậu dịch nhưng ngaylập tức lại“cănglên” về Đài Loan.
Đã thật sự khai chiến?
Căn cứ theo Đạo luật ARIA nói trên, trong 5 năm tới, mỗi năm Mỹsẽ chi ngân khoản 1,5 tỷ USD để tăng cường sự hợp tác giữa Mỹ với các đồng minh chiến lược trong khu vực liênquan đến các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và an ninh. Đạo luật này được Tổngthống Trump ký ban hành đúng vào dịp kỉ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung - Mỹ và 40 năm “Luật quan hệ với Đài Loan” của Mỹ có hiệu lực, rõ ràng nhằm kềm chế Trung Quốc. Hẳnnhiên, đạo luật đã khiến Trung Quốc nổi giậnvà phản ứng quyết liệt.Ngày 02/01/2019, ngườiphát ngôn BộNgoại giao Trung Quốc khinói về Đạo luật ARIA, đã tuyênbố: “Đạo luật này đi ngược lại nguyên tắc “Một Trung Quốc” và quy định của 3 bản tuyên bố chung Trung - Mỹ, can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc. Trung Quốc bất bình mạnh mẽ và kiên quyết phản đối phía Mỹ cố ý ban hành luật này, đã nghiêm khắc giao thiệp với phía Mỹ”.Và cũng nhân ngày đầu năm mới 01/01/2019, tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc đã đăng xã luận khẳng định ưu tiên hàng đầu của lực lượng vũ trang trong năm tới là tăng cường rèn luyện và sẵn sàng chiến đấu.Việc luyện tập sẵn sàng tác chiến luôn là một trong những công việc hàng đầu của quân đội. Tuy nhiên, điểm khác thường năm nay là việc chuẩn bị cho chiến tranh được nêu bật ngay từ đầu năm.
Về quan điểm Mỹ- Trung thực sự đã khai chiến hay chưa, báo Anh Financial Times đăng tải một phân tích đáng chú ý mang tựa đề: “Trung Quốc và Mỹ: Chiến tranh thương mại hay Chiến tranh Lạnh?” (06/12/2018). Tácgiả bài báo là nhà nghiên cứu chínhtrị Timothy Ashcho rằng, không thể giới hạn những căng thẳng vừa qua giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực kinhtế. Bởivì, ngoài thương mại, Washington và Bắc Kinh đang đối đầu nhau trên hàng loạt trận địa, nổi bật là an toàn mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ 5G, an ninhquốc phòng, đặc biệt là tại Biển Đông hay xungquanh vấn đề Đài Loan. Đây là cuộc chiến giữa một siêu cường đang đi xuống và một siêu cường đang trỗi dậy. Có thể hình dung là sau đợt “hưu chiến” 90 ngày (với hạn chót là 01/3/2019), Trung Quốc sẽ có nhiều nhân nhượng với Mỹ trong lĩnh vực thuế và mở cửa hơn thị trường cho Mỹ, nhưng sẽ triển khai các hướng khác để cân bằng lại.
Theocác chuyên gia về chính trị quốc tế, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là một dạng “cộng sinh”, mà đúng hơn là mộtloại“ký sinh”. Cụ thể là, trong một thời gian hàng thập niên trước khi Tổng thống Trump lên nắm quyền, với Bắc Kinh, chủ trương chính của Mỹ là đầu tư vào Trung Quốc, siết chặt quan hệ với Trung Quốc, để dần dần đưa Trung Quốc phát triển và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, với hy vọng một nước Trung Quốc giầu có hơn cũng sẽ có lợi cho thế giới. Và đến một lúc nào đó, Trung Quốc cũng sẽ trở thành thành viên bình thường của cộng đồng quốc tế. Thế nhưng, nỗ lực thuầnphục con voi rừng thành voi nhà đã không mang lại kết quả. Giàu mạnh hơn gấp bội, Bắc Kinh muốn vươn lên vai trò bá chủ.Chính sách “cộng sinh” của Washington đã thất bại, bởi nếu cứ cái đà như hiện nay, thì vật thể “ký sinh”, là Trung Quốc, sẽ giết chết vật chủ, là nước Mỹ. Bởi vậy, chiến lược hiện nay mang tính sống còn của nước Mỹ là “vạch ra các lằn ranh đỏ” với Trung Quốc, sau mỗi cuộc khủng hoảng nhỏ.Nhà chính trị học nêu ra một ví dụ như vụ tập đoàn Trung Quốc ZTE hồi mùa hè 2018 bị phạt, rồi bị đặt dưới sự kiểm soát của tư pháp Mỹ, để cho thấy phương pháp lằn ranh đỏ của Washington. Kết quả cuối cùng của xu thế này là thế đối đầu triệt để của một Chiến tranh Lạnh mới, giống như giữa hai siêu cường Hoa Kỳ và Liên Xô trước đây.
Chưa có nhưng đã nhãn tiền
Lậptrường phản bácquan điểm nói trênlạicho rằng, trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, một cuộc Chiến tranh Lạnh theo kiểu Mỹ-Xô trước đây là điều chưa thể cóđược. Vậy thực hư ra sao?Phía phản đối quan điểm “Chiến tranh Lạnh” nhấn mạnh đến tính chất phụ thuộc lẫn nhau hết sức mật thiết của nền kinh tế toàn cầu, với các chuỗi dây chuyền sản xuất trải rộng trên khắp thế giới. Mỗi sản phẩm có thể được tạo ra từ hàng trăm, hàng nghìn nguyên liệu, vật liệu sơ chế, linh kiện, bán thành phẩm, đến từ khắp nơi trên trái đất. Trang mạng về công nghệ của Mỹ MIT Technology Review, có bài viết “Giữa Mỹ và Trung Quốc không có ‘Chiến tranh Lạnh’, hãy ngừng kiểunói như vậyđi!” Theo tác giả bài viết, khác hẳn với thời kỳ Mỹ - Xô trước đây, kinh tế Mỹ - Trung phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Ngoài chuyện các công ty Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào Mỹ về mặt linh kiện công nghệ cao, phía Hoa Kỳ cũng tương tự. Tập đoàn tin học Apple có một phần năm doanh thu từ Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng phụ thuộc vào Trung Quốc về các linh kiện hay khâu lắp ráp.
Cũngtheo tác giảtrên, một cuộc Chiến tranh Lạnh về kinh tế, nếu xảy ra, sẽ dẫn thế giới vào ngõ cụt, bởi đi ngược lại toàn bộ những gì mà nền kinh tế toàn cầu xây dựng được từ hơn nửa thế kỷ qua. Khẳng định có một cuộc Chiến tranh Lạnh không những là sai lầm, mà còn nguy hiểm, bởi quan niệm này sẽ đẩy các xã hội vào thế đối đầu nhau, với các hậu quả hết sức đắt giá, trước hết về mặt kinh tế.Ngoài ra, bên cạnh hai quan điểm ủng hộ hay bác bỏ sự tồn tại một cuộc Chiến tranh Lạnh Mỹ - Trung, còn có một số quan điểm khác. Phải thừa nhận là ám ảnh về một cuộc Chiến tranh Lạnh Mỹ - Trung, dù điều đó đã xảy ra hay chưa, và xảy ra đến mức độ nào là một điều có thật. Hãyquan sát cục diện tại Đông Nam Á, khu vực vốn duy trì các quan hệ mật thiết với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc, thì có thể thấy rất rõ. Nhật báo tài chính tiếng Anh có trụ sở tại Singapore BusinessTimes vừacó bài viết đáng chú ý: “Chiến tranh Lạnh mới: một sự đóng băng kéo dài của các mối liên hệ toàn cầu” (ngày 29/12/2018).
Bài viết nói trên dẫn lời của cựu bộ trưởng Thương mại Mỹ Hank Paulson, theo đó triển vọng “bức màn sắt kinh tế” được thiết lập làm gián đoạn toàn bộ nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn không phải là chuyện viển vông, tuy chưa diễnra, nhưng đãnhãn tiền. BusinessTimes nêu một ví dụ tiêu biểu cho thấy, dù muốn hay không Hoa Kỳ đã bắt đầu buộc phải thủ thế với Trung Quốc. Đó là trường hợp của tập đoàn sản xuất hóa chất DuPont của Mỹ bị chính quyền Trung Quốc kiếm chuyện, vì không chấp nhận chuyển giao công nghệ cho đối tác Trung Quốc. Và đây không phải là một trường hợp duy nhất, mà nằm trong chính sách đẩy mạnh các công nghệ mũi nhọn, để nhanh chóng đưa Trung Quốc lên vị trí cường quốc công nghệ số một (đặc biệt với kế hoạch “Made in Chine 2025”). Trong thời gian gần đây, Washington đã chính thức coi chính sách cưỡng bức chuyển giao công nghệ của Bắc Kinh như là một vật cản chính trong quan hệ song phương.
Tính hai mặt và đối đầu
Cũngtheo cựu Bộ trưởng Thương mại Mỹ, nhiều doanh nghiệp Mỹ từng nuôi hy vọng thị trường Trung Quốc sẽ rộng mở sau khi Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, sau 17 năm là thành viên WTO, thị trường Trung Quốc vẫn chưa thực sự mở cửacho cạnh tranh nước ngoài. Tínhhai mặt,tức là cách xử sự trái khoáy của Trung Quốc, vừa tham gia vào thị trường thế giới, nhưng lại vừa không tuân thủ các quy tắc của thị trường, chắc chắn sẽ dẫn đến việc nhiều đối tác phải rời bỏ Trung Quốc, vì sợ bị thao túng, thôn tính.
BusinessTimes lưu ý là tình trạng đối đầu này đặc biệt bất lợi cho khu vực Đông Nam Á, nơi đang hình thành một thị trường dịch vụ thống nhất, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số. Thế đối đầu Chiến tranh Lạnh Mỹ - Trung sẽ băm nát thị trường chung đang nổi lên này, buộc mỗi nước hay mỗi thế lực kinh tế sẽđến lúc phải lựachọn phe, như nỗi lo mà Thủ tướng Singapore, phát biểu cách nay ít tuần (ông Lý Hiển Long bày tỏ mong ước là việc này “không xảy ra quá sớm”). Tình hình đặc biệt nguy hiểm hơn, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp mới, đang làm biến đổi sâu sắc thị trường thế giới nói chung, Đông Nam Á nói riêng, khi rất nhiều việc làm sẽ mất đi do tự động hóa.Giáo sư Mie Oba người Nhật, chuyên về chính trị châu Á, trong một bài phân tích trên trang mạng The Diplomat (29/12/2018), nhấn mạnh đến tính chất khó dự đoán của cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng có một điều chắc chắn là cuộc chiến rất phức tạp này sẽ cónhiều “pha” khác lạso với cuộc chiến kéo dài 40 năm giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trước đây.
Cuộc Chiến tranh Lạnh Mỹ - Trung phải chăng khó tránh khỏi, bởi các nhân nhượng vừaqua giữa hai bên dường như chỉ mang tính tạm thời.Chủ trương tối hậu của Bắc Kinh vẫnlà vươn lên soán ngôi Mỹ? Liệu có cơ hội nào để cuộc Chiến tranh Lạnh này không xảy ra?Trên thực tế, theo nhiều nhà quan sát, thế đối đầu Mỹ - Trung hiện nay một phần rất lớn xuất phát từ việc Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì mô hình xã hội toàn trị, mở cửa nửa chừng với thế giới, để tranh thủ công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, thường là các quốc gia dân chủ, để rồi quay sang thao túng thế giới, áp đặt quyền lực bá chủ với bên ngoài.Mô hình này bị chính một bộ phận những người cải cách ngaytrong nước TrungQuốc phản đối, nhưng dothế của họ quá yếu, tiếngnói của họ hầu như chưa được lắng nghe.
Trong một bài viết trên báo South China Morning Post (ngày 02/10/2018), nhà chính trị học Trung Quốc Đặng Duật Văn (Deng Yuwen) có quan điểm độc lập(ông này hiện đang nghiên cứu tại Đại học Norttingham, Anh quốc), chỉ ra một nghịch lý là: cuộc chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ chống lại Bắc Kinh, trong lúc gây thiệt hại cho kinh tế Trung Quốc, nhưng cũng gây áp lực buộc ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay phải chú ý hơn đến tiếng nói của phái cải cách. Cụ thể là giảm thiểucan thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, bớt ưu đãi dành cho các tập đoàn Nhà nước, cũng như cởi trói khu vực kinh tế tư nhân, giảm thuế mạnh để thúc đẩy thị trường nội địa. Chưa nói đến các cải cách chính trị đi kèm, bởi các cải cách kinh tế sâu sắc không thể không đi cùng những thay đổi về định chế chính trị. Nếu Trung Quốc chấp nhận cải cách, chấp nhận luật chơi quốc tế, thì quan hệ với Hoa Kỳ ắt hẳn sẽ được cải thiện. Nguy cơ Chiến tranh Lạnh sẽ bịđẩy lùi./.