Diễn đàn
Chẳng có gì bất ngờ về nguồn gốc người Việt(!)
Rất vui khi báo Tuổi trẻ đã đăng bài viết đã được dẫn link dưới đây: “Bất ngờ về nguồn gốc người Việt”.
Tuy nhiên, các nhà sử học nhiều năm qua đã chứng minh rất rõ về vấn đề này. Tác giả của bài viết này cũng có không dưới 10 bài viết về nguồn gốc của người Việt.
https://tuoitre.vn/cong-bo-nghien-cuu-bo-gen-nguoi-viet-bat-ngo-ve-nguon-goc-20190716215120206.htm
http://pda.vietbao.vn/Xa-hoi/Hoi-nghi-dau-xuan-TPP-va-12-con-giap/165226733/124/
Các công trình nghiên cứu khoa học về “gen” để chứng minh người Việt và người Trung Quốc khác nhau hoàn toàn cũng chỉ là vấn đề củng cố cho nhiều học thuyết khách quan của các nhà nghiên cứu người Việt - vì giai thoại miệng rất nhiều năm “lập lờ đánh lận con đen”!
“Tứ đại lão nhân” Lâm - Lê - Tấn - Vượng của sử học nước nhà thời hiện đại cũng đã chứng về những vấn đề này. Tuy nhiên do truyền thông của chúng ta hơn nửa thế kỷ qua đã quá yếu kém trong lĩnh vực này. Nên giai thoại miệng vẫn chi phối trong nhận thức, tiềm thức của người dân. Dẫn tới niềm tự hào về nòi giống và niềm tự hào về dân tộc bị những kẻ đi ngược lại tác động (Câu chuyện cha con nhà Trâu Tôn và Trâu Canh là gián điệp của Phương Bắc vì được nhà Trần của nước ta ưu ái mà chúng đã tung ra nhiều điều “thị phi” cho triều đình mà cho đến hiện nay chúng ta vẫn thường nghe những lời xuyên tạc (kể cả sử sách).
Rất may là, có nhiều con dân đất Việt đã làm cho tổ tiên mát lòng mát dạ.
Một trong những người đó là Giáo sư Lương Kim Định. Ông đã để lại cho lịch sử văn hóa và triết học Việt Nam nhiều trước tác mà đời sau cần phải coi đó là kim chỉ nam trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc!
Một điều ngạc nhiên và thú vị là xuất thân từ một linh mục Thiên chúa giáo ở Bùi Chu Phát Diệm. Năm 1954 vào miền Nam, ông tham gia giảng dạy triết học ở nhiều trường đại học trong đó có đại học Vạn Hạnh Sài Gòn.
Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, ông cho ra đời rất nhiều tác phẩm về lịch sử văn hóa và triết học Việt Nam.
Khi định cư ở Mỹ sau 1975 cho đến ngày mất - ông chuyện tâm nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và triết học của nước nhà. Ông cho rằng thế giới đang bế tắc về lòng tham và chiến tranh. Chỉ có thể dùng Minh Triết Việt (An vi) để truyền bá cho thế giới thì may ra mới giải quyết được vấn đề này(!)
Cả cuộc đời nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt và Minh Triết Việt, ông tự hào rằng: Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Chỉ có Việt Nam, tổ tiên ta mới để dành một quỹ đất - được gọi là “công sản” để tương trợ cho những người cơ nhỡ trong cộng đồng (sau này được gọi là đất phần trăm ở nông thôn...).
Những vấn đề mà ông tự hào về tổ tiên làm chúng ta thật ngạc nhiên:
Ông khẳng định: cái mà người ta cho rằng chữ Hán hiện nay - đó là chữ của người Việt (Việt nho). Tử vi kinh dịch là của người Việt. Lịch mặt trăng là của người Việt... Điều đặc biệt là tất cả những luận cứ của ông đều chứng minh bằng cơ sở khoa học. Tham dự hội thảo tại Đài Loan - ông đã làm các nhà nghiên cứu của nước chủ nhà cũng như Trung Quốc, Hong kong phải ngả mũ kính trọng!
Không phải ngẫu nhiên mà giáo sư Trần Văn Thọ - giáo sư hàng đầu về kinh tế của đại học qua Waseda - Nhật Bản trong thư góp ý cho Văn kiện Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 đã đề cập:
“Đưa Việt Nam trở thành một quốc gia thượng đẳng...”. Ai đã từng xem tác phẩm “Người Việt cao quý” xuất bản trước 1975 ở Sài Gòn thì sẽ được nghe tác giả mô tả về người Việt như thế nào...!
Nếu người Trung Quốc cho rằng: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (Chỉ cần sinh một đứa con trai thì viết vào gia phả là có, còn nếu sinh 10 đứa con gái thì trong gia phả không được ghi vào). Còn Việt Nam triết lý rõ ràng: “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”(!)
Không vui tí nào khi những năm gần đây việc học sử và nghiên cứu lịch sử ngày càng bị sao nhãng(!)
/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/kim-dinh-cuoc-doi-va-tu-tuong
https://vtc.vn/nguoi-ca-doi-tim-triet-ly-tren-trong-dong-dong-son-d84812.html
tin tức liên quan
Videos
Người Amish ở Mỹ
Phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam hiện nay [kỳ 3]
Đền Hồng Sơn
Một nước Nhật quá xa xôi!
Lenk
Thống kê truy cập
114512094
231
2389
231
218967
121356
114512094