Văn hoá học đường

Hãy vì một nền giáo dục có đạo đức

Biếm họa. Nguồn Tuổi trẻ cười

      Thực trạng giáo dục nước nhà, chỉ trừ những kẻ vô cảm nhất, hay những kẻ đang trục lợi từ sự yếu kém của nó, mới không thấu. Người ta đặt cho giáo dục rất nhiều mục tiêu cao cả, không sai! Nhưng thật khó hiểu, thật khôi hài, là ở chỗ, những phẩm chất tối thiểu-căn cốt nhất, mà bất cứ một nền giáo dục bình thường nào cũng cần phải có, thì nền giáo dục của ta dường như vẫn chưa đạt được, và ít thấy chuyển biến. Liệu có phải chăng mọi thứ sẽ đồng thời - cùngđược thay đổi trong công cuộc “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo”?

      Án Anh (578-501 TCN)-một nhân vật lịch sử làm quan dưới hai triều vua: Tề Trang công (553-548 TCN) và Tề Cảnh công (547-490 TCN) thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, một lần đi sứ nước Sở, Sở vương muốn làm bẽ mặt nước Tề, nên trong lúc đang tiếp ông, đã ngầm sai mấy người lính dắt một tù nhân đingang qua. Khi đó Sở vương liền gọi hỏi-tên kia là người nước nào, bị tội gì, thì một người lính cho biết- tội phạm chính là người nước Tề, bị bắt vì tội trộm ngựa. Sở vương cho họ lui rồi quay sang hỏi Án Anh-người nước Tề hay trộm cắp vậy sao? Án Anh đáp: "Cây quýt trồng ở phương Bắc vốn cho quả ngọt, trái sai, nhưng khi đem trồng ở phương Nam thì quả lại thành chua, đã thế lại còn ít quả nữa. Tại sao thế? Đó là do phong thổ vậy. Người nước Tề giữ đạo luân thường, xưa nay vốn không trộm cắp, nhưng khi sang làm dân nước Sở lại sinh tật xấu. Tại sao thế? Âu cũng là do phong thổ vậy". Sở vương nghe mà đành phải chịu phục.

     Câu chuyện nổi tiếng trên, được viết ra nhằm nói về cái tài xử thế và ngoại giao của một vị quan nước Tề, dẫu vậy nó đã để lại một thông điệp lớn rằng-môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tính con người sống ở đó. Vậy người ta cần phải làm những gì, để kiến tạo ra môi trường, tạo điều kiện cho mọi cá nhân, trước hết được phát triển lành mạnh, và tiếp đó là có được những phẩm chất cao quýkhác?

Hơn thế nữa,trong thời đại ngày nay, đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của thế giới, cạnh tranh ảnh hưởng,là điều sống còn, mặt khác tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, chưa kể còn bị lấn chiếm, chèn ép bởi ngoại bang, thì rõ ràng chúng ta chỉ còn có thể trông cậy vào “tài nguyên con người”. Vì thế cần phải biếtxây dựng và “tái tạo” không ngừng nghỉcho nguồn tài nguyên này, phát triển theo kịp văn minh của thời đại.

     Thử hỏi một xã hội mà căn bệnh giả dối kéo dài, diễn ra trong mọi ngóc ngách của đời sống, thì những cá nhân sống trong đó sẽ ra sao? Khoa học hiện đại đã chứng minh, và lịch sử nhân loại đã xác nhận rằng, một trong những tác hại rất lớn của môi trường xã hội giả dối, là hủy diệt khả năng sáng tạo, cũng như hủy diệt nhân tài. Ở những thời đại như vậy, dường như nhân tài không xuất hiện, nguyên khí bị tổn thất nặng nề, hiện trạng suy thoái xã hội vì thế mà kéo dài, thậm chí nguy cơ tụt hậu là rất lớn.

     Và một việc làm thường thấy, để một xã hội thoát khỏi tình trạng suy thoái, người ta đầu tư vào giáo dục. Khỏi phải nhắc lại những lợi ích căn bản mà một nền giáo dục tốt mang lại. Cũng như chưa cần bàn đến những mục tiêu lớn lao khác, mà mọi quốc gia tiên tiến đòi hỏi ở nền giáo dục của họ.Điều cấp bách-chúng ta cần phải làm ngay, đó là xây dựng một nền giáo dục có đạo đức, đào tạo ra những con người có đạo đức. Hãy cần bắt đầu như thế! Và rõ ràng rằng, mục tiêu cốt lõi này, nếu chưa làm được, thì mọi mục tiêu khác, sẽ chỉ là hoang tưởng.

     Bởi theo ý niệm truyền thống thì “đạo” bao hàm “thiên đạo”-đạo trời, còn “đức” là chỉ việc con người thuận theo “đạo”. Như vậy "vô đạo đức", cũng có nghĩa là "chống trời"-bạo nghịch - bất chấp quy luật của tạo hóa. Vì thế đạo đức là nền tảng của mọi thứ, khi đạo đức vẫn còn bất ổn, thì đừng bao giờ nghĩ đến việc có nền khoa học, nền văn học, nền kinh tế, nền giáo dục... phát triển. Rằng đây cũng là một định luật, mà những thực thể muốn tồn tại và phát triển trong thế giới này, cần phải sớm nhận ra.

      Cuối cùng người viết cho rằng, sự xuống cấp về đạo đức và văn hóa trong xã hội hôm nay, là một hiểm họa to lớn đối với dân tộc. Để cứu vãn tình trạng này, trước hết đòi hỏi những người lãnh đạo đất nước phải thấu hiểu, phải đặt quốc gia-dân tộc lên trên tất cả, để tìm cách tháo gỡ. Đặc biệt cần phải thức tỉnh cộng đồng nhận thức rõ, nguy cơ này, là một nguy cơ khủng khiếp nhất, có ảnh hưởng sống còn đến giống nòi, đến sự tồn vong của dân tộc. Và ngoài việc quyết liệt giải quyết những vấn đề cấp bách của thể chế, thì cần làm cho được-để có một nền giáo dục lành mạnh, một nền giáo dục có đạo đức.

 

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114517763

Hôm nay

278

Hôm qua

2332

Tuần này

21110

Tháng này

215702

Tháng qua

121009

Tất cả

114517763