Văn hoá học đường

Sách “cụ Đại” loại là chính xác (!)

 

“Học trò nổi tiếng của GS Hồ Ngọc Đại tiếc nuối khi sách Công nghệ Giáo dục không đạt thẩm định.

Khi biết tin bộ SGK Công nghệ Giáo dục do GS. Hồ Ngọc Đại làm chủ biên không đạt thẩm định, nhiều học trò, trong đó có những nhân vật nổi tiếng cảm thấy rất tiếc cho bộ sách tâm huyết suốt 40 năm qua và đang được áp dụng tại nhiều nơi...”

Đó là nhan đề và những dòng Sapo của một bài viết đăng trên Gia đình và Xã hội online 18/9/2019. Đây:

https://m.baomoi.com/hoc-tro-noi-tieng-cua-gs-ho-ngoc-dai-tiec-nuoi-khi-sach-cong-nghe-giao-duc-khong-dat-tham-dinh/c/32228779.epi

Người viết những dòng này rất ngưỡng mộ và tôn trọng giáo sư Ngô Bảo Châu cũng như giáo sư Nguyễn Lân Hiếu. Vì những ký ức tuổi thơ bao giờ cũng đẹp (Ví dụ: có những bà mẹ nấu ăn không hề ngon bằng thiên hạ, nhưng ký ức của những đứa con bao giờ cũng nhớ những món ăn do mẹ mình nấu từ thuở ấu thơ).

Tuy nhiên, nếu hai vị giáo sư nói trên không có những ông bố bà mẹ tuyệt vời và môi trường giáo dục rất thuận lợi cho họ, từ gia đình đến cộng đồng - mà chỉ tuân theo triết lý của giáo sư Đại: “trẻ không cần noi gương ai, nó là chính nó” - thì đến bây giờ chúng ta không có “cái” để mà tự hào(!)

Và 40 năm trước, khi chưa có việc “cải cách” và “sách công nghệ” - tạm gọi là của giáo sư Đại thì chúng ta như thế nào?

Xin thưa là rất ổn!

Và đã sản sinh ra rất nhiều thế hệ tài năng trên rất nhiều lĩnh vực. Cụ thể: để chứng minh trực tiếp - đó là những nhà toán học đã từng dạy dỗ Giáo sư Ngô Bảo Châu khi còn ở Việt Nam. Và những nhà giáo, nhà khoa học nổi tiếng trong gia đình Nguyễn Lân đã trực tiếp dạy dỗ giáo sư Nguyễn Lân Hiếu. Họ đều là những người được giáo dục, đào tạo và trưởng thành từ những Bộ trưởng mẫu mực. Và có những Bộ trưởng Bộ Giáo dục tận tâm, tận lực với sự nghiệp cao quý này suốt 29 năm (như cố giáo sư, Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên:

https://www.google.com.vn/search?q=giáo+sư+Nguyễn+Văn+Huyên&ie=UTF-8&oe=UTF-8&hl=vi-vn&client=safari

Nếu chịu khó cập nhật và tìm hiểu, có thể khẳng định như thế này: suốt từ năm 1945 đến vào những năm 80, giáo dục phổ thông của chúng ta ở cả hai miền không thua bất cứ nước nào ở châu Á.

Vì sao vậy?

Vì chương trình sách giáo khoa của chúng ta giai đoạn này đều do những nhà giáo tâm huyết và là những nhà khoa học chân chính biên soạn.

Việc biên soạn sách giáo khoa cho các bậc học phổ thông đâu có “hội đồng và dự án” kinh khủng như mấy chục năm qua(?!)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã rất đúng khi vào cùng thời gian này năm ngoái đã phải ca thán: “Thí điểm gì mà đến 40 năm chưa xong? Ký ức những bài học thời phổ thông tôi còn nhớ cho đến tận bây giờ...”

Lời kết:

Vì sao 40 năm qua ngành Giáo dục chúng ta lại để xảy ra những tình trạng “không giống ai”?

Đó là việc đưa những khái niệm “thị trường” đang còn “hoang dã” vào “ngôi đền thiêng” Giáo dục - đã làm vẩn đục môi trường này.

Đó là khái niệm “xã hội hóa” bị “lập lờ đánh lận con đen” trong môi trường Giáo dục (và cả Y tế). Dẫn đến việc “vận động” chi ngân sách nhà nước ngày càng tăng cao cả hai lĩnh vực này, nhưng việc thu tiền vô tội vạ - lại được coi là “xã hội hoá”(!)

Muốn Giáo dục (và Y tế) trở lại với mục đích Chân - Thiện - Mỹ như những nghị quyết và cương lĩnh của đảng đã đề ra và để cho người dân tin tưởng - Cách tốt nhất là phải loại bỏ triệt để khái niệm “cơ chế thị trường” và khái niệm “xã hội hóa” trong Giáo dục và Y tế./.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114515352

Hôm nay

230

Hôm qua

2367

Tuần này

2953

Tháng này

213291

Tháng qua

121009

Tất cả

114515352