Diễn đàn

Câu chuyện bảo hiểm... “bắt buộc”(?!)

Nói đến câu chuyện bảo hiểm bắt buộc phương tiện xe cơ giới mà dư luận xã hội đang bức xúc. Lại nhớ câu chuyện “giá và phí” hai năm về trước của Bộ Giao thông Vận tải mà báo chí tốn rất nhiều giấy mực. Tuy nhiên cái sự “đánh tráo khái niệm” và “lập lờ đánh lận con đen” đã bị lật tẩy. Cuối cùng lại về điểm xuất phát (chỉ là tốn kém và ồn ào không cần thiết, nhưng chẳng ai ... chịu trách nhiệm)!

1. Bảo hiểm: là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường. Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra.

Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, nhân mạng,... Bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm. Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro. Mua bảo hiểm thực chất là mua sự an tâm, là đổi lấy cái sự không chắc chắn có khả năng xảy ra thiệt hại bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp bằng tài chính.

Tóm lại: Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng góc độ nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật, nghiệp vụ...)

 • Định nghĩa 1: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít

 • Định nghĩa 2: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê

Bảo hiểm có thể định nghĩa “là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được”. Các định nghĩa trên thường thiên về một góc độ nghiên cứu nào đó (hoặc thiên về xã hội - định nghĩa 1, hoặc thiên về kinh tế, luật pháp - định nghĩa 2, hoặc thiên về kỹ thuật tính - định nghĩa 3).

Một định nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh xã hội (dùng cho bảo hiểm xã hội) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho bảo hiểm thương mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể phát biểu như sau: Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê

* Bảo hiểm là một loại dịch vụ đặc biệt.

* Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn, vừa mang tính không bồi hoàn.

Bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của người tham gia bảo hiểm.

 • Đề phòng và hạn chế tổn thất.

 • Bảo hiểm là một công cụ tín dụng.

 • Góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm.

  2. Bảo hiểm bắt buộc là sự “đánh tráo khái niệm”: Như trên đã trình bày, bảo hiểm là một loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm là quan hệ bình đẳng. Không thể có một loại bảo hiểm nào gọi là bảo hiểm bắt buộc! 

Cần phải sửa đổi ngay những quy định bất hợp lý này thì mới có thể an dân và hội nhập sâu rộng vào mọi quan hệ quốc tế!

Mong lắm thay./.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511828

Hôm nay

2154

Hôm qua

2337

Tuần này

22202

Tháng này

218701

Tháng qua

121356

Tất cả

114511828