Như chúng ta biết, liên hoan Hát từ Làng Sen được bắt nguồn từ ý tưởng của Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh Nghệ An và được Nhà Văn hóa Trung ương phối hợp tổ chức với quy mô toàn quốc lần đầu tiên vào năm 1982. Đây là hoạt động nghệ thuật quần chúng/không chuyên nghiệp, nhưng do cảm hứng chủđạo tập trung chủ yếu vào hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nên liên hoan đã có sức lan tỏa rất nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn đã thu hút sự quan tâm của cả nước. Nếu tôi không nhầm thì trong khoảng mấy chục năm trở lại đây, Hát từ Làng Sen là liên hoan nghệ thuật quần chúng thành công bậc nhất cả về bề rộng lẫn chiều sâu, cả về ý nghĩa tư tưởng lẫn giá trị nghệ thuật.
Chính từ sức sống kỳ diệu của liên hoan nên sau khoảng 7 - 8 lần tổ chức, lãnh đạo Nhà Văn hóa trung tâm Nghệ An lúc đóđã rất trăn trở và cảm nhận ra chiếc áo liên hoan nghệ thuật đang chật dần so với sự lớn dậy nhanh chóng của phong trào. Để tính cho bước đi xa hơn, năm 1988, Nhà Văn hóa Trung tâm đã tổ chức Trại viết kịch bản cho Lễ hội Làng Sen. Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh việc tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng, Bộ Văn hóa - Thông tin và ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đãđồng ý cho Nhà Văn hóa trung tâm đưa vào chương trình khá nhiều hoạt động có cùng chủđề tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh như Lễ dâng hương dâng hoa, triển lãm tranh cổđộng vềđề tài Bác Hồ, hội thi diều, hội thi chim bồ câu… Năm 1995 và đặc biệt là năm 2000 hình thức tổ chức cũng tương tự như vậy, nghĩa là đã manh nha được một phác thảo về hoạt động lễ hội.
Năm 2001, liên hoan Hát từ Làng Sen tròn 20 năm, sức vóc đã rất lớn. Trên cơ sở tham mưu của Sở Văn hóa Thông tin Nghệ An, Bộ Văn hóa Thông tin và ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã tổng kết 20 năm Hát từ Làng Sen và thống nhất chủ trương cho chuyển hóa Hát từLàng Sen thành Lễ hội Làng Sen với chủđề chủđạo là Lễ hội văn hóa Hồ Chí Minh.
Trước khi thống nhất chủ trương, rất nhiều vấn đề có tính học thuật của lễ hội liên quan đến Lễ hội Làng Sen đãđược nhiều nhà nghiên cứu có ý kiến, tựu trung vẫn là xây dựng Lễ hội Làng Sen theo trình thức nào? Có chọn lọc kế thừa các yếu tố lễ hội dân gian cổ truyền không và xử lý các hoạt động hội thế nào để phản ánh được các tích trò của lễ trong lễ hội. Vì là vấn đề quá mới nên nhiều nhà quản lý và khoa học nghiêng về xu hướng thể nghiệm để hoàn thiện dần, Bộ Văn hóa Thông tin và ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cũng chấp thuận theo hướng đó.Thế là chính thức từ năm 2002, Lễ hội Làng Sen bắt đầu được tổ chức thể nghiệm, cho tới nay đã qua 9 lần tổ chức trong đó các năm 2002, 2003, 2005, 2010 nhiều đơn vị trực thuộc Bộ và các tỉnh thành đã có mặt, riêng Lễ hội năm 2010 có tới 17 hoạt động của hàng ngàn diễn viên, vận động viên thuộc 21 tỉnh thành tham dự.
Như vậy xét trên góc độ học thuật và từ chủ trương của Bộ Văn hóa Thông tin thì cho tới nay Lễ hội Làng Sen vẫn đang trong quá trình thể nghiệm.
Tôi xin góp thêm mấy điều liên quan đến việc thể nghiệm Lễ hội Làng Sen.
1. Lễ hội Làng Sen nên theo trình thức nào?
Lễ hội Làng Sen thuộc loại lễ hội mới. Tuy nhiên điểm nổi bật nhất của Lễ hội Làng Sen là gắn liền với sự tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Đây là nhân vật thiêng của Lễ hội, nhân vật thiêng này có sức hút quá mãnh liệt với công chúng trên nhiều phương diện và đang trở thành tín ngưỡng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó Lễ hội cũng có một không gian thiêng là Làng Sen, Hoàng Trù. Không gian thiêng này đã làm xúc động triệu triệu con tim của nhiều thế hệ, nhiều quốc gia. Thông điệp của Lễ hội Làng Sen là bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của cộng đồng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, mãi mãi trân trọng giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa - tư tưởng tuyệt vời của Người. Đi Lễ hội Làng Sen để thấy lòng mình thánh thiện và trong sáng hơn, sống và làm việc tốt hơn. Thông điệp đó rất gần với thông điệp của nhiều lễ hội dân gian mà nhân vật thiêng của lễ hội là những người có công với nước như Hội Dóng (Hà Nội), Hội Đền Hùng (Phú Thọ). Do vậy có cơ sởđể thể nghiệm Lễ hội Làng Sen theo hướng chọn lọc các trình thức của lễ hội cổ truyền dân gian.
Đến đây lại đặt ra vấn đề:
Liên hoan Hát từ Làng Sen theo tôi cũng là một hình thức thể hiện của nghi lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và, hiện nay Lễ hội Làng Sen đang có lễ dâng hương dâng hoa, lễ diễu hành, lễ rước ảnh Bác Hồ. Nếu Lễ hội Làng Sen được tổ chức theo trình thức lễ hội cổ truyền dân gian thì có lễ mộc dục, lễ yết cáo, lễ rước, lễ tế, lễ tạ không? Việc thể nghiệm phải trả lời được câu hỏi này thì trình thức của Lễ hội Làng Sen mới thật sựđịnh hình, không thể có chuyện như trong lễ rước nhân 115 năm sinh của Bác Hồ thì rước 115 ảnh, 117 năm sinh thì rước 117 ảnh.
Mặt khác nếu tổ chức lễ tế thì tếởđâu, tế bao nhiêu tuần, phục trang đội tế thế nào, ai là chủ tế? Không gian Làng Sen và Làng Hoàng Trù không hề thuận lợi cho các hoạt động Lễ hội, lại thêm Lễ hội được tổ chức vào dịp nắng nóng, nhiều yêu cầu về an ninh và vệ sinh môi trường phải được thực hiện nghiêm ngặt. Những việc thế này không thể nói theo cảm tính mà phải nghiên cứu thể nghiệm thật chu đáo thì may ra khoảng chục năm sau mới có thể tạo được hình hài.
2. Hướng xây dựng các hoạt động hội và không gian hội:
Dù cho là lễ hội cổ truyền dân gian hay lễ hội mới thì các hoạt động hội luôn luôn được kết cấu chặt chẽ với các hoạt động lễđể tạo thành một chỉnh thể lễ hội thống nhất. Việc phân chia lễ hội thành phần hội và phần lễ chỉ là cách phân chia có tính tương đối để tổ chức còn bản chất thì lễ và hội chỉ là một. Lễ hội Làng Sen được phát triển từ Liên hoan Hát từ Làng Sen do vậy Liên hoan Hát từ Làng Sen sẽ là hoạt động chính của Lễ hội. Bên cạnh đó các hoạt động hội trong Lễ hội Làng Sen còn có nhiều hình thức thể loại khác nhau (triển lãm, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, hội thảo, giao lưu văn hóa) và đều xoay quanh trục chủđề tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, xét về bản chất thì đó là những hoạt động phản chiếu tín ngưỡng của nhân dân về Hồ Chí Minh, người dân tham gia nhằm để thỏa mãn các khát vọng tâm linh trước hình tượng Hồ Chí Minh. Đây là hướng đi phù hợp và hoàn toàn có lý. Tuy nhiên cần phải chọn lọc thật cẩn thận các hoạt động cùng chủđề và đặc biệt là phải kết nối được với các hoạt động khác để trở thành một chỉnh thể lễ hội, nói cách khác các hoạt động đó phải là một phần trong cấu trúc của Lễ hội Làng Sen. ởđây các nhà tổ chức phải hiểu kỹ và tôn trọng bản chất của lễ hội, không nên tùy tiện làm cái mình có mà phải làm cái mà cộng đồng cần, không thể dễ dãi cho các hoạt động không có chức năng cấu thành lễ hội cùng tham gia.
Các hoạt động hội trong Lễ hội Làng Sen hiện nay được trải trên một địa bàn quá rộng và do vậy làm hạn chế tính thiêng của không gian thiêng. Cần phải xác định rõ không gian hạt nhân linh thiêng của Lễ hội Làng Sen là Làng Sen, chính Làng Sen là ngọn nguồn của mọi nghi lễ và cảm hứng. Tôi không so sánh Chủ tịch Hồ Chí Minh với bất kỳ ai nhưng hãy xem cách Trung Quốc và Triều Tiên bảo tồn khu lưu niệm Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành tại quê nhà để thấy họ chuẩn bị không gian thiêng kỹ lưỡng đến thế nào. Đây là vấn đề lâu dài nhưng cần phải tính đến để có lộ trình, nếu càng để lâu thì Kim Liên càng bị “phố hóa” và không gian thiêng của Lễ hội Làng Sen sẽ ngày càng thiếu chiều sâu và rất dễ trở nên vô cảm.
3. Mô hình tổ chức:
Vì là lễ hội mới và đang trong quá trình thể nghiệm nên nhiều năm qua Lễ hội Làng Sen do Nhà nước tổ chức là điều cần thiết. Nhưng thực tế cho thấy đãđến lúc phải chuyển hóa mô hình tổ chức Lễ hội Làng Sen do nhà nước tổ chức sang cho cộng đồng và chỉ bằng con đường đó thì Lễ hội Làng Sen mới tránh được hành chính hóa và có cơ hội thật sự là sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là sự phản chiếu chân thực đời sống tâm linh, tình cảm và tấm lòng ngưỡng vọng của cộng động dân tộc Việt đối với Bác Hồ kính yêu. Lẽ dĩ nhiên phải tránh quan điểm xã hội hóa kiểu áp đặt mà thay vào là cần có lộ trình và lộ trình đó phải kết nối với kết quả thể nghiệm trên nguyên tắc mỗi hoạt động hoặc mỗi trình thức lễ hội khi đãổn định thì mới chuyển hóa sang cộng đồng. Cũng do thông điệp của Lễ hội Làng Sen gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - một biểu tượng đặc biệt của dân tộc nên dù chuyển hóa cho cộng đồng tổ chức thì vai trò chủđạo của Nhà nước vẫn phải hết sức được coi trọng.