Việc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo mới ‘năm bè bảy mối’ ở Libya có thể gia tăng sau cái chết của Đại tá Muammar Gaddafi. Đất nước Bắc Phi vốn khao khát sự bình ổn này đang ở thời điểm đầy phấn khởi nhưng cũng rất đáng lo ngại.
Việc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo mới ‘năm bè bảy mối’ ở Libya có thể gia tăng sau cái chết của Đại tá Muammar Gaddafi. Đất nước Bắc Phi vốn khao khát sự bình ổn này đang ở thời điểm đầy phấn khởi nhưng cũng rất đáng lo ngại.
Việc Đại tá Gaddafi bị hạ sát được nhiều người xem là chấm dứt một trong những chế độ độc tài kéo dài ở Bắc Phi. (ABC)
Cựu lãnh đạo Libya Moamar Gaddafi đã bị giết sau khi bị bắt tại thành phố quê hương Sirte.
Lãnh đạo Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) nói rằng ông Gaddafi được phát hiện ẩn núp trong một ống cống bê tông dưới lòng đường trong trận đánh nhằm vào thành phố.
“Chúng tôi chờ đợi thời khắc này từ lâu. Chúng tôi khẳng định rằng tất cả những kẻ xấu xa, cùng với Gaddafi, đều đã biến mất khỏi đất nước thân yêu này. Tôi nghĩ đã đến lúc bắt đầu một nước Libya mới, thống nhất, một dân tộc, một tương lai", Thủ tướng lâm thời Mahmoud Jibril nói.
Các chiến binh và dân thường đã bày tỏ sự vui mừng cuồng nhiệt trước sự kiện này bởi nó đánh dấu sự chấm hết của một chế độ độc tài cũng như cuộc chiến đã kéo dài 8 tháng tại đất nước Libya.
"Tôi không biết diễn đạt niềm vui của mình thế nào. Đây là phản ứng của gần như tất cả người dân Libya ", một phụ nữ ở Misrata cho biết.
Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã lên tiếng, xem cái chết của ông Gaddafi là phần kết của một chế độ độc tài, tàn bạo.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chúc mừng phe nổi dậy cũng như liên minh các lực lượng đằng sau chiến dịch không kích do NATO chỉ huy vốn mới được tuyên bố chính thức chấm dứt vào sáng nay, 21/10.
Ông Obama nói: "Một trong những nhà độc tài cầm quyền lâu nhất thế giới không còn tồn tại nữa. Sự kiện này đánh dấu đoạn kết của một chương đau thương kéo dài với nhân dân Libya. Giờ đây, họ có cơ hội tự quyết định số phận của mình tại một đất nước Libya dân chủ mới”.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh đây là thời điểm “tất cả người dân Libya đoàn kết lại” thay vì trả thù.
“Hãy cùng nhìn nhận rằng đây mới chỉ là kết thúc của chặng đầu. Với nhân dân và đất nước Libya, con đường phía trước còn rất khó khăn và đầy rẫy thách thức”, ông nói.
Còn theo Thủ tướng Anh David Cameron, ngày ông Gaddafi chết là "đáng nhớ với tất cả các nạn nhân" của ông ta và giờ đây “nhân dân Libya có cơ hội lớn hơn bao giờ hết để xây dựng cho mình một tương lai dân chủ và hùng mạnh”.
Thủ tướng Australia Julia Gillard cũng đã lên tiếng công nhân “ngày chiến thắng ở Libya khi cuộc chiến tranh giải phóng kết thúc". Bà nhấn mạnh rằng Australia luôn đi đầu trong những nỗ lực nhân đạo và ngoại giao để giúp Libya trong giai đoạn khủng hoảng này và cam kết sẽ tiếp tục trợ giúp NTC nhanh chóng phát triển một xã hội công bằng, đưa Libya gia nhập vào cộng đồng các quốc gia dân chủ.
Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd kêu gọi tất cả các bên buông vũ khí để bắt tay hòa giải, tái thiết, đoàn kết và dân chủ.
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe, Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Jerzy Buzek cũng đều đánh giá việc quân nổi dậy chiếm được Sirte và cái chết của ông Gaddafi đã chấm dứt giai đoạn khó khăn cho nhân dân Libya để bước vào một thời kỳ mới, dân chủ, tự do hơn.
Việc chiếm được Sirte và cái chết của ông Gaddafi đồng nghĩa với việc NTC lúc này cần bắt đầu nhiệm vụ xây dựng một hệ thống dân chủ mới.
Nhiều người kỳ vọng rằng sau đây, Libya có thể bán dầu mỏ trở lại vì một môi trường an ninh ổn định hơn sẽ cho phép ngành công nghiệp dầu mỏ tái hoạt động.
Chính quyền lâm thời sẽ có trách nhiệm bảo đảm ngăn chặn các lực lượng ủng hộ ông Gaddafi tiến hành những hoạt động du kích từ vùng nông thôn, gây bất ổn cho quốc gia thành viên của Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC cũng như ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này.
Tuy nhiên, có lẽ ‘bài kiểm tra’ quan trọng nhất đối với NTC sẽ là giải quyết những kỳ vọng lớn lao của 6 triệu người dân vốn hoàn toàn không còn nơm nớp lo sợ việc bị tái áp một đặt chế độ cai trị hà khắc kéo dài.
Một nhiệm vụ cấp thiết với NTC là kiểm soát các nhóm vũ trang chống Gaddafi đang tranh giành các quyền lợi tài chính và chính trị thời kỳ hậu Gaddafi. Nhiều người lo sợ rằng bất ổn có thể cản trở và gây phương hại đến việc quá trình kiểm soát này.
"Gaddafi giờ đã chết và điều đó có thể châm ngòi cho tình trạng bạo lực chính trị hoặc bộ tộc, có lẽ không chỉ đối với tương lai trước mắt mà cả trong trung và dài hạn", chuyên gia Bắc Phi George Joffe, Đại học Cambridge, nói.
Theo ông Joffe, NATO có thể bị quy trách nhiệm về cái chết của Gaddafi và điều này rất đáng quan ngại, nhất là về mặt tôn giáo và nó có thể làm tổn hại đến tính hợp pháp của NTC.
Chuyên gia Libya Alex Warren thuộc công ty tư vấn và nghiên cứu về Trung Đông và Bắc Phi Frontier MEA, nói rằng những nhóm vũ trang của NTC cần được giải tán hoặc sáp nhập thành lực lượng vũ trang chính quy.
Theo quy định do các lực lượng cách mạng lật đổ ông Gaddafi đặt ra vào tháng 9 vừa qua, việc Sirte thất thủ sẽ dẫn tới một tuyên bố chính thức rằng Libya được giải phóng, khởi đầu cho giai đoạn chuyển tiếp sang các cuộc bầu cử dân chủ. Có thể tuyên bố này sẽ được đưa ra vào thứ 7, ngày 22/10,
Và ngay khi tuyên bố giải phóng, NTC sẽ chuyển từ Benghazi về Tripoli và thành lập chính phủ lâm thời trong vòng 30 ngày. Một hội nghị toàn quốc gồm 200 đại biểu sẽ được bầu ra trong vòng 240 ngày và hội nghị này sẽ chỉ định thủ tướng sau một tháng để đứng ra thành lập nội các.
Hội nghị toàn quốc cũng phải xem xét việc soạn thảo một hiến pháp mới và tổ chức bầu cử quốc hội.
Một số người lo ngại rằng việc thành lập một chính phủ mới trong thời gian tới có thể chỉ giới hạn trong phạm vi liên minh các lực lượng địa phương đã hình thành lên phe đối lập vũ trang chống lại ông Gaddafi.
Tuy nhiên, giờ đây, nhà cựu lãnh đạo đã chết và chất keo gắn kết liên minh này cũng hết tác dụng.
"Trước tình trạng thiếu vắng các thiết chế chính trị có tổ chức hiện nay, điều quan trọng là cần có sự lãnh đạo để giám sát các yếu tố then chốt của quá trình chuyển tiếp, kể cả cấp phép cho các chính đảng, tổ chức bầu cử, và giải tán hoặc sáp nhập các nhóm vũ trang", ông Warren nói.
Mấy tuần gần đây, tại Tripoli đã diễn ra sự cạnh tranh rất rõ rệt giữa rất nhiều nhóm vũ trang đang thực thi quyền lực và tự nhận mình là lực lượng an ninh hợp pháp duy nhất nhằm giành lấy vị thế lực lượng quân sự đứng đầu tại thủ đô.
Trong chuyến đến thăm Libya vào tháng 9/2011, Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain kêu gọi NTC cần nhanh chóng kiểm soát các nhóm vũ trang.
Nhà khoa học chính trị người Libya Ali Abdullatif Ahmida, Đại học New England, cũng nhận định cuộc chiến thành lập chính phủ mới đã bắt đầu ở Libya và điều đó phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của NTC trong việc hàn gắn đất nước và hòa giải người dân cũng như giải quyết các mục tiêu khác.
Nguồn: bayvutcao blog
2279
2367
22626
228767
129483
114570243