Nhìn ra thế giới

Hoa Kỳ và 'chiến sự kiểu Libya'

Chiến dịch Libya thành công của Nato đang thu hút phản ứng từ các nước Nga và Trung Quốc đồng thời nêu lại câu hỏi về cách thức Hoa Kỳ cùng các nước châu Âu can dự vào khu vực Bắc Phi.

Các nước thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc như Nga và Trung Quốc đều có phản ứng khác nhau về kết cục của nhà lãnh đạo Libya, Đại tá Muammar Gaddafi, nhưng điều không ai chối cãi là hỏa lực của Nato đã vô hiệu hóa chế độ của ông, tạo đà cho phe nổi dậy hoàn tất 'cuộc chiến trên bộ'.

Đánh giá chiến sự vừa chấm dứt, Nga và Trung Quốc tuy không hài lòng với cách làm của Hoa Kỳ, Anh và Pháp tại Libya nhưng cũng muốn có quyền lợi về sau.HaÌ€ng không mẫu haÌ£m USS Enterprise bắn hỏa tiễn - hiÌ€nh tư liệu

Quan điểm và quyền lợi

Tại Trung Quốc, các nhà bình luận nói chung nghi ngờ viễn cảnh một Libya ổn định thời hậu chiến.

Thiếu tướng Tần Thiên từ Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho báo Hoàn Cầu biết ý kiến của ông là "Libya còn lâu mới đạt ổn định và thịnh vượng".

Theo ông, vấn đề là ở chỗ các phái tại Libya chia sẻ "chiếc bánh quyền lực", và các nước Nato và Hoa Kỳ chia sẻ "chiếc bánh quyền lợi" ra sao.

Nhưng Trung Quốc cũng muốn nhấn mạnh quyền lợi của mình tại Libya trong tương lai.

Giáo sư Mai Tân Dục từ một viện nghiên cứu thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc được truyền thông nhà nước trích lời nói:

"Xuất khẩu của Trung Quốc sang Libya nằm trong khu vực dân sự, không có đầu tư nào vào các cơ s̉ơ quân sự cả, vì thế, từ quan điểm của Trung Quốc, chúng tôi muốn có hòa bình ở Libya. Vì nếu họ chi tiêu vào quân sự nhiều thì không còn lại bao nhiêu để mua hàng tiêu dùng từ Trung Quốc..."

Từ Nga, quan điểm của dân biểu Viện Duma, ông Vladimir Medinskiy, lại nhắc lại lịch sử Nga để ngầm phê phán chiến dịch của Phương Tây.

Ông nói vụ giết nhà lãnh đạo Gaddafi giống như vụ 'giết vua' xảy ra thời những người Bolshevik chiếm quyền ở Nga, khi phe cộng sản đã giết chết cả nhà Sa Hoàng Nikolai II năm 1918.

Ông Medinskiy phê phán thái độ của "một số chính trị gia Phương Tây":

"Những gì xảy ra ở Libya ngày nay, và đúng ra là ở xung quanh Libya nữa, có thể coi như mặt tối của nền văn minh: thế giới được chứng kiến thảm kịch và sự vô lý, còn phản ứng của các lãnh đạo Phương Tây trước vụ giết ông Al-Qadahafi là đểu cáng và thiển cận".

Súng laser - hình do quân đội Mỹ cung cấp

Hỏa lực từ trên không như súng laser đóng vai trò quan trọng cho hỏa lực của Mỹ

Hãng Interfax trích lời ông Medinskiy hỏi:

"Điều gì đang xảy ra với các giá trị của văn minh Phương Tây?"

Vị dân biểu Nga còn cho rằng "sự man rợ đang thắng thế tại Libya" và nói:

"Thế giới đang lộn đầu xuống đất, Nếu không thì Obama, Sarkozy, Cameron và những người đã hoan hô cái chết của Al-Qadhafi, đã phải yêu cầu điều tra bối cảnh quanh cái chết đó."

Cùng thời gian, giới chức Nga quan tâm kỹ hơn thái độ của Phương Tây với Syria, nước đồng minh của Moscow trong khu vực mà hiện đang có biến động.

Nhưng bên cạnh các ý kiến đó cũng có những bình luận nhìn lại việc Hoa Kỳ triển khai hỏa lực tại Trung Đông, so sánh với các cuộc chiến trước như Iraq và Afghanistan và đặt ra vấn đề tương lai ở vùng Thái Bình Dương.

Theo bình luận gia Jonathan Marcus của BBC World Service tại London trong bài viết hôm 21/10 vừa qua, giới quan sát đang đánh giá xem chiến dịch Libya có phải là "mô thức chiến tranh mới của Hoa Kỳ" hay là không.

Bắn từ trên không

Vào màn dạo đầu của chiến sự Afghanistan, khi phe Liên quân phía Bắc lật đổ phe Taleban, tiến vào chiếm Kabul trên bộ, Mỹ chỉ trợ giúp về không quân.

Nhưng tại cuộc chiến Iraq và phần 'bình định' ở Afghanistan, Hoa Kỳ và liên quân đã đem vào hàng trăm nghìn lượt quân trên bộ và thiết giáp.

Số thương vong lên hết sức cao và từ đây, chính sách can dự của Hoa Kỳ có thay đổi khi xảy ra chuyển biến Bắc Phi.

Theo ông Jonathan Marcus, Hoa Kỳ cùng đồng minh Nato can dự vào Libya chủ yếu bằng không tập.

Thậm chí, Mỹ còn để Anh và Pháp lãnh phần trách nhiệm chính trong các đợt oanh kích.

Nhưng hỏa lực từ trên không và tin tình báo, trinh sát của Mỹ là "không thể thiếu".

Trên thực tế, toàn bộ hệ thống phòng không của chế độ Gaddafi bị Hoa Kỳ tiêu diệt.

Các phi cơ không người lái của Hoa Kỳ, vốn được sử dụng nhiều tại Afghanistan, đã đóng vai trò quan trọng tại Libya.

Theo các hãng thông tấn, chính một chiếc phi cơ không người lái của Mỹ đã bắn phát đầu tiên vào đoàn xe của Đại tá Gaddafi bỏ chạy khỏi Sirte hôm 20/10, trước khi chúng bị phi cơ Pháp tấn công tiếp.

Cũng có tin các phi cơ drone này đang được Mỹ cho bay vào cả vùng trời Somalia để trợ giúp cho quân đội Kenya vốn vừa điều quân sang vùng biên giới.

Nay, theo phân tích của Jonathan Marcus, Tổng thống Obama đang bận bịu rút quân ra khỏi Iraq và Hoa Kỳ, trong thời kỳ hậu Iraq sẽ không tính đến việc gửi bộ binh số lượng lớn vào bất cứ đâu.

Vì thế, một khi có khủng hoảng mới tại vùng Vịnh hoặc vùng biển Thái Bình Dương, theo Jonathan Marcus, Hoa Kỳ sẽ áp dụng lại mô hình Libya tức là chỉ triển khai hải quân và không quân mà thôi.

Mặt khác, thời gian qua, giới quan sát cũng chú ý đến chuyển biến xung quanh Iraq và Afghanistan.

Với chuyến thăm vừa qua của Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Kabul, Hoa Kỳ vẫn muốn đảm bảo sự hiện diện "canh chừng" tại vùng này sau khi rút khỏi Iraq.

Washington cũng muốn các tuyến đường tiếp liệu phía Bắc từ Trung Á vào Afghanistan được an toàn, và vai trò của các căn cứ trong vào ngoài vùng vẫn còn rất lớn nhằm đảo bảo cho các đợt xâm nhập từ xa hoặc oach kích bằng không quân.

Còn tại Đông Á, thời gian qua, ngoài việc đưa hàng không mẫu hạm tuần tiễu, Hoa Kỳ đã cho đưa vào sử dụng tàu đổ bộ gần bờ như một thử nghiệm mà họ nói là để đảm bảo an ninh hàng hải.

Nhưng một khi có xung đột, Hoa Kỳ có thể dùng tàu nhẹ tiếp cận mục tiêu và sử dụng căn cứ của các đồng minh để lập những trạm tiền phương rồi đón h̉oa lực từ trên không hỗ trợ cho chiến sự thay vì đổ quân ồ ạt trực tiếp.

Hoa Kỳ đã dùng nhiều phi cơ không người lái tại Afghanistan

Hoa Kỳ đã dùng nhiều phi cơ không người lái tại Afghanistan và ở cả Libya

Nguồn: bbc

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114570269

Hôm nay

218

Hôm qua

2287

Tuần này

218

Tháng này

228793

Tháng qua

129483

Tất cả

114570269